Chương 2: KHẢO SÁT CễNG CHệNG ĐBSCL VỚI CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ TRÊN SÓNG PHÁT THANH CỦA CÁC ĐÀI
2.1. Giới thiệu về các Đài trong diện khảo sát
Đài Phát thanh Vĩnh Long chính thức phát sóng ngày 22/12/1977, trên sóng AM 950KHz. Chương trình chủ yếu là thông tin thời sự. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, công tác tuyên truyền trên Đài có nhiều đổi mới: thông tin hai chiều, đa dạng và phong phú nên hấp dẫn người nghe hơn. Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phản ánh phong trào cách mạng của quần chúng, tham gia chống tiêu cực được dư luận quần chúng hoan nghênh và lãnh đạo các cấp quan tâm xử lý. Thông qua thông tin hai chiều, Đài thực sự trở thành chiếc cầu nối giữa Đảng bộ với nhân dân trong tỉnh.
Năm 2002, Đài tiếp nhận dự án hỗ trợ phát thanh Việt Nam của Thụy Điển, cùng với các trang thiết bị là tiếp nhận hình thức làm chương trình phát thanh mới: Chương trình phát thanh trực tiếp. Từ năm 2002 đến nay, các chương trình phát thanh đã có sự phát triển nhảy vọt. Từ việc xây dựng chương trình thu in sẵn, nội dung đơn điệu, nay đã vươn tới việc thực hiện nhiều chương trình phát thanh trực tiếp bằng công nghệ kỹ thuật số hiện đại với nội dung thông tin được cập nhật hàng giờ. Từ năm 2009, Đài phát mỗi ngày 24/24 giờ trên sóng FM và 7 giờ trên sóng AM. Đồng thời phát thanh trực tuyến trên website của Đài Truyền hình Vĩnh Long, đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, mang đến cho thính giả những thông tin bổ ích trên các lĩnh vực: thời sự chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
43
những chương trình văn nghệ, giải trí hấp dẫn người nghe không chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh nhà mà còn thể hiện rõ nét ở vị thế khu vực ĐBSCL, cả nước và bước chân ra thế giới.
2.1.2. Đài PT-TH Kiên Giang
Đài PT-TH Kiên Giang là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và Chính quyền, đồng thời là diễn đàn của nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đài PT-TH Kiên Giang được thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1977, có chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh kịp thời các mặt hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa xã hội, góp phần giáo dục nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận.
Trải qua quá trình hoạt động, Đài PT-TH Kiên Giang không ngừng lớn mạnh và phát triển; thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cùng với việc tăng thời lượng phát sóng, Đài PT-TH Kiên Giang còn không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, luôn đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện chương trình, mở rộng diện phủ sóng phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng… và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin giải trí, hưởng thụ văn hoá tinh thần của cán bộ, nhân dân tỉnh nhà.
Hiện nay sóng phát thanh và truyền hình của Đài PT-TH Kiên Giang phủ khắp trong tỉnh và trong khu vực. Thời lượng phát sóng phát thanh (AM và FM) của Đài PT-TH Kiên Giang: 18 giờ /ngày. Thời lượng phát sóng truyền hình (KG, KG1) của Đài PT-TH Kiên Giang: 21 giờ /ngày. Phòng Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng được trang bị hệ thống phòng Tổng khống chế và sắp xếp chương trình tự động có khả năng phát sóng 24/24.
44
Đài PT-TH Kiên Giang hiện tại quản lý thống nhất 3 loại hình báo chí:
phát thanh, truyền hình và báo điện tử (website www.kgtv.vn). Từ năm 2014, Đài PT-TH Kiên Giang đầu tư nâng cao hệ thống thiết bị để chuyển từ truyền hình analog (truyền hình tương tự) sang truyền hình kỹ thuật số. Theo đề án của Chính phủ, đến năm 2018, Đài đã chuyển sang truyền hình kỹ thuật số.
Phòng Văn nghệ & Giải trí của Đài PT-TH Kiên Giang chịu trách nhiệm tổ chức, sản xuất các chương trình văn nghệ, giải trí nhằm nâng cao chất lượng chương trình trên sóng Đài PT-TH, đồng thời góp phần bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa nghệ thuật.
2.1.3. Đài PT-TH Bạc Liêu
Đài PT-TH Bạc Liêu phát sóng trên tần số FM 93,8 MHz. Máy phát thanh FM 5KW, trụ ăngten cao 150 m. Phủ sóng tỉnh Bạc Liêu, một phần TP.Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau,... Kênh 34, tần số 578 MHz, trụ ăng-ten cao 120 m. Phát sóng quảng bá miễn phí trên vệ tinh Vinasat-2 (từ ngày 17/04/2017). Kênh phát thanh phát sóng từ 5g đến 24g mỗi ngày, phủ sóng các tỉnh khu vực miền Tây Nam bộ. Nhiều chương trình đa dạng, phong phú từ thông tin thời sự, các chuyên đề đến văn nghệ, giải trí.
Cùng với các giải pháp kỹ thuật, hơn 20 năm qua Đài PT-TH Bạc Liêu đã tập trung cho công tác đổi mới nâng cao chất lượng các chương trình, coi đây là mục tiêu xuyên suốt, là nhiệm vụ sống còn của một Đài PT-TH. Đồng thời Đài luôn trú trọng xây dựng bản sắc riêng- bản sắc văn hóa Bạc Liêu.
Tiêu chí này được thể hiện trong các chương trình thời sự, chuyên đề, đến các chương trình văn nghệ, giải trí và đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Bạc Liêu nói riêng, người dân trong khu vực bán đảo Cà Mau nói chung. Đài cũng luôn duy trì tổ chức Hội thi tiếng hát PT- TH tỉnh Bạc Liêu và Hội thi giọng ca cải lương giải Cao Văn Lầu đã tạo sân
45
chơi bổ ích của giới trẻ và phát hiện những giọng hát mới có triển vọng, để chăm bồi phát triển. Tham gia Hội thao và Liên hoan nghiệp vụ các Đài PT- TH cụm Nam Sông Hậu được tổ chức luân phiên hàng năm, tổ chức sản xuất và hòa sóng chương trình giai điệu phương Nam.
2.2. Nội dung và hình thức thể hiện các chương trình văn nghệ đƣợc khảo sát
2.2.1. Tần suất, mật độ phát sóng
Để biết được tần suất, mật độ phát sóng các chương trình văn nghệ được nhiều thính giả yêu thích trên sóng phát thanh, phù hợp với thị hiếu thính giả của các Đài PT-TH Vĩnh Long, Kiên Giang và Bạc Liêu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số chương trình: Quà tặng âm nhạc, Ca cổ theo yêu cầu, Câu chuyện truyền thanh, ĐCTT, Đọc truyện đêm khuya, CLB sân khấu.
Đây là những chương trình có số lượng thính giả nghe nhiều nhất, đa dạng các loại hình văn nghệ dành cho các đối tượng thính giả khác nhau. Ngoài ra, những chương trình này cũng có chỉ số thính giả tham gia tương tác và nghe nhiều nhất trong số các chương trình PTVN của 3 Đài theo kết quả điều tra mà chúng tôi thực hiện (bảng 2.1, phụ lục 2).
Qua bảng tần suất, mật độ phát sóng có thể thấy, thời lượng phát sóng, ngày, giờ phát sóng trong tuần tương đối phù hợp với các tiêu chí về nội dung và phục vụ nhiều đối tượng công chúng; Chương trình được các Đài bố trí phát ở những thời điểm khác nhau; Số lượng chương trình văn nghệ tập trung vào những ngày cuối tuần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia tương tác giao lưu, thưởng thức. Thời lượng từng chương trình không giống nhau nhưng đảm bảo được lượng thông tin và bài hát đan xen lẫn nhau chuyển tài đến công chúng trong một chương trình. Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng đến số lượng công chúng theo dõi hay tham gia tương tác trực tiếp.
Theo khảo sát của tác giả, Đài PT-TH Vĩnh Long dành 70% thời lượng phát
46
sóng chương trình văn nghệ, con số này ở Đài PT-TH Bạc Liêu và Kiên Giang là 30%. Qua đó, có thể thấy mức độ đáp ứng công chúng yêu thích văn nghệ qua sóng phát thanh ở từng địa phương có sự chênh lệch về số lượng, thời lượng chương trình và thời gian, thời điểm phát sóng.
2.2.2. Nội dung của các chương trình văn nghệ được khảo sát
Khảo sát chương trình văn nghệ của các Đài PT-TH Vĩnh Long, Kiên Giang và Bạc Liêu tác giả nhận thấy, mảng chương trình này đều có sự quan tâm từ lãnh đạo về nội dung và hình thức thể hiện. Nhiều chương trình đã đi vào lòng thính giả, tạo được dấu ấn riêng, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về nguồn cội, quê hương, là sân chơi bổ ích phục vụ đời sống VHVN công chúng ĐBSCL.
Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số chương trình tiêu biểu và có đông đảo thính giả quan tâm theo dõi.
- Chương trình “Quà tặng âm nhạc”: Đây là chương trình được đông đảo công chúng yêu thích, là nơi để mọi người có thể chia sẻ tâm tư, tình cảm đến với người thân, bạn bè qua bài hát gọi về chương trình yêu cầu trực tiếp.
Thông qua chương trình thính giả còn được giao lưu kết bạn, chia sẻ tâm tư, tình cảm, thói quen, sở thích... Đối với Đài PT-TH Vĩnh Long mỗi ngày đều có chủ đề khác nhau: Thứ Hai- nhạc trẻ, thứ Ba- nhạc trữ tình, thứ Tư- nhạc quê hương, thứ Năm- nhạc cách mạng, thứ Sáu- nhạc tiền chiến, thứ Bảy- giới thiệu tác giả- tác phẩm, Chủ nhật- các ca khúc mang âm hưởng dân ca. Mỗi ngày các Đài tiếp nhận gần 50 cuộc điện thoại gọi đến yêu cầu bài hát và giao lưu, với thời lượng 1 giờ chỉ đáp ứng từ 6-7 thính giả. Riêng Đài PT- TH Kiên Giang còn có sự kết hợp của nhà tài trợ tổ chức sân chơi và có phần thưởng dành cho thính giả.
- Chương trình “Ca cổ theo yêu cầu”: Phục vụ công chúng các bài vọng cổ xưa và nay, tân cổ giao duyên, vọng cổ mới thu thanh (Đài PT-TH Vĩnh
47
Long) do các nghệ sĩ trẻ, nghệ sĩ đạt giải của các cuộc thi trong và ngoài tỉnh trình bày, giới thiệu tác giả tác phẩm (Đài PT-TH Bạc Liêu), hát vọng cổ xen kẻ giao lưu nghệ sĩ (Đài PT-TH Kiên Giang). Ngoài ra, chương trình còn đáp ứng theo yêu cầu trực tiếp bằng hình thức tương tác trên sóng thu hút nhiều thính giả nhất là những người lớn tuổi, ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa- nơi mà điều kiện giải trí còn khó khăn, thiếu thốn.
- Chương trình “Đờn ca tài tử”: Với thời lượng chương trình 30 phút (Vĩnh Long) hoặc 60 phút (Kiên Giang, Bạc Liêu), chuyển đến người nghe các bài bản trong 20 bài bản tổ của nhạc tài tử Nam bộ (3 Nam, 6 Bắc, 7 Bài, 4 Oán). Ngoài ra còn sử dụng các bài bản lớn của nhạc tài tử nhằm đa dạng các thể điệu. Đối với Vĩnh Long, chương trình được Đài tổ chức thu âm và dàn dựng mỗi tháng 1 kỳ do các CLB ĐCTT đến từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Nam bộ thực hiện. Riêng Đài PT-TH Kiên Giang và Bạc Liêu kết hợp với truyền hình làm sân chơi tài tử, biên tập sử dụng phát lại trên sóng phát thanh. Chương trình là nơi để các tài tử đờn và ca thể hiện niềm đam mê của mình dành cho bộ môn nghệ thuật độc đáo của vùng đất phương Nam.
Bên cạnh đó còn trao đổi, giao lưu góp phần vào việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Chương trình “Câu chuyện truyền thanh”: Nội dung phản ánh những vấn đề xảy ra xung quanh đời sống hàng ngày về kinh tế, văn hóa, xã hội, nông nghiệp, nông thôn; lên án các thói hư tật xấu, mê tín dị đoan, bạo lực gia đình, phòng chống bệnh tật, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Hầu hết các chủ đề đều bám sát vấn đề thời sự trong tỉnh, trong nước, qua sự hóa thân và diễn xuất của các BTV, PTV Đài, kết hợp với âm nhạc, tiếng động tạo nên những kịch bản truyền thanh sinh động, hấp dẫn. Đây cũng là một trong những chương trình thu hút công
48
chúng do các diễn viên hóa thân nhập vai, nội dung và hình thức thể hiện nhẹ nhàng nhưng hiệu quả tuyên truyền cao.
- Chương trình “Đọc truyện đêm khuya”: Chuyển tải đến công chúng các tác phẩm văn học, truyện dài nhiều kỳ, truyện ngắn được các Đài sử dụng phân bố các ngày trong tuần. Đài PT-TH Vĩnh Long từ thứ Hai đến thứ Sáu đọc truyện nhiều kỳ, thứ Bảy và Chủ nhật đọc truyện ngắn. Đài PT-TH Kiên Giang với tên gọi „Đọc truyện dài kỳ” phát sóng từ thứ Hai đến Chủ nhật. Đài PT-TH Bạc Liêu phát sóng từ thứ Hai đến thứ Bảy. Nội dung ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi thành quả của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, phản ánh mọi mặt đời sống văn hóa xã hội, cuộc sống gia đình...
- Chương trình "CLB sân khấu”: Đây là chương trình đặc thù và tạo dấu ấn trên sóng phát thanh Kiên Giang tồn tại hơn 20 năm qua và mỗi năm đều có một format khác nhau, phản ánh các hoạt động văn hóa văn nghệ trên địa bàn tỉnh và hoạt động sân khấu, VHVN ở TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt chương trình còn có các tiết mục đi sâu phân tích, tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu cải lương, dân ca, nhạc cổ truyền, giao lưu nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân nổi tiếng, có nhiều tên tuổi trong làng văn nghệ giải trí trong tỉnh và cả nước, tiết mục “Hát theo đàn” và trả lời thư thính giả mộ điệu về các hoạt động có liên quan đến sân khấu cải lương. Qua chương trình giúp thính giả nắm được các hoạt động VHVN tỉnh nhà và TP Hồ Chí Minh, những vấn đề có liên quan đến sân khấu cải lương.
2.2.3. Hình thức thể hiện * Kết cấu chương trình:
- Kết cấu chương trình giao lưu trực tiếp (Quà tặng âm nhạc, Ca cổ theo yêu cầu) (bảng 2.2, phụ lục 2). Với kết cấu không gian dành cho giao lưu tương tác cùng thính giả rất nhiều.
49
- Kết cấu chương trình “Đờn ca tài tử” của Đài PT-TH Vĩnh Long và Kiên Giang (bảng 2.3, phụ lục 2): chương trình được thực hiện đơn điệu, không có không gian tương tác cùng nghệ nhân tài tử, các khách mời. Riêng kết cấu chương trình “Đờn ca tài tử” của Đài PT-TH Bạc Liêu (bảng 2.3, phụ lục 2), chương trình dù 60 phút nhưng cũng thiếu phần tương tác, không có tiết mục, chủ yếu vẫn là giới thiệu và nghệ nhân hát các bài tài tử.
- Kết cấu chương trình “CLB sân khấu” (bảng 2.4, phụ lục 2): có quá nhiều tiết mục, đôi lúc các tiết mục tương tự, trùng lắp nhau. Chương trình có đủ thể loại tin tức, bài viết, phóng sự, PV, tương tác…không gian rộng để phát huy các thế mạnh của tờ báo nói, thính giả có thể nghe nhiều thể loại khác nhau.
- Kết cấu chương trình “Đọc truyện đêm khuya” (bảng 2.5, phụ lục 2):
kết cấu cũng đơn giản, chủ yếu là hình thức giới thiệu và thể hiện truyện kết hợp nhạc nền, nhạc cắt để chương trình “mềm” hơn.
- Kết cấu chương trình “Câu chuyện truyền thanh” (bảng 2.6, phụ lục 2): Kết cấu cũng hết sức đơn giản, chương trình hay ngoài nội dung còn nhờ vào diễn xuất của diễn viên, âm nhạc và tiếng động.
* Thể loại chính được sử dụng:
Căn cứ vào các thể loại phân tích trên Đài phát thanh mà V.V.
Xmirnốp, tác giả quyển “Các thể loại báo chí phát thanh” thì: các chương trình mà tác giả luận văn khảo sát thuộc các thể loại: thông tin (Bản tin, PV, phóng sự…), phân tích (Thư bạn đọc- điểm thư từ, tọa đàm, bình luận, …) và tài liệu- nghệ thuật (Truyện kể phát thanh, Tiểu phẩm phát thanh…).
Đối với chương trình “CLB sân khấu” của Đài PT-TH Kiên Giang đã kết hợp nhiều thể loại chương trình: tin, phóng sự, PV, trả lời thư, tọa đàm, bình luận làm cho chương trình phong phú, đa dạng do đó người nghe không nhàm chán, tuy nhiên tránh lạm dụng quá nhiều thể loại dễ trùng lắp. Các
50
chương trình văn nghệ còn lại chủ yếu sử dụng thể loại tài liệu- nghệ thuật, cụ thể đối với chương trình “Câu chuyện truyền thanh”, “Đọc truyện đêm khuya”. Riêng các chương trình “Quà tặng âm nhạc”, “Ca cổ theo yêu cầu”,
“Đờn ca tài tử” sử dụng hình thức phối tác phát thanh thuộc thể loại tài liệu- nghệ thuật, sử dụng lời thoại và âm nhạc. Cơ sở của bài phối tác phát thanh là sự gắn kết hữu cơ giữa nội dung tài liệu và nội dung nghệ thuật, là tính chất lệ thuộc kiến trúc bên trong giữa tất cả các thành tố, nhằm mục đích thể hiện một cách đầy đủ nhất, sáng tỏ nhất chủ đề.