Bài 8 Tiết 40: Tập làm văn

Một phần của tài liệu Giao an ngu van 9 ca nam hay (Trang 113 - 116)

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoịa hình trong khi kể chuyện.

- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nnọi tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

II/ Chuẩn bị:

- GV: SGV- SGK- Soạn giáo án- Tư liệu- Thiết bị dạy học.

- HS: SGK- Soạn văn bản.

III/ Các Bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

H: Giới thiệu những nét tiêu biểu về cuộc đời thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

H: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên?

3. Bài mới: GV dựa vào nội dung kiểm tra để giới thiệu bài mới.

Hoạt động của GV

Hoạt động 1: (15’)Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

GV yêu cầu HS đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích -93

H: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ tả tâm trạng của Thuý Kiều?

H: Những câu thơ nào tả cảnh sắc bên ngoài?

H: Dấu hiệu nào cho thấy đây là những câu thơ tả cảnh sắc bên ngoài?

H: Em cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên qua những câu thơ đó?

Hoạt động của HS

HS đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích -93.

HS tìm và ghi vào phim trong các câu thơ tả cảnh và tả tâm trạng Thuý Kiều.

HS chọn những câu thơ tả cảnh sắc bên ngoài.

Thời gian, không gian, màu sắc, cảnh vật.

*Đoạn 1: Cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng rợn ngợp trước lầu Ngưng Bích.

*Đoạn 2: Cảnh thiên nhiên trống vắng lúc hoàng hôn nơi cửa bể

Nội dung - Ghi bảng I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

1. Ví dụ:

GV: Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích là kết quả của sự quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.

H: Những cảnh đó giúp ta hiểu gì về tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều?

GV: Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong thơ văn Trung đại Việt Nam mà ND là người đạt tới đỉnh cao của bút pháp này.

Gọi đây là cách miêu tả nội tâm gián tiếp.

H: Em hiểu gì về cách miêu tả nội tâm nhân vật một cách gián tiếp?

H: Dấu hiệu nào cho thấy đó là những câu thơ tả nội tâm nhân vật?

H: Yếu tố nào khiến ta cảm nhận được điều đó?

H: Điều kiện nào dẫn tới thành công trong việc miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật?

H: Miêu tả bên ngoài và nội tâm có gì khác nhau?

H: Qua đó, em hiểu thế nào là miêu tả nội tâm nhận vật?

H: Cách miêu tả nội tâm nhân vật?

GV đưa đoạn văn tả nội tâm nhân vật Lão Hạc.

H: Nhận xét gì về cách tả nội tâm nhân vật của nam Cao?

GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK trqng 117.

trước lầu Ngưng Bích.

HS: Gợi tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi ...

HS: Tả cảnh vật qua cái nhìn của nhân vật để gợi cho người đọc cảm nhận được nội tâm nhân vật.

- Đối tượng miêu tả: nỗi xót xa về cảnh ngộ bơ vơ, nỗi buồn thương nhung nhớ da diết những người thân của Kiều.

- ND đã dùng từ ngữ trực tiếp gợi nỗi buồn đau nhung nhớ của Kiều.

- Vốn kiến thức và kinh nghiệm sống về tâm lí con người...

HS:

- Bên ngoài: Đối tượng là cảnh thiên nhiên, diện mạo, hành động và ngôn ngữ nhân vật.-> quan sát trực tiếp.

- Bên trong( nội tâm): Đối tượng là suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật.

HS tự trình bày.

HS: Tả nét mặt, hình dáng để diễn tả nội tâm nhân vật.

HS đọc ghi nhớ SGK- 117.

2. Nhận xét:

*Ghi nhớ: SGK- 117

Hoạt động 2: (20’)Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài tập 1: Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằng văn xuôi.

HD: - Khi thuật lại bằng văn xuôi phải miêu tả được diện mạo của Mã Giám Sinh để làm nổi bật tính cách nhân vật.<Quá niên trạc tuổi tứ...bảnh bao>

- Khi thuật nội tâm Thuý Kiều cần diễn tả được tâm trạng của Kiều qua các câu thơ miêu tả của ND bởi ông dùng các hình ảnh ước lệ tượng trưng để tả Kiều.Nỗi mình thêm tức nỗi nhà...ngại ngùng dịn gió....mặt dày>

- Chú ý lựa chọn ngôi kể: Kể theo ngôi thứ 3 hoặc ngôi thứ nhất.

GV chia nhóm cho HS thảo luận và lập ý.

HS trình bày trước lớp.

Bài tập 2: Đóng vai nàng Kiều kể lại việc báo ân báo oán . HD: - Kể theo ngôi thứ nhất.

- Kể việc báo ân: mời Thúc lang (tâm trạng của Kiều: Vừa thương vừa giận và trân trọng biết ơn).

- Kể về việc báo oán: ( Bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư) + Dùng cách xưng hô khi ở nhà Hoạn Tư để chào Hoạn Thư với ý mỉa mai.

+ Đay nghiến, vạch tội Hoạn Thư khiến cho mụ khiếp sợ...

+ Diễn tả nội tâm Kiều khi nghe Hoạn Thư biện bạch và nhắc lại chuyện Kiều lấy chuông vàng khi trốn khỏi nhà HT nhưng HT không bắt lại...

+ Nội tâm Kiều trước lời nhận tội và xin tha của Hoạn Thư: Kiều phân vân nên tha hay xử tội…

* HS thảo luận và kể lại trước lớp.

* GV nhận xét và củng cố lại kiến thức bài học.

4.Củng cố: (3’)

Bài tập1:Tìm các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn<ý nghĩ, sinh động, nội tâm, tâm trạng, quan trọng, xây dựng>điền vào ô trống:

Miêu tả <1>...trong văn bản tự sự là tái hiện những<2>..., cảm xúc và diễn biến<3>....của nhân vật.Đó là biện pháp<4>....để<5>....nhân vật, làm cho nhân vật<6>

BT2:Có những cách miêu tả nội tâm:

A.Trực tiếp B.Gián tiếp C.Đan xen giữa trực tiếp và gián tiếp D.Cả A, B, C đều đúng 5.Dặn dò (2’)

-Học thuộc ghi nhớ -Làm BT3/117

Gợi ý :Sau khi chuyện đó xảy ra tâm trạng của em ntn?Phải miêu tả được nội tâm của em lúc đó ra sao?

-Chuẩn bị bài “Tổng kết về từ vựng”-Lập bảng hệ thống -Soạn bài “Lục Vân Tiên gặp nạn”

Ngày soạn :12/10/09

Một phần của tài liệu Giao an ngu van 9 ca nam hay (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(393 trang)
w