Chương 2: KHẢO SÁT CễNG CHệNG ĐBSCL VỚI CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ TRÊN SÓNG PHÁT THANH CỦA CÁC ĐÀI
2.3. Đánh giá của công chúng về các chương trình phát thanh văn nghệ
2.3.1. Phân loại công chúng
2.3.1.1. Phân loại theo đặc điểm xã hội học - Theo nghề nghiệp
Qua cơ cấu các mẫu điều tra công chúng ở khu vực ĐBSCL cho thấy, số liệu của mẫu điều tra tương đối phù hợp so với thực tế, phản ánh đúng thực trạng nhu cầu thưởng thức văn nghệ khu vực ĐBSCL. Trong 300 thính giả được khảo sát, số thính giả là nông dân (35%) và sinh sống ở khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ cao (61%) gấp 1,5 lần số công chúng sống khu vực thành thị (39%). Như vậy vùng nông thôn công chúng nghe chương trình của Đài phát thanh nhiều. Số lượng công chúng nam nhiều hơn nữ 54,3% so với 45,7%.
Công chúng phát thanh cũng như công chúng báo chí đều không phân biệt giới tính, phục vụ mọi người bất kể nam hay nữ. Tuy vậy, dựa vào đặc điểm giới, nhiều chương trình phát thanh cũng được thực hiện với nội dung nhằm hướng tới đối tượng công chúng phù hợp.
- Theo lứa tuổi
Cơ cấu lứa tuổi trong mẫu điều tra cũng phản ánh thính giả tuổi đời cao 51- 65, 75/300 người (23%) nghe chương trình ít so với giới trẻ (29,7%) cũng là lý do để nhà Đài phát triển xu hướng phát thanh hiện đại phục vụ nhóm công chúng trẻ, những người đang tiếp nhận công nghệ mới. Rõ ràng, hiện nay do môi trường làm việc và xã hội thay đổi người trẻ đã nghe radio nhiều hơn trước đây do đặc thù phải di chuyển nhiều, nhịp sống công nghiệp vốn bận rộn, gấp gáp họ vẫn muốn tiếp nhận thông tin thời sự hay văn nghệ trong khi di chuyển như đang lái xe chẳng hạn, mà không có điều kiện tiếp nhận các hình thức truyền thông khác.
- Theo tình trạng việc làm
59
Kết quả điều tra của tác giả luận văn còn phản ánh, công chúng thuộc các đối tượng chưa có việc làm chiếm 27,33%, người về hưu 8,33%, tổng hợp hai nhóm công chúng này là 35,66%, nhóm công chúng thuộc nghề nghiệp khác là 41,33%. Tổng hợp các nhóm trên thì tỉ lệ công chúng lên đến 77%.
Với kết quả này chúng ta nhận thấy, nghề nghiệp là yếu tố chi phối rất nhiều đến việc lựa chọn nội dung thông tin và thể loại chương trình phát thanh để tiếp nhận.
- Theo trình độ
Tỉ lệ công chúng có trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trình độ khác chiếm đến 72,7% trong khi các trình độ còn lại (Cao đẳng, Đại học và trên Đại học) 27,3%, phản ánh đúng với thực trạng về đặc điểm dân cư và mặt bằng dân trí người dân khu vực ĐBSCL. Trình độ học vấn là một biến số quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của con người, trong đó có hoạt động giải trí. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với văn hóa, lao động và cách thức ứng xử giữa con người với xã hội là rất rõ rệt.
Đối với công chúng phát thanh, trình độ học vấn có liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn chương trình, liên quan đến nội dung thông tin mà họ tiếp nhận, chia sẻ, tương tác… Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiếp nhận thông tin văn nghệ. Trình độ học vấn càng thấp thì tỉ lệ sử dụng các loại hình giải trí càng đơn điệu, tập trung vào một số hoạt động tại nhà.
2.3.1.2. Phân loại theo cấp độ nghe của công chúng
Theo kết quả điều tra, nhóm công chúng tiềm năng chiếm tỉ lệ cao, rơi vào nhóm công chúng có tuổi đời từ 20-30 (29,7%). Đây là nhóm công chúng mà chương trình PTVN hướng vào nhằm lôi kéo, thuyết phục họ. Vì thính giả
“trung thành” theo cách nghe, cách thưởng thức radio truyền thống đang ngày càng ít đi, phần nhiều cũng đã lớn tuổi và nếu không có cách làm mới, phương thức tiếp cận mới thì chắc chắn báo nói sẽ bị mai một thính giả của
60
mình. Giới trẻ nhất là tại các đô thị có các đặc điểm chung hầu như gắn liền việc học tập, sinh hoạt, giải trí với smartphone, máy tính bảng, laptop; tham gia MXH như một nhu cầu không thể thiếu nhằm kết nối. Trong nhóm này cũng có một phần công chúng mà chương trình PTVN hướng vào do tiếp nhận được sự tác động, đó là nhóm công chúng thực tế. Nhóm này có tuổi đời tương đối cao từ 51-65 chiếm 25%, đứng thứ 2 sau nhóm công chúng tiềm năng trong tổng số công chúng thuộc diện điều tra. Đối tượng công chúng này là cán bộ hưu, những “lão nông tri điền”, nội trợ, công nhân. Còn lại nhóm công chúng là đối tượng nghe dò tìm, nghe tập trung tư tưởng, nghe có chọn lọc, lựa chọn, nghe loáng thoáng. Các nhóm này ở vào lứa tuổi 31-40 (22,3%), 41-50 (23%) thuộc lực lượng viên chức, tài xế, tiểu thương, những người làm nghề tự do. Do tính chất công việc, yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn nên nhóm này thì luôn có mặt bên radio, nhóm khác lại dành một phần thời gian nhất định cho việc nghe Đài hàng ngày hoặc chỉ nghe một phần của chương trình hay một vài yếu tố hấp dẫn của chương trình mà họ bất chợt dò tìm gặp qua sóng phát thanh.
2.3.2. Đánh giá của công chúng về các chương trình PTVN 2.3.2.1. Đánh giá về sự hấp dẫn của chương trình
Ý kiến đánh giá của công chúng về tiêu chí đạt được của các chương trình PTVN là căn cứ thực tế nhất để các Đài dựa vào đó tăng giảm, phân bổ dung lượng, cấu trúc chương trình, quan trọng hơn hết vẫn là nội dung, hình thức thể hiện và điều kiện kỹ thuật sao cho phù hợp với nhu cầu thưởng thức của công chúng và đặc điểm văn hóa của vùng ĐBSCL.
PVS 2, phụ lục 5: “Để chạm tới trái tim thính giả, đặc biệt là thính giả khu vực ĐBSCL người làm văn nghệ phát thanh phải có được những chương trình chuyên sâu về âm nhạc, nghệ thuật dân tộc mang đậm nét quê hương, những nhân vật điển hình về văn hóa nghệ thuật, trong cuộc sống đời thường;
61
phải xây dựng được những chương trình độc đáo để người nghe không những hiểu, mà còn được đồng cảm, được vui buồn, động viên, chia sẻ và sống cùng nhân vật. Để làm được điều đó, chương trình PTVN phải luôn biết công chúng của chúng ta đang cần gì, thiếu gì về văn nghệ? Và kênh sóng phát thanh phải đáp ứng làm sao theo nhu cầu ấy?”.
Vì vậy, để biết được sự đánh giá của công chúng dành cho các chương trình PTVN của các Đài như thế nào, chúng tôi đã đặt câu hỏi: Ông (bà) đánh giá thế nào về chương trình văn nghệ của các Đài? Kết quả thu về như bảng 2.17, phụ lục 2.
Sở dĩ chúng tôi chọn “lĩnh vực nghề nghiệp” để đưa ra những con số đánh giá vì đây là nhóm công chúng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, kết quả phản ánh qua đánh giá chất lượng chương trình sẽ giúp những người làm chương trình phân định chương trình, bố trí ngày, giờ phát sóng, nhất là hình thành kết cấu chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng công chúng. Nghề nghiệp là yếu tố chi phối công chúng lựa chọn nội dung thông tin và loại hình báo chí nào để tiếp nhận.
Kết quả điều tra, tỉ lệ đánh giá chương trình PTVN “hấp dẫn” chung của 3 Đài chiếm hơn ẵ tổng số người được hỏi 52,3% là điều đỏng mừng, chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các Đài đã được công chúng đón nhận và hài lòng. Đáng chú ý lực lượng công chúng nông dân, đối tượng đông nhất trong cuộc điều tra (105/300 phiếu) đánh giá chương trình văn nghệ
“hấp dẫn” lên đến 60% trong số những người được hỏi, đồng nghĩa với việc chương trình văn nghệ của các Đài có một lực lượng công chúng mạnh, công chúng riêng, đây là nhóm công chúng thực tế. Cần thiết để hình thành những chương trình hay hơn phục vụ nhóm đối tượng này. Cũng nhóm công chúng nông dân tỉ lệ chọn “hấp dẫn” cao gấp gần 8 lần so với đánh giá chương trình
“chưa hấp dẫn” (7,6%). Đứng thứ hai là nhóm công chúng viên chức nhà
62
nước (51,4%) và thứ ba ở lượt đánh giá “hấp dẫn” thuộc về công chúng nội trợ (51,1%) cao gấp gần 5 lần đánh giá của nhóm ở lựa chọn “chưa hấp dẫn”.
Đối với công chúng là tài xế đường dài là lực lượng ít nhất (9 phiếu) thì có 4/9 người (44,4%) đánh giá chương trình “hấp dẫn” và bằng ấy số người chọn “bình thường”. Như vậy họ có sự đánh giá ngang bằng nhau ở 2 cấp độ này, có thể lý giải và phân tích như sau: đây là lực lượng nghe nhiều khi thực hiện nhiệm vụ nhất là vào thời gian đêm khuya, nhưng ít tham gia tương tác vì lý do công việc, đòi hỏi sự tập trung cao độ.
- Với câu hỏi: Trong các chương trình văn nghệ sau đây thì ông (bà) yêu thích chương trình nào? (xin vui lòng đánh số theo mức độ yêu thích), kết quả nhận được như bảng 2.18, phụ lục 2.
Chương trình được yêu thích theo thứ tự từ 1-5: Quà tặng âm nhạc, Câu chuyện truyền thanh, Ca cổ theo yêu cầu, Đờn ca tài tử và Đọc truyện đêm khuya. Chương trình “Quà tặng âm nhạc” được yêu thích nhiều nhất với nhóm công chúng là công nhân (55%) cao hơn 2 lần đối với nhóm công chúng là tiểu thương (25%) và người về hưu (24%). Cao hơn cả nhóm công chúng là nông dân (41,9%). Sở dĩ nhóm công chúng là công nhân có sự ưu tiên khi lựa chọn chương trình “Quà tặng âm nhạc” vì đây là chương trình họ có thể giải trí sau giờ tan ca. Ngoài hình thức nghe Đài vào thời điểm này họ hầu như ít có thời gian tham gia các hoạt động khác, với lý do thu nhập và ít có các hoạt động vui chơi, giải trí dành cho họ. Đây là điều kiện để các Đài PT-TH phát triển nhiều chương trình mảng văn nghệ phục vụ nhóm đối tượng công chúng này. Thời điểm phát sóng cũng rất quan trọng vì chọn thời điểm thích hợp sẽ thu hút nhiều thính giả nghe chương trình như Quà tặng âm nhạc phát sóng lúc 18g (Đài PT-TH Vĩnh Long), Đài PT-TH Bạc Liêu 10g30, Đài PT-TH Kiên Giang 13g có vẽ chưa phù hợp với nhiều đối tượng công chúng.
63
Chương trình “Ca cổ theo yêu cầu” thì nhóm công chúng tài xế và công nhân có tỉ lệ chọn cao nhất (33,3%) bằng với tỉ lệ “Câu chuyện truyền thanh”. Lý giải điều này là do số chương trình “Câu chuyện truyền thanh”
phát sóng trên Đài PT-TH Vĩnh Long và Kiên Giang với tần suất nhiều (6 và 7 chương trình/ tuần), được bố trí phát sóng vào nhiều thời điểm sáng, trưa, chiều, tối (kể cả giờ phát lại). Do đó chương trình có thể phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau lắng nghe ở nhiều khung giờ phát sóng. So sánh với
“đánh giá về các chương trình văn nghệ” (Bảng 2.16, phụ lục 2) của 2 nhóm công chúng này thì họ cho rằng các chương trình văn nghệ ở mức “hấp dẫn”
tương đương nhau (45% và 44,4%).
Cũng là 2 đối tượng công chúng là công nhân và tài xế nhưng lại có sự lựa chọn thấp nhất cho chương trình “Đọc truyện đêm khuya” và “Đờn ca tài tử”, thậm chí không có sự lựa chọn nào (0%). Do tính chất của chương trình và thời gian phát sóng vào thời điểm không dễ tiếp nhận. Chẳng hạn như
“Đọc truyện đêm khuya” phát sóng trong khung thời gian sớm nhất cũng 22g (Đài PT-TH Kiên Giang), 22g30 (Đài PT-TH Bạc Liêu) và 23g30 (Đài PT- TH Vĩnh Long) đối tượng công nhân không thể đón nghe chương trình này, vì đây là thời gian họ nghỉ ngơi để sáng sớm hôm sau họ vào ca mới. Đối với
“Đờn ca tài tử” thuộc loại hình nghệ thuật hàn lâm, bác học, có nguồn gốc từ nhã nhạc cung đình Huế, thính phòng Huế, dù mang tính dân gian, bình dân nhưng không phải ai cũng hiểu được và yêu thích. Nên đây là một trong những chương trình kén thính giả so với một số chương trình trong diện khảo sát, ngày cả Bạc Liêu là xứ sở được xem là cái nôi của cải lương và ĐCTT vẫn có ít sự lựa chọn trong số công chúng thuộc diện khảo sát. Xuất phát từ thực tế này, các Đài PT-TH cần quảng bá, tuyên truyền nhiều về loại hình nghệ thuật ĐCTT đến với công chúng bằng nhiều hình thức khác nhau cũng
64
như bố trí lịch, thời điểm phát sóng thích hợp để đón nhận công chúng lắng nghe chương trình.
Tỉ lệ chọn bình quân chung của 3 Đài “Câu chuyện truyền thanh” chỉ 5,3% và “Đờn ca tài tử” 9,7%. Ở lĩnh vực ngành nghề tự do có tỉ lệ lựa chọn yêu thích chương trình với số lượng bằng nhau đối với chương trình “Quà tặng âm nhạc”, “Câu chuyện truyền thanh” và “Ca cổ theo yêu cầu”
(28,9%). Đây cũng là 3 chương trình có sự lựa chọn cao nhất trong bình quân của 3 Đài và tổng số lượt phiếu điều tra (39,3%, 22,3% và 21,7%).
- Để đánh giá về nguyên nhân yêu thích chương trình, chúng tôi điều tra công chúng bằng câu hỏi: Ông (bà) yêu thích chương trình ấy là do? Có nhiều phương án để chọn, kết quả thu về như bảng 2.20, phụ lục 2.
Theo kết quả của bảng điều tra trên thì lựa chọn“có người nổi tiếng tham gia” của nhóm công chúng nông dân là 37,1% cao nhất trong các lý do yêu thích yêu chương trình văn nghệ, cao gấp 3 lần nhóm công chúng là cán bộ hưu ở lựa chọn này. Đây cũng là lý do yêu thích chương trình cao nhất trong tổng số người được hỏi 79/300 chiếm tỉ lệ 26,3% cao hơn cả lý do
“Được giao lưu, yêu cầu bài hát”(22,7%) thuộc các chương trình giao lưu, tương tác như “Quà tặng âm nhạc”, “Ca cổ theo yêu cầu” trong các đánh giá trên có số lựa chọn nhiều. Qua đó, chúng ta có thể thấy nhu cầu được gặp gỡ, trò chuyện với người nổi tiếng là rất nhiều. Lý do để các Đài thiết kế chương trình văn nghệ có sự tham gia cũng như xuất hiện của người nổi tiếng. Đứng thứ 2 trong lý do yêu thích chương trình vì “có người nổi tiếng tham gia”
thuộc về 2 nhóm công chúng tiểu thương và tài xế đều có tỉ lệ 33,3%. Lý do này cũng là sự lựa chọn nhiều nhất ở các nhóm công chúng công nhân (30%), nội trợ (21,3%) và khác (20%). Thấp nhất trong những lý do yêu thích chương trình là các lựa chọn “nêu ý kiến đóng góp”, “lý do khác” và “được thưởng”, từ đây chúng ta có thể hiểu công chúng không quan tâm nhiều đến
65
việc góp ý chương trình, quà thưởng từ nhà Đài mà họ đến với chương trình và yêu thích vì được đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn và quan trọng vẫn là được trò chuyện, gặp gỡ, giao lưu với người nổi tiếng.
Dù không đưa ra lý do để chọn trong bảng khảo sát nhưng chúng tôi nhận được trong nhóm “ý kiến khác” của nhóm công chúng có trình độ học vấn cao là
“cán bộ hưu” và “cán bộ viên chức nhà nước” về nguyên nhân yêu thích chương trình là cách thể hiện (đọc) của PTV cùng với âm thanh, tiếng động, âm nhạc...
Giọng đọc truyền cảm, sâu lắng, đi vào lòng người nhất là thể hiện đạt thể loại “Đọc truyện đêm khuya” sẽ khiến người nghe thích thú, say mê. Đây là một trong những thể loại đặc thù của phát thanh. Riêng “Câu chuyện truyền thanh” thu hút công chúng vẫn là diễn xuất, nội dung câu chuyện và cách đưa vào câu chuyện âm thanh, tiếng động. Chúng ta đều biết, thế mạnh của phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp tạo ra sự phong phú, sinh động, giàu màu sắc biểu cảm. Lời nói truyền các sắc thái cảm xúc, tiếng động chân thực, sinh động, âm nhạc kết hợp hài hòa sẽ tạo nên bức tranh âm thanh phong phú.
Và 2 nhóm công chúng “cán bộ hưu” và “cán bộ viên chức nhà nước”
nêu lý do yêu thích chương trình vì được “nêu ý kiến đóng góp” lần lượt là 8,1% và 20%, các nhóm công chúng còn lại không chọn lý do này (0%). Lý do “Nêu đóng góp ý kiến” và “ý kiến khác” là 2 ý kiến không nhận được lựa chọn nhiều từ các nhóm công chúng là công nhân, nông dân, nội trợ, tiểu thương. Điều này phản ánh trình độ của công chúng, vì trình độ học vấn là một trong những điều kiện tác động nhiều đến việc tiếp nhận những sản phẩm truyền thông đại chúng và bày tỏ quan điểm, chính kiến cũng như đánh giá đối với chất lượng nội dung sản phẩm mà mình yêu thích.
- Để nắm thêm thông tin về lý do yêu thích chương trình văn nghệ, đồng thời để các Đài có thêm sự điều chỉnh hợp lý cho lực lượng người dẫn chương trình, chúng tôi có câu hỏi phụ (câu hỏi 13 của bảng hỏi): Ông (bà) nhận xét thế nào về người dẫn chương trình văn nghệ của các Đài? Với 3 lựa