Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (1) (Trang 122 - 125)

4.3.2.1. Ảnh hưởng của quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Các DN trên địa bàn thành phố Hà Nội có quy mô nhỏ về cả lao động và vốn. Đây cũng là tình trạng chung của cả nước. Riêng các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm thì quy mô lại càng nhỏ. Các DN thường là nhỏ và siêu nhỏ. Các DN chủ yếu tập trung ở các quận nội thành.

Theo nguyên tắc có thể phân chia DN theo hình thức kinh doanh bao gồm 3 loại là DN sản xuất, DN thương mại và DN tổng hợp. Với các DN trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp thì hầu như không có loại chuyên sản xuất mà chỉ có hai loại là DN thương mại và DN tổng hợp. Số DN tổng hợp chiếm đa số. Số này chủ yếu là mua bán nhiều loại cảđầu vào, sản phẩm và tổ chức sản xuất đầu vào, sản phẩm.

Đặc điểm, quy mô và cách thức thỏa thuận của các DN có ảnh hưởng tới liên kết. DN thương mại và tổng hợp liên kết trong cả 3 giai đoạn nhưng chỉ có 20-25% tham gia. DN sản xuất chỉ liên kết trong mua sản phẩm của hộđể tăng số bán ra. DN siêu nhỏ và nhỏ chủ yếu liên kết trong bán vật tư và mua sản phẩm của hộ vì loại này thường mua số lượng sản phẩm ít và không cần chất lượng cao. DN vừa chủ yếu liên kết trong bán đầu vào và sản xuất ít liên kết trong tiêu thụ vì số lượng sản phẩm của hộ ít, chất lượng không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy có ảnh hưởng thúc đẩy liên kết nhưng cũng tỷ lệ tham gia của DN còn thấp với 20% trong cung ứng, 26% trong sản xuất và tiêu thụ(Điều tra doanh nghiệp, 2018). Một số trường hợp do cách thức thỏa thuận của DN nên đã ảnh hưởng tiêu cực tới tham gia của nông dân. Hộ nông dân là chủ thể trong tham gia liên kết với DN nên bản thân hộảnh hưởng rất lớn tới liên kết. Nhận thức, ý thức, sở th ch, điều kiện kinh tế, đặc điểm kinh doanh, quan hệ xã hội… của các hộ là khác nhau và đưa dến quyết định liên kết cũng khác nhau. Để có thể định lượng ảnh hưởng của các khía cạnh trên tác giả đã chọn một số yếu tố ch nh để phân tích bằng hàm Logit.

4.3.2.2. Ảnh hưởng từ vai trò ầu tàu của doanh nghiệp

Việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi có vai trò rất quan trọng quyết định tính bền vững trong sản xuất nông nghiêp. Qua thực trạng liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội hiện nay đã

108

khẳng định DN có vai trò chủ đạo trong việc định hướng thị trường, quyết định đến tính bền vững của chuỗi liên kết. DN có ảnh hưởng tích cực tới thúc đẩy liên kết trong nhiều khía cạnh như cung ứng, sản xuất, tiêu thụ, cho mua chịu, cho thanh toán chậm, có trường hợp còn tập huấn, cho vay tín dụng... Tuy vậy cũng có những trường hợp DN gây ảnh hưởng tiêu cực kìm hãm liên kết. Ví dụ:

Trường hợp liên kết giữa hộ nuôi bò sữa ở Gia Lâm, Ba Vì với công ty sữa quốc tế IDP thì nông dân bị ép giá, ép cấp nên các năm 2015-2017 giá sữa liên tục giảm trong khi đó một số hộ lại bị ép mua cám của DN cho bò với giá cao. Vì bị o ép nên nông dân phải đổ sữa hoặc bán bò.

Trường hợp chăn nuôi gia công cho công ty CP của nông dân xã CổĐộng, thị xã Sơn Tây thì nông dân bị công ty áp đặt tất cả từ việc chuẩn bị chuồng trại đến mua giống, khóa thức ăn, thanh toán tiền sản phẩm khấu trừ lợn giống... nên nông dân cũng phải bỏ liên kết đểsang làm ăn với DN khác.

Một số DN còn thất tín gây tổn hại lớn cho nông dân như trường hộ anh Thông ở Mê Linh cam kết trồng đậu rau cho DN chê sbieens đưa đi Đài Loan. DN báo thu hoạch trong ngày chiều đến chở và thanh. Đã thực hiện được 3 lần, giao nhận và tanh toán nghiêm túc. Đến lần thứ tư nông dân tập kết sản phẩm nhưng chờ tới 2 ngày không liên he được với doanh nghiệp, đỗ hỏng, lỗ mất 200 triệu.

4.3.2.3. Ảnh hưởng từ tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp

Đa số các DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp là nhỏ, ít được hỗ trợ từ chính sách nên rất khó tiếp cận vốn để tăng cường trnag bị kho bải, trang thiết bị hiện đại nên không có khả năng ứng trước cho nông dân. Chỉ đến mùa vụ khi cần họ mới mua và mua để bán ngay. Khi nông dân thu hoạch sản phẩm do dư thừa nên DN có cớđể hạ giá gây thiệt hại cho người sản xuất.

DN chưa chú ý hướng dẫn và cung cấp thông tin cho hộ nông dân. Khi liên kết thì DN thường là bên dẫn dắt hộ nông dân trong các thủ tục thương thảo ký thỏa thuận. Nhiều hộnông dân cũng không có hiểu biết và thường tin theo tuyên truyền hoặc gợi ý của cán bộ địa phương. Một số trường hợp DN không hướng dẫn thông tin nên hộ nông dân không hiểu và dẫn đến DN gặp khó khăn trong liên kết. Một sốtrường hợp khác thì do các doanh nghiệp không cung cấp đầy đủ nhu cầu nên nông dân gặp khó khăn.

109

Hộp 4 7 Mua ít mà giá cũng thấp dù là nông sản sạch

-Khi hàng ế dù cho cán bộ lãnh đạo Sở Công Thương là bà Lan đã về chỉ đạo, liên hệ với nhà máy bánh mứt kẹo Hà Nội và bánh mứt kẹo Tràng An mua sấy sấy khô không lấy công nhưng nhà máy bánh mứt kẹo Hà Nội chỉ được khoảng 2 tấn mỗi ngày, Tràng An từ 10 đến 20 tấn mỗi ngày, dù là nông sản sạch thì giá cũng rất thấp.

(Nguồn: PRA với ông Nguyễn Văn Minh và nông dân ởxã Đông cao huyện Mê Linh ngày 15/3/2018) -Để tìm đầu ra chúng tôi đã cùng nhau tìm gặp các doanh nghiệp, siêu thị để mong họ mua rau quảVietGAP nhưng DN mua giá thấp, sốlượng ít mỗi lần chỉ mấy tạ không đủ kinh phí vận chuyển nên cứ bán cho tư thương vẫn hơn.

Tuy nhiên bán cho doanh nghiệp, siêu thị thì được quay phim chụp ảnh đưa lên báo cũng rầm rộ lắm

(Nguồn: PRA với nhóm nông dân trồng rau quả tại ngày 15/3/2018 (nông dân đề nghịkhông nêu địa chỉ của họ vì họđang tham gia mô hình của thành phố) Khi khảo sát doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cũng có đánh giá về ảnh hưởng của họ và ảnh hưởng của nông dân tới liên kết với nông dân.

Như vậy theo các doanh nghiệp thì cả doanh nghiệp và hộnông dân đều có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của liên kết nhưng doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hơn và phải chịu trách nhiệm cao hơn.

Hộp 4.8. Cung cấp và hướng dẫn thông tin của doanh nghiệp

-Việc đưa hàng hóa vào c a hàng, siêu thị phải qua nhiều quy trình trong đó khâu hoàn thiện hồsơ ban đầu có vai trò quyết định. Chúng tôi cũng đã giải thích nhưng có lẽ chưa thật kỹ nên bà con cứ nghĩ đơn giản là khi có đầy đủ chứng nhận xuất xứ nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu nhãn hiệu là nhập được nhưng thực ra giấy tờ chỉlà bước đầu còn cơ bản vẫn phải có sự kiểm soát của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy định kiểm soát khác nhau nhưng nông dân thì cho rằng doanh nghiệp nào cũng thế.

(Nguồn: Trao đổi với bà ông Hưng, giám đốc siêu thị Bigreen ngày 15/10/2018).

-Tỷ lệ nông sản sạch vào các hệ thống thương mại hiện đại chỉ chiếm 7- 10%. Nguyên nhân là do HTX và nông dân thiếu thông tin về nhu cầu của các doanh nghiệp, siêu thị. Nông dân sản xuất nhỏ l trong khi quy định của doanh nghiệp về hồ sơ giấy tờ, tư cách pháp nhân trong giao dịch lại khắt khe, hai bên chưa thống nhất được tiếng nói chung, thông tin chung.

(Nguồn: Trao đổi với ông Ngô Đình Luật, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản Hà Nội Ngày 30/10/2018)

110

S dụng 4 mức điểm để đánh giá mức độ ảnh hưởng là: điểm 1- mức ảnh hưởng rất lớn, điểm 2- mức ảnh hưởng lớn, điểm 3-mức ảnh hưởng bình thường, điểm 4-không có ảnh hưởng. Theo ý kiến khảo sát nông dân thì nông dân cho rằng ảnh hưởng của doanh nghiệp là 2,2 điểm tức nằm trong khoảng ảnh hưởng từ bình đến ảnh hưởng lớn; ảnh hưởng của nông dân ở mức 1,8 điểm tức nằm trong khoảng ảnh hưởng từ lớn đến rất lớn (Điều tra hộ, 2018).

Bảng 4.17. Vai trò của các bên đến th c đẩy liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân

Các bên liên quan Rất quan trọng Quan trọng Vừa phải Rất nhỏ 1.Vai trò của của doanh nghiệp

-Số DN trả lời 22 4 2 4

Tỷ lệ (%) 73,3 13,2 6,6 6,6

2. Vai trò của hộ nông dân

-Số DN trả lời 20 6 2 2

Tỷ lệ (%) 66,6 20,2 6,6 6,6

Nguồn: Phỏng vấn doanh nghiệp (2018) Như vậy cả doanh nghiệp và hộnông dân đều thống nhất là cảhai bên đều có ảnh hưởng đến phát triển liên kết nhưng điều đáng quan tâm nhất là cả hai bên đều nhận trách nhiệm của ph a mình cao hơn. Điều này gợi ý cách giải quyết quan hệ trong liên kết giữa hộ và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (1) (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)