Yêu cầu đối với chương trình PTVN nhằm phát triển công chúng mảng VN tại ĐBSCL

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí công chúng ĐBSCL với chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các đài PT TH địa phương​ (Trang 41 - 44)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN TỚI CÔNG CHÚNG CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH

1.4. Yêu cầu đối với chương trình PTVN nhằm phát triển công chúng mảng VN tại ĐBSCL

Chương trình PTVN của các Đài PT-TH khu vực ĐBSCL có vai trò rất trọng như một kênh giải trí, thư giãn, đem đến công chúng những thông tin, định hướng, giáo dục thẩm mỹ, giá trị tư tưởng thông qua nội dung nhiều chương trình văn nghệ có liên quan mật thiết đến đời sống tinh thần của người dân trong vùng, giúp con người hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Bởi vì tiếp nhận nghệ thuật không chỉ để thỏa mãn nhu cầu, để giải trí, mà qua đó thu nạp những giá trị có ý nghĩa xã hội - con người, giáo dục, thu nạp tri thức,

40

sự hiểu biết, làm phong phú đời sống tinh thần, đặt mình vào xu hướng luôn hành động sao cho có thể vừa làm đẹp bản thân, vừa góp phần làm đẹp xã hội.

Các chương trình PTVN của các Đài PT-TH địa phương không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn hướng đến nâng cao tính thẩm mỹ, đảm bảo chất lượng nghệ thuật, định hướng cách cảm, cách nghĩ, tăng cường giao lưu tương tác trong đời sống; Phản ánh tâm tư, tình cảm, đáp ứng thị hiếu lành mạnh, lôi cuốn, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của công chúng văn nghệ địa phương.

Chương trình đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của công chúng trên cơ sở bám sát tiêu chí và đảm bảo định hướng, giáo dục, đặc biệt tránh sa vào thị hiếu giải trí tầm thường, không phù hợp với bản sắc văn hóa miệt vườn sông nước. Các chương trình còn có nội dung thiết thực, lành mạnh, có bản sắc riêng, hấp dẫn, mới lạ nhưng giàu bản sắc, gần gũi, thiết thực và mang tính thẩm mỹ, phù hợp với định hướng tuyên truyền là nội dung cốt lõi của các chương trình hướng đến.

Bên cạnh đó, để phát triển và thu hút công chúng hiện đại của mảng văn nghệ khu vực ĐBSCL, chương trình PTVN cần đổi mới hình thức thể hiện làm cho công chúng như được sống, được thở trong cuộc sống thực, tận dụng MXH, tích hợp trên các hạ tầng thiết bị, công nghệ mới để bắt kịp xu thế phát thanh hiện đại, đáp ứng một phần không nhỏ công chúng tiềm năng đang tiếp cận công nghệ mới. Ngoài ra, các chương trình PTVN cần nâng cao vai trò trong việc khai thác các sản phẩm âm nhạc, nghệ thuật truyền thống của người dân ĐBSCL; các giá trị văn học, nghệ thuật, âm nhạc của các dân tộc thiểu số Hoa, Khmer, Chăm.

41

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả làm rõ về đặc điểm của công chúng các chương trình PTVN khu vực ĐBSCL, đồng thời cũng đưa ra cái nhìn khái quát về đời sống VHVN hiện nay và ảnh hưởng của nó tới công chúng địa phương. Đây là những yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng đến việc nghiên cứu công chúng để phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức và nâng cao chất lượng các chương trình PTVN của một số Đài khu vực Tây Nam Bộ.

Cùng với việc các Đài PT-TH khu vực ĐBSCL đang phải tự làm mới mình để phục vụ công chúng, thì việc nghiên cứu công chúng và phân tích vai trò của công chúng phát thanh mảng văn nghệ đang là một vấn đề rất cần thiết, làm căn cứ định hướng hoạt động của các Đài. Trên các nguyên tắc xác định rõ công chúng của mình là ai, có đặc điểm, thói quen, nhu cầu và sở thích như thế nào... thông qua việc thăm dò (khảo sát, điều tra xã hội học) nhằm đánh giá thái độ của công chúng với những sản phẩm văn nghệ trên sóng phát thanh. Từ đó có sự điều chỉnh một cách phù hợp và hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu giáo dục, giao lưu, thưởng thức các giá trị tinh thần thông qua chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các Đài PT-TH địa phương.

Những kết quả lý luận và thực tiễn liên quan tới công chúng trong chương 1 này sẽ tạo ra cơ sở lý luận cho việc khảo sát công chúng ĐBSCL với chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các Đài PT-TH địa phương, chúng tôi sẽ thực hiện ở chương 2 của luận văn.

42

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí công chúng ĐBSCL với chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các đài PT TH địa phương​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)