Đánh giá của công chúng phát thanh về các chương trình phát thanh văn nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí công chúng ĐBSCL với chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các đài PT TH địa phương​ (Trang 52 - 60)

Chương 2: KHẢO SÁT CễNG CHệNG ĐBSCL VỚI CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ TRÊN SÓNG PHÁT THANH CỦA CÁC ĐÀI

2.3. Đánh giá của công chúng phát thanh về các chương trình phát thanh văn nghệ

2.3.1. Diện mạo công chúng phát thanh

Để tìm hiểu diện mạo công chúng phát thanh ĐBSCL, việc tiếp nhận của công chúng đối với các chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các Đài PT-TH địa phương như thế nào, đồng thời họ nhận xét, đánh giá và mong đợi điều gì đối với chương trình, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi (300 phiếu) đối với các đối tượng công chúng ở 3 tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang và Bạc Liêu, phân bố đều ở mỗi địa phương 100 phiếu. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 6 đến tháng 12/2019. Đối tượng khảo sát là viên chức nhà nước, cán bộ hưu, công nhân, nông dân, nội trợ, tiểu thương, tài xế và các nghề nghiệp khác. Qua xử lý số liệu, thu thập thông tin, kết quả thu nhận được như bảng 2.7, 2.8, 2.9. 2,10, 2.11, 2.12, phụ lục 2.

2.3.2. Tần suất, mật độ và phương tiện nghe Đài 2.3.2.1. Tần suất, mật độ nghe Đài

Tần suất, mức độ nghe Đài là một chỉ số rất quan trọng, nó phản ánh được mức độ tin cậy, yêu thích, thái độ ủng hộ của công chúng đối với Đài.

Việc công chúng thường xuyên nghe chương trình nào đó chứng tỏ chương trình đó đã thường xuyên cung cấp được những thông tin mà thính giả quan

51

tâm, gần gũi, thiết thực với đời sống của họ. Đồng thời nó cũng phản ánh được hiệu quả truyền thông, tính hấp dẫn của chương trình đó đối với công chúng. Bởi vì, trong quá trình truyền thông đại chúng, việc thông tin liên tục với tần suất nhất định có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm thay đổi nhận thức của người tiếp nhận thông điệp. Từ việc thường xuyên này dẫn đến mối quan hệ gắn bó giữa công chúng và cơ quan báo chí.

Với câu hỏi: “ Ông (bà) có thường nghe các chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của Đài PT-TH Vĩnh Long, Kiên Giang và Bạc Liêu?”.

Chúng tôi nhận được kết quả như biểu đồ 2.1, phụ lục 3.

Biểu đồ 2.1. Tần suất nghe Đài (Nguồn điều tra 12/2019)

Đài PT-TH Vĩnh Long 36% ý kiến cho biết là nghe thường xuyên, thỉnh thoảng 52%, ít khi nghe 7,5%, không nghe là 4,5%. Đối với Đài PT-TH Kiên Giang: thường xuyên 32%, thỉnh thoảng 46%, ít khe nghe 12% và không nghe 10%. Đài PT-TH Bạc Liêu: thường xuyên là 28%, thỉnh thoảng 37%, ít khi nghe 23% và không nghe 12%. Như vậy, nếu cộng cả nhóm nghe thường xuyên và nghe thỉnh thoảng là tỉ lệ có nghe Đài trong số người được hỏi qua

52

cuộc điều tra thì tỉ lệ trung bình là của 3 Đài là 38,5%. Tỉ lệ này theo chúng tôi là phù hợp với thực tế thính giả của các Đài PT-TH trên địa bàn. Bởi vì, hàng ngày trong khu vực ĐBSCL có 13 Đài PT-TH phục vụ công chúng nhiều chương trình văn nghệ khác nhau. Với số lượng Đài như thế cộng với các hình thức giải trí trên nhiều phương tiện truyền thông khác và đặc biệt trên mạng MXH tràn ngập các loại hình văn nghệ, thì việc nghe thường xuyên hay thỉnh thoảng là cả một sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn của thính giả đối với một kênh văn nghệ. Hình thức nào đơn giản, tiện lợi, dễ tiếp cận và đặc biệt là hấp dẫn thì công chúng sẽ tìm đến thư giãn, thưởng thức.

2.3.2.2. Phương tiện nghe Đài

Không gian tiếp nhận thông tin của công chúng phát thanh ngày càng được mở rộng. Trước đây, công chúng chỉ có thể theo dõi chương trình phát thanh tại những nơi có thiết bị radio thì ngày nay khi kỹ thuật phát triển, công chúng có thể nghe chương trình phát thanh, mọi lúc mọi nơi khi chỉ cần có kết nối mạng di động hoặc sóng wifi. Ví dụ, công chúng có thể nghe chương trình

“VOV Giao thông” khi đáng lái xe trên đường, nghe chương trình “Quà tặng âm nhạc” khi đang chờ xe buýt hay tại những nơi công cộng mà không bị giới hạn về khả năng tiếp nhận thông tin.

Với câu hỏi:“Ông (bà) thường nghe chương trình văn nghệ bằng phương tiện nào?”. Kết quả thu về được thể hiện qua biểu đồ 2.2, phụ lục 3.

53

Biểu đồ 2.2. Phương tiện nghe Đài của công chúng ĐBSCL (Nguồn điều tra 12/2019)

Có đến 59% mẫu điều tra chọn nghe bằng radio, đứng sau đó là nghe bằng điện thoại 33%, còn lại là nghe qua internet 8%. Qua kết quả này, rõ ràng người dân khu vực ĐBSCL vẫn trung thành với radio. Đây là phương thức nghe Đài truyền thống của nhiều người, vì sự tiện lợi, gọn nhẹ, rẻ tiền vừa có thể nghe bất cứ nơi nào nếu có phủ sóng. Đối với phương tiện điện thoại là hình thức chọn nghe thứ hai, mặc dù những năm gần đây việc tích hợp các ứng dụng nghe Đài trên các thiết bị đi động khá phổ biến nhưng đối với khu vực ĐBSCL việc nghe Đài bằng công cụ điện thoại phát triển chưa mạnh.

Từ kết quả khảo sát tại ĐBSCL cho thấy, việc nghe phát thanh bằng internet tương đối khó khăn vì nhiều nơi ở nông thôn chưa có mạng internet, tập quán người dân nơi đây sống tập trung vùng nông thôn. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng có một lượng công chúng sống ở khu vực thành thị nghe chương trình trên internet chiếm 8%. Qua đó các Đài PT-TH hoàn toàn có thể

54

phát triển công chúng khu vực này. Vì hiện nay internet bùng nổ và có tốc độ tăng trưởng người dùng chóng mặt qua từng năm.

Riêng kết quả thảo luận nhóm mà chúng tôi thực hiện tại các Đài về việc tận dụng lợi thế của internet và MXH cho phát triển phát thanh, được các BTV trả lời như sau:

PVS 7, phụ lục 10, BTV: “Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, internet đã giúp công chúng phát thanh thuận tiện hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Thay vì nghe các chương trình phát thanh trên radio thì ngày nay công chúng có thể chọn nhình thức nghe trên điện thoại, trên máy tính…

Trước kia nếu bỏ lỡ chương chương trình thanh yêu thích, thính giả khó nghe lại nhưng hiện giờ với sự kết hợp của phát thanh và internet, công chúng hoàn toàn có thể chủ động nghe lại các chương trình ưa thích trên nền tảng số”.

PVS 8, phụ lục 11, BTV: “Các Đài phát thanh cần tận dụng MXH như cánh tay nối dài phát thanh để thu hút công chúng. Dựa trên các nền tảng MXH phổ biến và được nhiều người dùng tại Việt Nam, các Đài phát thanh nên có mặt trên các MXH phổ biến như Facebook, Twiter, Youtube, Zalo, Lotus… qua đó có thể quảng bá rộng rãi kênh của mình, tương tác cùng thính giả”.

PVS 9, phụ lục 12, BTV: “Kết hợp với MXH để làm văn nghệ phát thanh, đây chính là sự kết hợp hiệu quả nhất khi ngày nay MXH được nhiều người sử dụng, chiếm nhiều thời gian theo dõi nhất trong ngày đối với nhiều công chúng từ việc nắm bắt thông tin cho đến thư giản, thư giãn giải trí.

Trong thế kỷ XXI, thế kỷ của khoa học và công nghệ, của trí tuệ và những bước nhảy vọt, PTVN cần đẩy mạnh hơn nữa trên nhiều hạ tầng nhằm phục vụ cho nhiều nhóm công chúng, trong đó đáng kể nhất là công chúng trẻ”.

55 2.3.2.3. Thời gian nghe Đài

Có thể thấy rằng công chúng ngày nay có nhiều sự lựa chọn phong phú và đa dạng các hình thức giải trí, theo nhịp sống hiện đại công chúng cũng có rất ít thời gian để theo dõi tin tức thời sự, văn nghệ trên các phương tiên truyền thông. Do đó việc đầu tư phát triển các chương trình PTVN như thế nào để thu hút công chúng lắng nghe và giữ chân công chúng của các Đài là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu mà lãnh đạo Đài và đội ngũ BTV cần chú ý.

Cùng với tần suất thì thời gian nghe Đài sẽ làm rõ hơn mức độ và thói quen nghe Đài của công chúng. Do đó để biết được công chúng ở các địa phương đã bỏ ra thời gian bao lâu để nghe một chương văn nghệ, chúng tôi đưa ra câu hỏi “ Ông (bà) thường nghe chương trình bao lâu trong một ngày?”. Kết quả trả lời được thể hiện ở bảng 2.13, phụ lục 2.

Với kết quả này, xột ở từng địa phương về mặt thời lượng, gần ẵ số công chúng (44,7%) ở mỗi địa phương dành thời gian từ 1-3 tiếng trong ngày để nghe các chương trình văn nghệ. Điều này phù hợp kết quả khảo sát về thời lượng các chương trình thu hút đông đảo người nghe. Chương trình có thính giả liên hệ giao lưu, tương tác nhiều, được BBT xây dựng phát sóng 1 giờ như “CLB sân khấu” (Đài PT-TH Kiên Giang), “Quà tặng âm nhạc”, “Ca cổ theo yêu cầu” (Đài PT-TH Bạc Liêu, Vĩnh Long). Do vậy nếu thính giả bỏ thời gian nghe các chương trình mình yêu thích chiếm thời lượng từ 1-3 tiếng/ngày sẽ rơi vào các chương trình thu hút đông đảo công chúng mà chúng tôi khảo sát. Nhóm này rơi vào lứa tuổi từ 20-30, đó là công chúng trẻ, lực lượng thanh niên, công nhân, họ tìm đến chương trình phần lớn giao lưu, kết bạn, nghe nhạc thư giãn. Theo khảo sát, phần lớn nhóm công chúng này nghe chương trình bằng điện thoại thông minh thông qua các ứng dụng nghe chương trình phát thanh. Trong khi đó, lượng công chúng nghe trên 3 tiếng ở

56

độ tuổi từ trên 51- 65, chiếm 19%. Đối tượng công chúng của nhóm này là những người nông dân, cán bộ hưu trí, những người lao động tự do, tiểu thương, nội trợ, tài xế … họ có nhiều thời gian để đến với chương trình. Đây là nhóm cần được duy trì và phát triển hơn nữa, cần có sự đầu tư, quan tâm về thời điểm phát sóng, xây dựng nội dung chương trình thích hợp thời gian tới.

Cuối cùng là nhóm nghe dưới 1 tiếng/ngày thuộc về lứa tuổi 31-40, 41- 50 (36,3%) là lực lượng viên chức, cán bộ nhà nước, thuộc nhóm công chúng nghe có chọn lọc, nghe loáng thoáng, nghe dò tìm… cũng chiếm tỉ lệ khá cao.

Đây là nhóm công chúng cần được duy trì, tăng cường nội dung nhằm nâng cao chất lượng thời gian tới.

Có thể nói tuổi tác là một biến số ảnh hưởng khá nhiều đến việc tham gia hay không tham gia vào chương trình phát thanh, cũng như việc tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin trong chương trình PTVN như thế nào. Công chúng phát thanh hiện đại có đủ các lứa tuổi. Qua kết quả khảo, chúng ta thấy rằng, độ tuổi tiếp nhận thông tin các chương trình phát thanh nhiều nhất ở 2 độ tuổi 20-30 và trên 55 tuổi.

2.3.2.4. Thời điểm nghe Đài

Thời điểm nghe Đài góp phần làm đậm nét thói quen đến với chương trình phát thanh của công chúng. Thời điểm nghe Đài còn gắn với hành vi nhất định: ăn sáng, chuẩn bị bữa ăn trưa, chiều, công việc nội trợ, ra đồng, làm nương rẫy, đi trên ô tô, ngồi đợi xe buýt, làm việc văn phòng… Để biết được thời điểm nghe Đài, chúng tôi có nội dung câu hỏi “ Ông (bà) thường nghe chương trình văn nghệ vào thời điểm nào trong ngày?”. Có 5 lựa chọn cho thính giả: Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối, đêm (từ 22g trở lên).

Sở dĩ chúng tôi đưa ra 5 phương án vì đa số các Đài đều có thời lượng phát sóng trong ngày cao: (Vĩnh Long 24/24 giờ) (Kiên Giang 18/24 giờ, Bạc Liêu 19/24 giờ). Thời điểm nghe chương trình cũng rất quan trọng, nắm bắt được

57

thời điểm sẽ giúp BBT sắp xếp, bố trí lịch phát sóng phù hợp với các đối tượng công chúng khác nhau. Kết quả nhận được như biểu đồ 2.4, phụ lục 3.

Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người nghe dao động theo đồ thị hình sin, đầu tiên là thấp vào buổi sáng, tăng dần lên vào buổi trưa và bắt đầu giảm dần cho đến buổi chiều, tối và đêm từ 22h. Riêng đối với Đài PT-TH Vĩnh Long có một ít khác biệt, buổi sáng thấp tăng dần đến trưa, sau đó lại tăng cao cho đến chiều và bắt đầu giảm mạnh vào buổi tối, giảm nhẹ vào đêm từ 22h. Kết quả này phản ánh đúng với lịch phát sóng chương trình văn nghệ của mỗi Đài. Ví dụ như ở Đài PT-TH Kiên Giang từ buổi trưa đến chiều tăng nhẹ vì đây là thời gian nhà Đài phát sóng nhiều chương trình hay, thu hút thính giả và được phân bố trong nhiều ngày khác nhau ( bảng 2.1, phụ lục 2) như: CLB sân khấu 11g, Ca cổ theo yêu cầu 12g, Đờn ca tài tử 13g30 và Quà tặng âm nhạc 15g. Riêng Đài PT-TH Bạc Liêu giảm từ trưa đến chiều, sau đó buổi tối đến đêm từ 22h tăng trở lại vì buổi tối và đêm Đài phát lại khung giờ buổi trưa, nên thính giả không nghe buổi trưa sẽ theo dõi khung giờ tối và buổi chiều Đài PT-TH Bạc Liêu chủ yếu phát các chuyên đề, chuyên mục, rất ít chương trình văn nghệ.

Để đánh giá thời điểm nghe Đài đối với các Đài địa phương thêm phần chính xác hơn, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi phụ (câu hỏi số 11- phiếu thăm dò ý kiến công chúng): Ông (bà) nghe chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của Đài như thế nào? Và kết quả khảo sát ở câu hỏi này cho tỉ lệ cao ở phương án “Chỉ nghe 1 số chương trình yêu thích”(54%), trong khi 2 lựa chọn còn lại “Nghe tất cả các chương trình” “Chỉ nghe khi có thời gian rảnh rỗi” với tỉ lệ lần lượt là 5% và 41%. Do đó, tỉ lệ thời điểm nghe cao đúng vào một số chương trình được yêu thích mà tác giả đã thể hiện trong bảng khảo sát.

58

Một phần của tài liệu Luận văn ngành báo chí công chúng ĐBSCL với chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các đài PT TH địa phương​ (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)