4.2 Các hình thức liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.2.5 Đánh giá với một số loại kinh doanh chủ yếu
UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn TP. Hà Nội giai đoạn 2009- 2016 tháng 5/2009 và Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 28/01/2010 về việc
“Phê duyệt định hướng Quy hoạch mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP.HN đến năm 2020 . Định hướng đến năm 2020, diện tích sản xuất rau toàn Thành phố là 16.276,7 ha, trong đó các vùng sản xuất rau tập trung là 151 vùng với tổng diện tích là 6.644,7 ha (trung bình 44,0 ha/vùng). Tổng diện tích sản xuất rau trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 12 nghìn ha; Sản lượng rau đạt gần 600.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.
Trong đó diện t ch được cấp giấy chứng nhận an toàn đạt 5.500 ha; Sản lượng rau an toàn đạt gần 400 nghìn tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng. Liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là nhiệm vụ lớn của Hà Nội. Đến nay trong liên kết đã đạt một số kết quảnhư:
- Tạo được các chuỗi liên kết với sự tham gia của nông dân – HTX - Doanh nghiệp;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo kết nối cung cầu rau an toàn;
- Liên kết giải cứu củ cải cho nông dân, liên kết kiểm soát trà trộn rau không rõ nguồn gốc vào siêu thị.
92
Hình 4.1. Liên kết tiêu thụ rau ĐVT: %
Nguồn: Điều tra hộ (2018) Tuy vậy cho đến nay trong liên kết kinh doanh rau vẫn còn nhiều hạn chế nên mặc dù Rau an toàn là một chương trình gần như lớn nhất, lâu nhất và được đầu tư lớn nhất trong các chương trình nông nghiệp của Hà Nội nhưng đến nay liên kết tiêu thụ rau an toàn giữa nông dân - HTX - các siêu thị rau của Hà Nội cũng chỉ mới chiếm 4,04%. Nếu tính chung rau an toàn tiêu thụ trong siêu thị, các c a hàng, nhà hàng là nơi có yếu tố DN thì cũng chỉ khoảng 8% (Nguyễn Thị Tân Lộc, 2016). Đây là cả liên kết chính thức qua hợp đồng và không chính thức.
Từ những thực trạng liên kết, tác giả đưa ra được sơ đồ tóm tắt liên kết tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội cụ thể hình 4.1.
Nguyên nhân về thiếu liên kết hoặc liên kết lỏng l o với rau an toàn là:
- Nông dân sản xuất qui mô nhỏ, phân tán, số hộ sản xuất rau rất lớn với trên 200 nghìn hộ. Diện t ch 5.044 ha đã chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phầm (ATTP) có 80 nghìn hộ sản xuất rau với 30% số hộđược huấn luyện IPM, còn 7.000 ha chưa chứng nhận đủđiều kiện ATTP, có khoảng 120 nghìn hộ sản xuất rau, chưa được huấn luyện IPM.
- Người sản xuất chưa bán được rau an toàn theo đúng giá trị vì có rất ít DN tiêu thụ rau cho HND còn HTX nông nghiệp hầu như không có vai trò tiêu thụ rau an toàn cho nông dân.
- Người tiêu dùng thiếu lòng tin với rau an toàn khi không thể phân biệt rau an toàn với rau không an toàn bằng cảm quan, chỉ phân biệt được khi có tem
93
nhãn nhận diện của các DN, nhưng có rất ít DN tham gia do lợi nhuận thấp, rủi ro cao.
- DN gặp nhiều khó khăn như giá thuê c a hàng, nhân công bán hàng, quảng bá rất cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
- Rau dễ thối hỏng, hư hao gắn liền với hệ lụy số c a hàng ít, sản phẩm kém đa dạng, giá bán cao, số lượng tiêu thụ ít, không tiện lợi (xa nơi ở, phải g i xe, bán vào thời điểm đi làm) dẫn tới phá sản.
- Cơ chếch nh sách chưa phù hợp và ổn định...
Hộp 4.3. Hạn chế trong liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp với kinh doanh rau an toàn của Hà Nội
Việc liên kết giữa DN, HTX, nông dân không chặt chẽ, không hài hòa lợi ích giữa các bên, hợp đồng thường bị phá vỡ. Vai trò của HTXNN rất hạn chế: mới chỉđáp ứng một số dịch vụđầu vào, không có vốn hoặc vốn rất thấp, không tài sản thế chấp nên khó tiếp cận vốn tín dụng, không có kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh cho nên hầu hết không có dịch vụđầu ra cho nông dân.
Cơ chế, chính sách sản xuất và tiêu thụ nông sản của Trung ương và Thành phố mới tập trung cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật với chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ lãi vay vốn; chính sách cho kinh doanh mới tập trung cho hội chợ; chưa có ch nh sách xây dựng hạ tầng xã hội cho kinh doanh rau an toàn như: chợ đầu mối, chợ dân sinh, bố trí điểm bán hàng hoặc hỗ trợ thuê c a hàng.
Nguồn: Trao đổi với bà Nguyễn Thị Thoa ngày 18/8/2018 (tại hội nghị xúc tiến cung cầu do Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hà Nội tổ chức) 4.2.5.2. Với kinh doanh cây ăn quả giá trị kinh tế cao
T nh đến hết năm 2017 diện t ch cây ăn quả của Hà Nội đạt 16.952ha bằng 101,2% so với năm 2016; sản lượng 228.411 tấn, bằng 97,73% so năm 2016 (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2017). Cây ăn quả được phân bố trên hầu hết các địa phương nhưng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được tập trung đầu tư quyết định phê duyệt trong “Đề án phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012 - 2016 (UBND thành phố Hà Nội, 2012b).
Các nhóm cây ăn quả có giá trị kinh tế cao gồm bưởi, cam, chuối, nhãn. Ngân sách thành phốđầu tư phát triển các cây này thông qua xây dựng các mô hình tại các hộ và trang trại với yêu cầu liên kết sản xuất, tiêu thụ. Một số nhận xét về liên kết:
94
-Trong cung ứng đầu vào và sản xuất đã có sự liên kết 4 nhà là nhà nước (qua trung tâm PTCT), nhà khoa học (các viện, trường), hộ nông dân, HTX và doanh nghiệp. Liên kết rõ nhất trong cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng, túi bao quả, hỗ trợ kỹ thuật, cho mua chịu vật tư… Vì vậy với các hộ mô hình thì kỹ thuật, giống, vật tư đảm bảo chất lượng. Tuy vậy liên kết cung ứng và sản xuất 4 nhà chỉ với các hộ làm mô hình còn đa số hộ thì tự tìm kiếm liên kết theo kênh riêng của từng hộ, đó cũng là lý do mà chất lượng cây ăn quảchưa cao.
-Trong tiêu thụ quả giá trị cao liên kết giữa nông dân, HTX, DN cũng đã có một số tín hiệu nhưng chưa thật r , chưa đồng bộ. Mặc dù chính quyền đã có nhiều hoạt động thúc đẩy liên kết. Ngày 7/6/2016 hội thảo tại Phúc Thọ, ngày 1/7/2016 hội thảo tại Hà Đông… Các hội thảo đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp, c a hàng phân phối sản phẩm an toàn. Các bên đã ký 30 biên bản ghi nhớ liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm an toàn/VietGAP. Các DN hiểu r hơn về các loại quả đặc sản, an toàn, VietGAP của Hà Nội. Tuy vậy các ký kết cũng mới dừng lại ở biên bản ghi nhớ chứ chưa phải là hành động mua bán thực sự. Chủ yếu vẫn là liên kết giữa hộ và tư thương, thu gom nên 60 - 70% sản phẩm quả chất lượng, giá trị cao được tiêu thụ qua kênh này (Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, 2016b).
Đa số liên kết tiêu thụ quả giá trị cao với DN cũng chỉ qua hợp đồng miệng hoặc hợp đồng giấy không chính thức.
Bảng 4.16. Một sốđặc điểm của thỏa thuận trong liên kết tiêu thụ quả giá trị cao của thành phốHà Nội
Hợp đồnggiấy viết tay Thoả thuận miệng, gọi điện, nhắn tin Thực hiện khi mua bán trước vụ thu hoạch
hoặc các dịp thị trường có nhu cầu cao
Thực hiện khi bán xô, bán thu tiền ngay, bán theo lứa khi vườn quả đã ch n
Chiếm khoảng 20% Chiếm khoảng 80%
Dựa trên hợp đồng đơn giản: Người mua tự soạn bằng viết tay, không theo mẫu ch nh thức, gồm cam kết về số lượng, giá cả, số tiền ứng trước và thời hạn thanh toán.
Dựa trên uy t n, quan hệ thân thiết và hiểu biết của người mua về thời gian thu hoạch
Nguồn: Thảo luận PRA (2018) - Khảo sát tại các điểm lựa chọn cho thấy một sốnét đáng chú ý như sau:
+ Một điểm rất đáng chú ý là Hà Nội có 425 chợ, 24 trung tâm thương mại, 134 siêu thị và hàng ngàn c a hàng kinh doanh nông sản thực phẩm (Hà Nội phát triển chuỗi thực phẩm sạch, 2016) nhưng tiêu thụ quả của nông dân Hà Nội chủ
95
yếu vẫn ở chợ dân sinh với 3 kênh chủ yếu là Hộ sản xuất - Thu gom - Bán buôn - Bán l ; Hộ sản xuất – Tự bán; Hộ sản xuất - Bán buôn - Bán l - Tiêu dùng. Chỉ một số nhỏ quảđược tiêu thụ qua kênh Hộ sản xuất - Doanh nghiệp.
Hình 4.2. Liên kết tiêu thụ quả ĐVT: %
Nguồn: Điều tra hộ (2018) + Trong các DN thì chủ yếu là DN nhỏ, c a hàng, siêu thị hạng phổ thông tham gia tiêu thụ còn ác siêu thị, khách sạn, nhà hàng cao cấp không mua quả của Hà Nội. Họ cũng biết một số lợi quả của Hà Nội có chất lượng đảm bảo, ngon, đặc sản nhưng họ không được phép nhập vì chưa đủ chứng nhận theo yêu cầu của bên mua, còn chứng nhận VietGAP thì họ không tin. Đó cũng là lý do các siêu thị như Mertro, Winmart, AEON... rất ít mua quả của nông dân Hà Nội mà mua chổ khác và chủ yếu là nhập khẩu.
- Một số doanh nghiệp, c a hàng, siêu thị bình dân có quan hệ mua bán quả với Hà Nội khá ổn định và bền vững như Fivimart, Bigreen, Bactom... Theo ý kiến của họ thì trong số các loại nông sản của Hà Nội quả có khả năng liên kết nhất. Họ đang nhập và sẽ nhập rất nhiều loại quả của Hà Nội miễn sao biết xuất xứ còn giấy chúng nhận theo kiểu "Truy xuất nguồn gốc", VietGAP... thì họcũng chưa yêu cầu. Mỗi cơ sở nhập một cách riêng theo thỏa thuận với dân chứ không cần ký hợp đồng. Một số siêu thị còn cho biết tới 80% số quả họ bán ra là của Hà Nộinhưng chỉ ồạt trong một sốtháng. Hơn nữa họđến tận nơi mua hoặc qua thu gom, một số loại không cần chứng nhận an toàn.
-QuảHà Nội đa dạng và thực tếđã có mặt trong các c a hàng, siêu thị theo cách thức thu mua riêng của từng c a hàng, siêu thị nhưng chưa tạo được mối
96
liên kết hệ thống theo chuỗi chặt chẽtheo đúng nghĩa liên kết tiêu thụ. Tuy vậy thực tếcũng đã xuất hiện một sốđiểm sáng có thể nhân rộng như:
Liên kết giữa HTX Kim An và siêu thị Fivimart, liên kết giữa nông dân trồng ổi Đông Dư với công ty TNHH thực phẩm sạch Bác Tôm, liên kết giữa nông dân trồng Bưỡi diễn tại nam Phương Tiến với một số DN nhỏ.
Liên kết qua hợp đồng ký giữa một số hộ trồng bưởi Diễn cho các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội như Intimex, chuỗi siêu thị Hapromart, Tràng Tiền Plaza… Tuy số lượng các siêu thị mua rất ít, do bí mật kinh doanh họ không cho biết con sốnhưng trong đó có đến 95% là siêu thị ký hợp đồng trực tiếp với các hộ sản xuất còn 5% các siêu thị ký hợp đồng từ người thu gom Bưỡi Diễn. Có được những điểm sáng này là do một số lý do như: nhu cầu ngày càng cao của người có thu nhập khá trở lên; thói quen tiêu dùng, mua sắm tại các siêu thị tăng lên; Tâm lý người tiêu dùng tin tưởng rằng hàng hóa trong siêu thị có nguồn gốc xuất xứr ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các siêu thị có hệ thống điều hòa tốt nên các loại quả sua bảo quản ở siêu thị có mẫu mã đẹp hơn là bảo quản theo truyền thống của dân.
- Thương lái, thu gom đóng vai trò quan trọng nhất trong tiêu thụ quả giá trị cao cho nông dân Hà Nội nên nếu phá hợp đồng thì cũng do thành phần này nhưng nhìn chung, quan hệ buôn bán giữa nông dân trồng quả và thương lái, thu gom là tương đối tốt vì bưởi Diễn, cam Canh, nhãn chín muộn rất được ưa chuộng mà diện t ch còn t nên thương lái, thu gom cạnh tranh tạo lợi thế cho nông dân. Riêng chuối thì phụ thuộc vào thịtrường Trung Quốc nên hiện nay gặp khó khăn. Thương lái thu mua quả giá trị cao thường giữ uy tín với người sản xuất, rất ít khi bỏ hợp đồng, giao dịch nhanh, trả tiền ngay hoặc đặt trước, tự thu hoạch và tự vận chuyển nên nông dân khá hài lòng. Cũng có những trường hợp thương lái phá hợp đồng hoặc ép thu hoạch sớm hoặc "Neo quả dài ngày" khiến chất lượng quả không đáp ứng yêu cầu và trả giá r đi. Khi giá hạ nông dân phải
"Neo quả" để chờ giá lên mới bán nên tốn thêm công và chi ph chăm sóc. Ngược lại cũng có lúc nông dân phá thỏa thuận vì có người trảgiá cao hơn. Các thương lái, thu gom thường mua khi thu hoạch hoặc đặt mua khi quả còn xanh, chuối thì đặt mua khi đã cắt. Họ có thể mua theo trọng lượng hoặc mua xô cả vườn. Lực lượng thu gom thương lái đã giúp tiêu thụ cho nông dân, nếu biết khai thác, tổ chức lực lượng này sẽ có tác dụng tốt.
97 4.2.5.3. Với kinh doanh chăn nuôi tập trung
Ngành chăn nuôi của Hà Nội đang có bước phát triển nhanh vì UBND thành phố đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi quy mô lớn tập trung xa khu dân cư, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố, như: Quyết định số93/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009 của UBND Thành phố ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 về việc th điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016; Quyết định số 1835/QĐ- UBND ngày 25/02/2013 của UBND Thành phố về việc Quy hoạch phát triển chăn nuôi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020 (UBND thành phố Hà Nội, 2014). Đến cuối năm 2017 tổng số đầu con tăng 4,06% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể:
Đàn trâu 25,35 ngàn con, tăng 5,6%; Đàn bò 130 ngàn con giảm 4,20% nhưng riêng bò sữa đạt 15,675 ngàn con, tăng 1,78%; Đàn lợn 1.869 ngàn con, tăng 3,26%; Đàn gia cầm 30,01 triệu con, tăng 0,35%, trong đó đàn gà 20,465 triệu con (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2017).
Đẩy mạnh liên kết 4 nhà trong chăn nuôi là một trong các nhiệm vụ lớn của ngành chăn nuôi Hà Nội. Liên kết giữa hộ nông dân và DN trong chăn nuôi và các vùng chăn nuôi tập trung, trọng điểm của Hà Nội được thể hiện qua một số nét như sau:
- Liên kết theo chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm:
Trong các tài liệu, báo cáo và hội nghị hội thảo của cơ quan quản lý quan tâm nhất là dạng liên kết này. Hà Nội đã tập trung xây dựng các chuỗi liên kết từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện đã xây dựng 18 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm (gồm 05 chuỗi liên kết về lợn thịt; 08 chuỗi liên kết về gia cầm 04 chuỗi liên kết bao gồm cả lợn và gia cầm; 01 chuỗi liên kết về bò sữa) phát
98
triển ổn định và hiệu quả. Trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tham gia tiêu thụ 392 ngàn quả trứng; 22 tấn thịt lợn; 11 tấn gia cầm, 150kg thịt bò, 100 tấn sữa. Bên cạnh đó làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về việc xây dựng chuỗi liên kết tiệu thụ sản phẩm góp phần phát triển chăn nuôi hiêu quả, bền vững (Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, 2018). Các tác nhân chủ yếu trong các chuỗi thường là doanh nghiệp, HTX, nông dân, trung tâm phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang còn nhiều hạn chế, bất cập, hình thức và chỉ nơi có dự án, có hỗ trợ của ngân sách cho một số hộ và trang trại làm mô hình.