Đọc - hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Giao an ngu van 9 ca nam hay (Trang 58 - 63)

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

( “ Vũ trung tuỳ bút” – Phạm Đình Hổ) I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê-Trịnh và thái độ phê phán của tác giả.

- Bước đầu nhận biết đặc trưng cơ bản của thể loại tuỳ bút đời xưa và đánh giá được giá trị nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực này.

II/ Chuẩn bị:

- Thầy: SGV- SGK- Soạn giáo án- Thiết bị dạy học.- Tư liệu tham khảo ( Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)

- Trò: SGK- Soạn bài.- Đọc thêm đoạn trích “ Vào phủ chúa” trích trong Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.

III/ Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

HS 1: Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự? Nêu các bước tóm tắt văn bản?

HS 2: Trình bày đoạn văn tóm tắt văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.

3. Bài mới: GV ch a b i t p v nh : tóm t t v n b n “ Chuy n c trong ph chúa Tr nh ”ữ à ậ ề à ắ ă ả ệ ũ ủ ị v d n d t v o b i.à ẫ ắ à à

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Ghi bảng Hoạt động 1:(10’) Hướng dẫn

Đọc – chú thích văn bản.

GV yêu cầu HS tìm hiểu sơ lược về tác giả và tác phẩm.

H: Trình bày hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

H: Nêu những nét khái quát về Phạm Đình Hổ và những tác phẩm tiêu biểu của ông?

H: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?

H: Thuộc thểt loại gì? hãy nhắc lại đặc điểm của thể loại tuỳ bút?

HS đọc lại phần chú thích SGK.

HS nêu vài nét khái quát về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm qua chú thích SGK- 61.62.

- Phản ánh thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và thái độ nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê- trịnh.

- Tự sự.

- Tuỳ bút.

-Ghi lại sự việc con người theo cảm hứng chủ quan, không gò

I.Đọc- chú thích.

1. Tác giả, tác phẩm:

SGK- 62, 62.

2.Thể loại và phương thức biểu đạt:

3. Đọc văn bản

H: Đoạn trích ghi lại điều gì?

H: Đọc như thế nào để thể hiện được nội dung văn bản và thái độ của tác giả?

H: Giải thích nghĩa của các từ thuộc chú thích 3, 5, 7, 11, 14.

Hoạt động 2: (20’)Hướng dẫn Đọc- hiểu văn bản.

H: Chuyện trong phủ chúa được kể theo ngôi thứ mấy?

H: Tác giả tập trung vào những sự việc nào? mỗi nội dung tương ứng với đoạn nào trong văn bản?

GV yêu cầu HS đọc phần 1.

H: Tác giả đã diễn tả những thú ăn chơi nào của chúa Trịnh?

H: Những chi tiết nào làm nổi bật lên thú chơi đèn đuốc của chúa?

H: Em có nhận xét gì về thú chơi đèn đuốc của chúa?

GV gợi ý:

H: Mục đích ? ( phục vụ ai?) H: Chuẩn bị cho thú chơi đèn đuốc?

H: Việc tổ chức chơi đèn đuốc?

H: Từ thú chơi đó, em suy nghĩ gì về chúa Trịnh?

H: Cùng với thú chơi đền đuốc, Trịnh Sâm còn có thú chơi gì?

H: Em suy nghĩ gì về mục đích và cách thức thực hiện thú chơi cây cảnh của chúa?

bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân thro một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.

- Phản ánh thói ăn chơi xa hoa của chúa Trịnh và thái độ nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê- trịnh

- Giọng kể, như thủ thỉ tâm tình như lời oán thán và sự căm phẫn.

*HS tìm hiểu nghĩa của các từ cổ trong phần chú thích SGK.

HS đọc thầm lại văn bản.

- Kể theo ngôi thứ 3.

- Hai sự việc chính:

+ Từ đầu-> bất tường: Thú ăn chơi của chúa Trịnh.

+ Còn lại: Sự tham lam, những nhiễu của bọn quan lại.

HS đọc.

HS liệt kê những thú ăn chơi của chúa Trịnh.

- HS: cho xây nhiều li cung trên Tây Hồ…khúc nhạc.

- Thú chơi đèn tốn kém nhiều tiền của, xô bồ.

- Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa nhưng lại thiếu văn hoá.

- Vơ vét của quí hiếm của thiên hạ…

4 Giải thích nghĩa từ khó.

II.

Tìm hiểu nội dung văn bản :

1.Thú ăn chơi của chúa Trịnh:

* Thú chơi đèn đuốc.

H: Em cảm nhận thêm điều gì về cách hưởng lạc của chúa?

H: Qua thái độ và hành động của chúa Trịnh, em hiểu gì về vua chúa thời phong kiến?

H: Từ cảnh tượng trong phủ chúa, em liên tưởng tới điều gì?

GV đọc cho HS nghe một đoạn trong “ Vào phủ chúa” của Lê Hữu Trác. và bình chuyển ý.

GV yêu cầu HS đọc phần 2.

H: Đoạn văn bản trên kể lại những sự việc gì? ở đâu? về những ai?

H: Tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào để diễn tả lại điều đó?

H: Bằng yếu tố thuyết minh, tác giả đã làm nổi bật lên hành động gì của bọn quan lại trong phủ chúa?

H: Thủ đoạn đó ảnh hưởng gì đến đời sống của nhân dân?

H: Trước hậu hoạ đó, người dân đã phải đối phó như thế nào?

Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

H: Theo em tại sao bọn quan lại trong phủ chúa lại lộng hành như vậy?

H: Qua đó, em hiểu thêm gì về chế độ phong kiến đương thời?

- Tạo cho cung điện của mình một cảnh tượng uy nghiêm, sang trọng…

- Chúa thực hiện mục đích chơi cây cảnh của mình bằng những hành động trắng trợn, thô bạo ->

dùng quyền lực tước đoạt, không ngại tốn kém sức người…

-> Sự hưởng thụ không chính đáng bởi chúa chiếm đoạt tài sản và thú vui của nhân dân.

=> Vua chúa ăn chơi xa xỉ, không lo việc nước;tham lam, dùng quyền lực để thoả mãn các thú vui thiếu văn hoá…

- Hang hùm, miệng sói-> nơi đầy uy nghiêm mà không ít nguy hiểm, đồng thời nó báo hiệu ngày tận thế của một triều đại…

- Thái độ nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa sách nhiễu nhân dân, mượn gió bẻ măng, vơ vét của dân.

- Thuyết minh.

- Lợi dụng uy quyền của phủ chúa để vơ vét của cải: “Họ dò xem…khiêng ra”

- Thiệt hại đến của cải vật chất và ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của nhân dân.

* Thú chơi cây cảnh.

Vua chúa ăn chơi xa xỉ,

không lo việc

nước;tham lam, dùng quyền lực để thoả mãn các thú vui thiếu văn hoá…

2. Sự tham lam, nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chúa:

- Lợi dụng uy quyền của phủ chúa để vơ vét của cải…

-> thủ tiêu một nét đẹp , một thú chơi tao nhã của nhân dân.

H: Kết túc bài tuỳ bút tác giả ghi lại sự việc gì?

H: Dụng ý của tác giả khi kể lại sự việc đó?

H: Một gia đình quí tộc cũng không tránh khỏi sự sách nhiễu của nhà chúa, điều đó gợi cho người đọc nghĩ suy gì?

H: Qua đó, em cảm nhận gì về thái độ và tình cảm của tác giả?

GV bình nâng cao: Thái độ yêu ghét rõ ràng của nhà văn, ông đứng về phía nhân dân để phản ánh hiện thực xã hội-> tư tưởng tiến bộ=> Tính nhân văn của tác phẩm…

Hoạt động 3: (20’)Hướng dẫn tổng kết( ghi nhớ).

H: Yếu tố nghệ thuật nào làm nên sự thành công của đoạn trích?

H: Dựa vào văn bản “ Mùa xuân của tôi” trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em hãy chỉ ra nét khác

- Phá cây cảnh…-> thủ tiêu một nét đẹp , một thú chơi tao nhã … - Chúa Trịnh làm ngơ trước hành động trắng trợn của quan lại trong phủ. Của mình.

-> Chủ nào tớ ấy=? Sự tham lam vô độ, sự thối nát của tập đoàn chúa Trịnh…

=> Từ vua Lê đến chúa Trịnh đều ăn chơi xa hoa, không chăm lo đến đời sống của nhân dân mà còn đẩy họ vào cảnh khốn cùng bởi sưu thuế, phu phen và cả những thú chơi tao nhã của họ cũng bị tước đoạt => Chế độ phong kiến bạo tàn ắt sẽ bị sụp đổ bởi làn sóng căm phẫn của nhân dân…mà sau này nghĩa quân Tân Sơn đã lãnh đaọ nhân dân lật đổ chế độ ấy…

- Việc gia đình tác giả đã phải chặt cây lê, cây lựu …

- Gia đình quan lại ngay sát phủ chúa còn bị hoành hành--->

khẳng định sự thật được ghi trong bài viết.

- Thái độ trắng trợn của bọn quan lại và sự lộng hành của tập đoàn chúa Trịnh=> Khơi gợi sự đồng cảm- căm thù kẻ tham quan ô lại.

HS tự bộc lộ:

- Phản ánh chân thực xã hội Việt Nam thời Lê Trịnh: Vua chúa ăn chơi xa đoạ, nhân dân cùng cực…=> Sự cảm thông, thương xót trước cảnh khốn cùng của người dân…

=> Sự tham lam vô độ, sự thối nát của tập đoàn chúa Trịnh…

Phản ánh chân thực xã hội Việt nam thời Lê Trịnh: Vua chúa ăn chơi xa đoạ, nhân dân cùng cực

III. Ghi nhớ: SGk

giữa tuỳ bút hiện đại và tuỳ bút cổ ?

H: Đoạn trích đã giúp em hiểu gì về tình cảnh nước ta thời Lê Trịnh?

H: Từ hành động của chúa Trịnh và bọn quan lại trong phủ chúa em liên tưởng tới những câu ca dao nào thể hiện thái độ phản kháng của nhân dân?

“ Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”

H: Qua văn bản, em hiểu gì về Phạm Đình Hổ?

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Lời kể gợi cảm kết hợp với yếu tố thuyết minh tạo nên sức hấp dẫn cho lời văn.

- Tuỳ bút hiện đại ghi theo dòng cảm xúc của tác giả- tuỳ bút cổ chủ yếu ghi lại sự việc có thật đã xảy ra trong đời sống…

- Cuộc sống nhân đói khổ bởi sự mục nát của chế độ phong kiến…

- Thờ ơ, vô trách nhiệm với nhân dân, tham lam sách nhiễu dân và dùng quyền lực tước đoạt của dân cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.

- PĐH là cây bút hiện thực, mỗi trang viết của ông là một bức tranh thu nhỏ của xã hội đương thời-> tính nhân văn sâu sắc…

HS đọc ghi nhớ trong SGK.

Hoạt động 4: (5’) Hướng dẫn HS luyện tập.

IV. Luyện tập:

Bài tập 1: SGK- 63.

GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nội dung của đoạn trích trong SGK trang 63.

*Định hướng:

- Hiện thực xã hội phong kiến:

+ Thái độ của vua, chúa, quan lại…

+ Cuộc sống của nhân dân: đời sống vật chất? đời sống tinh thần?

*GV bổ sung thêm tư liệu:

- Yêu cầu HS đọc một đoạn trong “Hoàng Lê nhất thống chí” để thấy được thái độ hống hách hoang dâm của Đặng Lân, của bọn quan lại…và nỗi oán hờn của nhân dân cùng nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn…

- Yêu cầu HS đọc một đoạn trong “ Vào Trịnh Phủ” trích “ Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác để thấy cảnh khu vườn nhà chúa, sự thâm nghiêm trong phủ chúa cũng như sự dư thừa về vật chất gây nên căn bệnh khó chữa của thế tử Trịnh Cán.

=> Sự mục nát của chế độ phong kiến; nỗi hờn căm của nhân dân; tư tưởng tiến bộ và tinh thần nhân đạo của các nhà nho đương thời…

4.Củng cố:(3’)Bài tập trắc nghiệm:

1.Thể loại của văn bản là:

A.Tiểu thuyết chương hồi C.Truyền kì

B.Tuỳ bút D.Truyện ngắn

2.ý nào nói đúng nhất thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh?

A.Chúa cho xây dựng nhiều cung điện , đình đài B.Chúa bày ra nhiều cuộc dạo chơi ở Tây Hồ

C.Chúa sai nhiều người thu mua và cướp đoạt những vật quí trong thiên hạ D.Cả A, B, Cđèu đúng

5.Dặn dò: (2’)

-Học và nắm chắc nọi dung bài học -Soạn bài Hoàng Lê Nhất thống chí

-Viết đoạn văn Trình bày cảm nghĩ của mình sau khi học xong vb

*************************

Ngày soạn :

Một phần của tài liệu Giao an ngu van 9 ca nam hay (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(393 trang)
w