Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT, PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ
3.1. Các vấn đề đặt ra đối với việc thu hút, phát triển công chúng
Khoa học công nghệ phát triển đã khiến cách tiếp cận thông tin của công chúng, trong đó có thính giả nghe Đài, thay đổi. Theo một báo cáo điều tra mới nhất của VOV1, tính đến năm 2017, Việt Nam có 64 triệu người dùng internet, chiếm 67% dân số cả nước, trong khi đó tỉ lệ người nghe Đài chỉ chiếm khoảng từ 12-15%. Một nghiên cứu khoa học cho thấy 73% người dưới 30 tuổi đếu lấy thông tin từ MXH, truyền thông xã hội. Nhưng họ không nhận ra rằng họ cũng có thể có được những thông tin này qua radio. Còn với những người vẫn trung thành với radio, cách thức nghe Đài của họ cũng khác nhiều.
Hiện nay nhiều người không còn ngồi hàng giờ nghe radio ở nhà mà đa số họ nghe Đài trong trạng thái di chuyển và nghe qua các thiết bị di động. Họ thường nghe một cách bất chợt, nghe một số phần của chương trình phát thanh, nhưng họ mong muốn mỗi khi bật kênh phát thanh họ yêu thích thì được nghe những thông tin họ muốn. Người nghe Đài cũng giống như công chúng báo chí hiện nay, đang chuyển từ xu thế nặng về tiếp nhận một chiều sang tiếp nhận tương tác đa chiều, thực tế đó cho thấy nếu Đài phát thanh nào tăng tính tương tác, tăng giao lưu với công chúng thì thu hút được thính giả.
Trước đây, công chúng sẵn sàng nghe chương trình một cách bị động, có gì nghe nấy không yêu cầu đòi hỏi gì đối với nhà sản xuất. Ngày nay, công
88
chúng đã thay đổi. Nếu chương trình không hay họ sẵn sàng loại bỏ để lựa chọn một kênh khác phù hợp vì họ có rất nhiều kênh để chọn lựa. Đối với thính giả của chương trình PTVN cũng vậy. Giờ đây, người nghe có những cách thức tiếp cận khác nhau và họ muốn có những chương trình mang tính mở, tương tác nhưng phải ngắn gọn với những chi tiết chân thực, người thật, việc thật cùng với tiếng nói giản dị của họ. Họ đòi hỏi khả năng giao lưu, trò chuyện, trao đổi thông tin giữa PTV, PV, BTV. Nhu cầu thưởng thức âm nhạc của họ cũng ngày càng khắt khe hơn. Tính đối tượng, thời gian và cập nhật thông tin trở thành thách thức lớn từ phía thính giả, đòi hỏi cả chất lượng nội dung, hình thức thể hiện chương trình và chất lượng phát sóng. Thính giả ngày nay không chỉ nghe văn nghệ mà họ còn có ý thức tham gia các chương trình. Họ muốn được tham gia trực tiếp vào chương trình, được trao đổi, được phát biểu, muốn được bày tỏ quan điểm để mọi người cùng nghe trong các chương trình giao lưu, toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp...
Mặt khác, theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có radio phải không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, đồng thời công chúng cũng liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống này. Đó chính là những đòi hỏi của bạn nghe Đài trước cuộc sống và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú. Mỗi nhóm công chúng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếp nhận chương trình phù hợp. Có thể nói công chúng PTVN là công chúng đa phương tiện, muốn đưa công chúng trở thành công chúng đa phương tiện, chương trình phải hướng đến mục tiêu xây dựng phát trên nền tảng đa phương tiện.
3.1.2. Thách thức trong việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng PTVN, đặc biệt là công chúng trẻ
Trong bối cảnh công nghệ truyền thông phát triển, những công chúng trẻ của chương trình văn nghệ không muốn thụ động đón nhận chương trình
89
mà họ muốn chủ động cập nhật vào bất cứ thời điểm nào, bất cứ ở đâu, lựa chọn bất cứ chương trình nào mình yêu thích. Thay vì tiếp nhận chương trình qua radio, giờ đây, những thiết bị di động như máy tính xách tay, máy tính bảng, smartphone là phương tiện phổ biến được công chúng trẻ sử dụng để nghe chương trình. Ngoài ra, công chúng trẻ cũng muốn được tham gia vào quá trình sáng tạo ra các sản phẩm PTVN, được tương tác và thể hiện quan điểm cá nhân. Do vậy, nhà Đài phải tạo ra những chương trình văn nghệ thích ứng với cách thức, nhu cầu tiếp nhận của công chúng trẻ. Bên cạnh những chương trình văn nghệ có nội dung hay, hình thức hấp dẫn thì còn phải tương thích với việc tiếp nhận trên các thiết bị thông minh và mang lại khả năng tương tác cao.
Sự phát triển của kỹ thuật cũng trở thành thách thức lớn đối với nội dung trong sự phát triển của ngành phát thanh. Các Đài PT-TH địa phương cần nhanh chóng chuyển từ kỹ thuật analog sang digital đồng thời cũng đặt ra kế hoạch sản xuất radio cho người nghe theo công nghệ số. Theo quy hoạch của Chính phủ, quá trình chuyển đổi từ kỹ thuật phát sóng analog sang digital theo lộ trình đến năm 2020.
3.1.3. Thách thức từ việc nghiên cứu, điều tra và vai trò của công chúng đối với PTVN
Nghiên cứu công chúng để hiểu nhu cầu và nhằm phục vụ cho việc cải tiến sản phẩm báo chí là yêu cầu quan trọng trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, thực tế các Đài PT-TH khu vực Tây Nam Bộ thời gian qua chưa chú trọng đến công tác này. Nghiên cứu công chúng đòi hỏi phải thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao, có bộ phận chuyên trách và cần được đầu tư về kinh phí. Đây là vấn đề khó khăn đối với các Đài PT-TH địa phương. Song, không vì thế mà thiếu quan tâm và chú trọng công tác này trong xây dựng và
90
phát triển chương trình, để chương trình ngày càng có chỗ đứng trong lòng thính giả.
Cùng với việc đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ thông qua phương thức phát thanh hiện đại, các Đài đã tạo cho công chúng nhiều cơ hội để tiếp cận với các chương trình PTVN. Tiện ích của các phương thức sản xuất mới đã góp phần tạo ra những nhóm công chúng văn nghệ mới với những nhu cầu ngày càng cao hơn. Song hành với việc các Đài PT-TH địa phương đang phải tự làm mới mình để phục vụ công chúng, thì việc nghiên cứu công chúng và vai trò của công chúng đang là một vấn đề rất cần thiết, làm căn cứ đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình văn nghệ, nhất là việc hoạch định hoạt động của các Đài PT-TH trong thời gian tới nhằm thu hút và phát triển công chúng cho chương trình. Xác định rõ công chúng của mình là ai, họ mong muốn gì, hy vọng gì và chờ đợi điều gì từ phía các Đài để từ đó có phương án, kế hoạch, phục vụ công chúng của mình một cách hữu hiệu nhất.
Tuân thủ tôn chỉ, mục đích và phục vụ đối tượng công chúng sẽ góp phần quan trọng làm nên bản sắc, khẳng định đặc thù của mỗi chương trình PTVN nói riêng và mỗi Đài nói chung. Trên cơ sở tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của mình, mỗi Đài cần xây dựng chuẩn mực hoạt động cũng như những yêu cầu đối với BTV, PTV, PV trong việc bảo vệ uy tín, “thương hiệu” của mình. Việc quy chuẩn hoá các hoạt động, thao tác nghiệp vụ vừa góp phần làm tăng tính chuyên nghiệp, vừa củng cố niềm tin của công chúng đối với cơ quan báo chí.
Công chúng còn là những người tham gia vào việc góp ý, phản biện, biểu dương hay phê bình khi họ đã thẩm định được những giá trị đích thực của thông tin báo chí. Có thực hiện được mối quan hệ nhà báo- tác phẩm- công chúng trong hoạt động truyền thông thì thành quả lao động của cơ quan
91
báo chí nói chung và từng người làm báo nói riêng mới đạt hiệu quả, báo chí mới thực hiện hiệu quả ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thường xuyên thăm dò công chúng thông qua các đợt khảo sát, điều tra xã hội học nhằm đánh giá thái độ của công chúng với những sản phẩm PTVN.
Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần được tiến hành một cách khoa học, định kỳ, có sự đối chiếu so sánh qua mỗi giai đoạn, đặc biệt sau mỗi sự thay đổi, cải tiến chương trình, từ đó có sự điều chỉnh một cách phù hợp và hiệu quả.
3.1.4. Vấn đề nâng cao chất lượng chương trình PTVN 3.1.4.1. Việc cải tiến, đổi mới chương trình
Việc cải tiến nâng cao chất lượng chương trình PTVN phải xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đồng thời cần khai thác thế mạnh, hạn chế và đặc trưng của loại hình để lựa chọn hình thức sáng tạo phù hợp. Trong xu thế phát triển hiện nay của các phương tiện thông tin đại chúng, PTVN các Đài PT-TH địa phương có thuận lợi về kinh nghiệm, đội ngũ có phẩm chất chính trị. Tuy nhiên nó cũng đang đứng trước những khó khăn không nhỏ. Đó là tình trạng thiếu đồng bộ của các phương tiện kỹ thuật, thiếu đội ngũ làm công tác văn nghệ chuyên nghiệp. Mặt khác, các địa phương lại chỉ chú ý tập trung đầu tư cho truyền hình, coi nhẹ hoặc lơi lỏng công tác phát thanh. Đây là những nguyên nhân đưa phát thanh đi đến chỗ mất dần công chúng. Mặt khác, kinh tế các vùng miền đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống người dân có được cải thiện nhưng vẫn còn bộ phận đông đảo người dân ở vùng sâu đời sống xã hội còn thấp thì chiếc radio vẫn là sự lựa chọn thích hợp. Cải tiến nâng cao chất lượng các chương trình PTVN là tiếp tục khẳng định ưu thế của phát thanh về tính nhanh nhạy, diện phủ sóng rộng, đối tượng nghe phổ cập và phương tiện nghe rẻ.
3.1.4.2. Kết hợp phát sóng và tổ chức sự kiện ngoài studio
92
Yêu cầu, mong muốn của công chúng thời gian tới được thưởng thức chương trình văn nghệ với sân khấu ngoài trời chiếm tỉ lệ cao nhất trong các mong muốn, và mong được giao lưu, gặp gỡ, trò chuyện với người nổi tiếng đứng thứ 2 trong số các yêu cầu. Rõ ràng việc khao khát được nghe, xem một sân khấu văn nghệ ngoài trời là yêu cầu chính đáng, vì công chúng phát thanh của khu vực ĐBSCL chủ yếu sống ở vùng nông thôn, họ ít có điều kiện tiếp xúc với các chương trình đại nhạc hội, các show ca nhạc, tấu hài lớn. Các Đài thỉnh thoảng tổ chức được các cuộc thi văn nghệ như: Giọng ca cải lương, Tiếng hát PT-TH, Giải Sen Vàng, Giải Út Trà Ôn, Cao Văn Lầu… Các cuộc thi này sẽ không thu hút công chúng nếu như không thực hiện với sân khấu ngoài trời. Tuy nhiên, khi thực hiện các vòng chung kết tại sân khấu lớn đều thu hút đông đảo công chúng. Còn người nghe tại nhà qua trực tiếp sóng phát thanh cũng có cơ hội “tưởng tượng” ra không khí cuộc thi được tổ chức nơi này khác so với trong studio như thế nào. Rất tiếc vài năm trở lại đây các cuộc thi như thế này mất dần, vì nhiều lý do trong đó việc quảng bá, giới thiệu cho cuộc thi chưa nhiều, cách tổ chức không khoa học, chưa tạo được dấu ấn riêng.
3.1.4.3. Phối hợp nhà tài trợ thực hiện chương trình PTVN
Phối hợp sản xuất và nâng cao chất lượng chương trình PTVN là yêu cầu tất yếu trong xu hướng hiện nay, sự ra đời của nhiều phương tiện truyền thông, sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực giải trí trên không gian mạng, đòi hỏi các Đài cần tăng cường phối hợp sản xuất cùng các nhà tài trợ cũng như nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện. Bước đầu Đài PT-TH Kiên Giang đã thực hiện tốt việc tuyên tuyền, quảng bá về ĐCTT trên sóng PT-TH như khẳng định của lãnh đạo Đài (PV sâu số 2, phụ lục 5): “Thực hiện theo chủ trương xã hội hóa các chương trình sản xuất của Đài hiện nay và
93
hướng tới, Đài cố gắng kêu gọi tài trợ từ các Công ty, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp... trong và ngoài tỉnh phối hợp thực hiện”.