Chương 2: KHẢO SÁT CễNG CHệNG ĐBSCL VỚI CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ TRÊN SÓNG PHÁT THANH CỦA CÁC ĐÀI
2.4. Thành công, hạn chế của chương trình PTVN
2.4.1.1. PTVN vẫn có sức hấp dẫn đối với công chúng
Qua khảo sát được tác giả luận văn thực hiện, có thể khẳng định công chúng khu vực vẫn luôn coi các chương trình PTVN là người bạn đồng hành và là kênh thông tin, giải trí hữu ích nhằm giải tỏa những căng thẳng, mệt mõi do học tập, làm việc và lao động mang lại, tạo điều kiện để công chúng phát triển về sức khỏe tinh thần, tình cảm thẩm mỹ, thỏa mãn nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con người trong cuộc sống hiện đại. Đây là cơ sở quan
72
trọng để các chương trình văn nghệ sóng phát thanh có điều kiện phát huy tối đa thế mạnh của mình, tiếp tục phát triển, mở rộng địa bàn công chúng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần.
- Tỉ lệ công chúng nghe chương trình PTVN cao
Tỉ lệ công chúng nghe chương trình PTVN của các Đài PT-TH địa phương là 38,5%, một tín hiệu đáng mừng cho người làm phát thanh nói chung và nói riêng là lực lượng làm văn nghệ. Dù kết quả này còn khá khiêm tốn so với tỉ lệ công chúng tham gia giải trí trên các trang MXH và một số hình thức khác, nhưng phần nào cũng đánh giá được chương trình có chỗ đứng trong lòng công chúng khu vực; tạo được niềm tin để công chúng bày tỏ cảm xúc, tâm tư, tình cảm qua làn sóng, tăng cường giao lưu tương tác trong đời sống. Các chương trình PTVN không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn hướng đến nâng cao tính thẩm mỹ, chất lượng nghệ thuật, định hướng cách cảm, cách nghĩ, đáp ứng thị hiếu lành mạnh, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu văn hóa văn nghệ của công chúng địa phương.
- Chương trình được đánh giá cao về độ hấp dẫn
Kết quả khảo sát công chúng đánh giá về nội dung chương trình văn nghệ với yếu tố“hấp dẫn” chiếm tỉ lệ 52,3%, thời lượng nghe chương trình 90 phút chiếm 51% và thời lượng nghe trong một ngày là 44,7% là những tỉ lệ tương đối cao trong sự cạnh tranh thị phần công chúng trên lĩnh vực văn hóa, giải trí, nghe- nhìn. Từ kết này cho thấy chương trình đã thành công đáng kể trong việc tuyên truyền đời sống văn hóa tinh thần, chức năng giải trí phục vụ thính giả. Kết quả tỉ lệ công chúng nghe Đài liên hệ cộng tác, yêu cầu, giao lưu tương tác nếu cộng chung cả “thường xuyên” và “thỉnh thoảng” là “có liên hệ” thì tỉ lệ này đạt 44,5%, chứng minh rằng công chúng có sự quan tâm, theo dõi và có nhu cầu trao đổi với những người thực hiện chương trình cùng với việc yêu cầu bài hát và đăng ký giao lưu, kết bạn. Kết quả này phản ánh
73
đúng thực chất các chương trình văn nghệ của các Đài vì kết quả công chúng yêu thích những chương trình có tính chất giao lưu, tương tác như Quà tặng âm nhạc, Ca cổ theo yêu cầu, CLB sân khấu chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm các chương trình được yêu thích.
2.4.1.2. Có sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo các Đài, phối hợp giữa các Đài với nhà tài trợ trong thực hiện và nâng cao chất lượng
- Thành công của chương trình văn nghệ còn phải kể đến sự quan tâm của lãnh đạo Đài với việc đầu tư, thiết kế những chương trình lớn, mang tầm vóc khu vực. Riêng đối với Đài PT-TH Vĩnh Long với chương trình “Quà tặng âm nhạc” lên sóng vào năm 2002, là Đài thứ 2 thực hiện hình thức đáp ứng trực tiếp bài hát theo yêu cầu thính giả, sau Đài PT-TH TP Cần Thơ. Qua 20 năm thực hiện đến nay chương trình vẫn còn thu hút đông đảo thính giả.
PVS 1, phục lục 4: “Đài đã tạo điều kiện cho công chúng có cơ hội giao lưu, trao đổi với các nghệ sĩ, ca sĩ và đặc biệt là nhịp cầu nối những tâm hồn đồng điệu đến với nhau qua chương trình ca nhạc trực tiếp hay các chương trình kết bạn… Chương trình đã tạo được một nhịp cầu nối giữa thính giả với Đài, giữa thính giả với thính giả và giữa các tầng lớp nhân dân ở khắp vùng miền trong khu vực, mọi người dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều có thể gặp nhau, giao lưu trao đổi học tập thông qua làn sóng phát thanh. Chính yếu tố này đã tạo nên một hiệu ứng rất tốt về các chương trình văn nghệ, bổ ích và thật sự thu hút đông đảo thính giả nghe Đài trong và ngoài tỉnh, phần nào đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ VHVN”.
- Các Đài có sự quan tâm nâng cao chất lượng chương trình.
Viết cho phát thanh là viết cho người nghe chứ không viết cho người đọc, vì thế phải viết bằng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ giao tiếp. Đặc điểm cơ bản là ngắn ngọn, giản dị, gần gủi, bởi nguyên tắc giao tiếp qua radio là “nói với một người”. Một trong những xu hướng của phát thanh hiện đại là phát thanh
74
có sự giao tiếp trực tiếp với người nghe. Người dẫn chương trình phải tạo ra được những cuộc đối thoại lành mạnh, thẳng thắn, thân mật và bổ ích với người nghe. Để làm được điều này cần phải có kỹ năng giao tiếp thật tốt, luôn cởi mở, linh hoạt, uyển chuyển, xử lý tính huống thông minh.
Những BTV cùng với đội ngũ người dẫn chương trình, KTV của các Đài PT-TH địa phương là những mắc xích quan trọng cho sự thành công của chương trình PTVN thời gian qua. Lực lượng này đã tạo ra những chương trình văn nghệ mang dấu ấn riêng, được đông đảo công chúng yêu mến. Họ đóng vai trò quan trọng đối với mỗi chương trình, công chúng biết đến những BTV và người dẫn chương trình của các Đài: Minh Thư, Hoàng Yến (Vĩnh Long), Nam Nhi, Tô Châu, Sa Lan (Kiên Giang) hay Anh Thư, Tố Như (Bạc Liêu)... Nhắc tới những MC này là công chúng nghĩ ngay đến các chương trình gắn bó với họ như Quà tặng âm nhạc, Ca cổ theo yêu cầu, CLB sân khấu, Đọc truyện đêm khuya...
- Phối hợp sản xuất và nâng cao chất lượng chương trình văn nghệ là yêu cầu tất yếu trong xu hướng hiện nay, sự ra đời của nhiều phương tiện truyền thông, sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực giải trí trên không gian mạng, đòi hỏi các Đài cần tăng cường phối hợp sản xuất cũng như nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện.
PVS 2, phụ lục 5: “Thực hiện theo chủ trương xã hội hóa các chương trình sản xuất của Đài hiện nay hầu hết đều kêu gọi tài trợ từ các Công ty, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh phối hợp thực hiện. Chương trình Sân chơi đờn ca tài tử Đài kêu gọi tài trợ từ Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, có hợp đồng rõ ràng về thời lượng phát sóng, chất lượng chương trình... và các công việc liên quan với đơn vị tài trợ.
- Chương trình quảng bá tốt hình ảnh quê hương, con người
75
Thông qua hàng loạt chương trình PTVN hình ảnh về quê hương, con người đã được chuyển đến công chúng, giúp công chúng thêm hiểu, thêm yêu nhiều hơn về xứ sở nơi sinh ra bản Dạ Cổ Hoài Lang (Bạc Liêu), xứ sở hình thành hình thức Ca ra bộ trước khi có sân khấu cải lương ngày nay (Vĩnh Long) và các hoạt động văn hóa văn nghệ trong lễ hội truyền thống Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực mang đậm giá trị nhân văn và nét độc đáo, có sức ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân Kiên Giang, ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Nhằm góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ hội tiêu biểu của Kiên Giang…
PVS 3, phụ lục 6:“Biện pháp để thu hút công chúng và cũng là thành công lớn của chương trình văn nghệ là đưa hình ảnh con người, quê hương Bạc Liêu đến với công chúng gần xa thông qua hàng loạt chương trình văn nghệ hát về quê hương, xứ sở, tình đất tình người Bạc Liêu, các chương trình mang đậm bản sắc văn hóa. Phải nói rằng chương trình văn nghệ đã góp phần rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh quê hương Bạc Liêu đến với mọi người, xây dựng văn hóa văn nghệ địa phương thông qua làn sóng phát thanh mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc”.
2.4.1.3. Bước đầu có sự tiếp cận công chúng tốt
Bằng các hình thức tiếp cận khác nhau, các Đài cũng đã chuyển tải chương trình văn nghệ thông qua những phương tiện thích hợp với từng nhóm công chúng. Chẳng hạn như với đối tượng truyền thống là những thính giả cao tuổi, những nhóm thính giả với ngành nghề đặc thù, bà con nông dân, vùng sâu, vùng xa… công chúng đã tiếp nhận chương trình bằng phương tiện là những chiếc radio quen thuộc. Bên cạnh đó, các Đài bước đầu cũng đã có hình thức tiếp cận đối tượng công chúng mới, đó là nhóm công chúng nghe chương trình trên máy tính, trên các thiết bị di động và các phương tiện di chuyển bằng mạng internet bằng phát thanh hiện đại trên đa nền tảng, mở ra
76
một cơ hội để chương trình văn nghệ sóng phát thanh tận dụng như một kênh tiếp cận thính giả mới trong bối cảnh hiện nay.
PVS 1, phục lục 4: “Đài đã tạo được góc tiếp cận công chúng tốt thông qua việc lắng nghe ý kiến, phản hồi, trao đổi để cải tiến, đổi mới về nội dung và hình thức theo nhu cầu thính giả. Bên cạnh đó, chương trình cũng đã phát trên hạ tầng interet để thu hút những thính giả của thời đại mới họ luôn trong trạng thái di chuyển, giỏi về công nghệ. Đây là hình thức tiếp cận công chúng trẻ, những công chúng luôn năng động, nhạy bén với thời cuộc và cách thức tiếp nhận thông tin, văn nghệ cũng hiện đại”.
2.4.1.4. Làm tốt việc xây dựng chân dung công chúng cho chương trình Các Đài từng bước thực hiện tốt việc xác định chân dung của một nhóm công chúng. Từ đó sẽ chỉ ra mức độ khác biệt với các nhóm công chúng khác.
Xác định chân dung của nhóm công chúng càng có ý nghĩa quan trọng giúp BBT lựa chọn phương pháp tiếp cận, thiết kế nội dung chương trình thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các Đài PT-TH.
Sau khi khảo sát các chỉ số về tần suất nghe Đài, thời gian, thời điểm nghe, mức độ yêu thích… chúng tôi đã rút ra được chân dung công chúng của các chương trình PTVN có một số đặc trưng cơ bản như tần suất nghe Đài với tỉ lệ cao (38,5%); Trong các đặc điểm cá nhân thì trình độ học vấn đóng vai trò tác động mạnh nhất tới hành vi và cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Kết quả cho thấy nhóm công chúng có trình độ Trung học phổ thông là đông nhất chiếm tỉ lệ 25%. Sự khác biệt về trình độ học vấn cũng phản ánh gián tiếp sự khác biệt về nhu cầu thưởng thức văn nghệ. Điều này có ý nghĩa trong việc tăng giảm liều lượng, mức độ nội dung để cân đối nhu cầu cho các đối tượng công chúng có trình độ học vấn khác nhau.
Trong kết quả khảo sát chúng tôi còn nhận thấy có sự tương quan nghề nghiệp với tần suất, mật độ, thời gian, mức độ yêu thích chương trình văn
77
nghệ. Nông dân là nhóm công chúng yêu thích chương trình và nghe Đài nhiều nhất (60%), cán bộ, viên chức nhà nước (51,4%), cán bộ hưu trí (40%), ngành nghề tự do (48,9%), công nhân (45%)… Như vậy, chân dung công chúng của chương trình PTVN vừa có những đặc điểm chung vừa có những khác biệt, nhưng một cách khái quát nhất, chúng tôi nhận thấy: công chúng nghe chương trình nhiều nhất là những người có độ tuổi từ 20-30, 51-60, có trình độ học vấn từ trung học phổ thông.
2.4.2. Hạn chế
Dù có những cố gắng và hiệu quả nhất định, song cũng phải thẳng thắn đánh giá một cách khách quan rằng, chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh của các Đài PT-TH khu vực ĐBSCL vẫn còn rất nhiều hạn chế cả về nội dung, hình thức lẫn phương thức tiếp cận công chúng.
2.4.2.1. Chương trình PTVN chưa thực hiện được những giá trị văn hóa đặc sắc địa phương phục vụ công chúng
Dù biết rằng nói đến văn hoá ĐBSCL là nói đến sự đa dạng mang đầy đủ các giá trị của văn hoá Việt Nam trường tồn qua hàng ngàn năm, là kho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý, hát đồng dao, hát vọng cổ, hát tài tử, cải lương... nhưng chương trình văn nghệ lại chưa thật sự gần gũi với công chúng khu vực này, thời lượng phát sóng những chương trình mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền chưa được các Đài khai thác triệt để.
PVS 1, phụ lục 4:“Để các chương trình phát thanh thể hiện và nâng cao tính đặc trưng văn hóa miệt vườn sông nước thì điều đầu tiên là các chương trình phải luôn đề cập đến vốn văn hóa này. Bởi bất cứ một sản phẩm phát thanh, một chương trình phát thanh nếu không bám sát đối tượng công chúng, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng, thoát ly đối tượng thì chương trình phát thanh, sản phẩm phát thanh sẽ không có công chúng. Do vậy, các chương trình văn nghệ phát thanh nói cho công chúng Nam bộ thì phải đề cập
78
xuyên suốt, liên tục những vấn đề gắn bó thiết thực đến bà con. Bên cạnh đó cần liên tục đổi mới nội dung sao cho toàn diện, đa dạng nhất là vốn văn hóa ĐBSCL phải được thể hiện ở các chương trình PTVN một cách thường xuyên và sâu sắc hơn”.
2.4.2.2. Chưa có sự kết hợp mạnh mẽ phát thanh truyền thống và phát thanh hiện đại trong phương thức tiếp cận công chúng
Cách tiếp cận công chúng qua các phương thức truyền dẫn trên các nền tảng và phương tiện khác nhau chưa được các Đài áp dụng mạnh mẽ. Ngày nay, cách thức nghe Đài, chọn chương trình của công chúng cũng khác trước rất nhiều. Công chúng không còn phụ thuộc quá nhiều vào việc phải đợi đúng thời gian để nghe các chương trình theo phương thức truyền thống từ phía các nhà Đài nữa, khi cần người nghe có thể truy cập vào MXH, trang web, báo điện tử hay các phần mềm chuyên biệt. Thói quen và nhu cầu của người nghe hiện nay thay đổi rất nhiều, đặc biệt là giới trẻ. Họ không còn kè kè chiếc Đài bên cạnh, họ không chỉ nghe mà còn muốn đọc, xem thông tin… trên chính các thiết bị di động của mình.
Theo kết quả khảo sát hình thức nghe Đài của công chúng địa phương theo cách nghe truyền thống (radio) còn chiếm tỉ lệ cao. Như vậy, phần lớn công chúng chưa sử dụng các ứng dụng để nghe Đài hay nghe trực tuyến chương trình trên internet. Trong khi công chúng trẻ lứa tuổi 20-30, những người tiếp cận với công nghệ mới, làm bạn với chiếc điện thoại hàng giờ, là lực lượng nghe chương trình chiếm cao trong các cơ cấu độ tuổi nghe Đài, lại chưa được nhà Đài khai thác để họ có cơ hội đến với chương trình PTVN.
Theo khảo sát của chúng tôi thì cả 3 Đài đều chưa có trang fanpage cho các chương trình văn nghệ, chưa tận dụng MXH để phối hợp thực hiện chương trình. Do đó việc livestream tương tác với chương trình đối với công chúng
79
của các Đài này còn khá ít (trừ các Đài như Hậu Giang, Cần Thơ). Chủ yếu các Đài sử dụng điện thoại kết nối thính giả giao lưu là chính.
Nói như lãnh đạo Đài PT-TH Kiên Giang và Vĩnh Long thì rõ ràng phát thanh cần có phương thức sản xuất chương trình hiện đại, tận dụng lợi thế của phát thanh trên đa nền tảng. PVS 2, phụ lục 5: “Trong thời đại bùng nổ truyền thông, phát thanh vẫn giữ vai trò đặc biệt, là nguồn cung cấp thông tin chủ chốt cho mọi cộng đồng. Phát thanh giờ đây không chỉ đơn thuần là chiếc radio mà đang là đa phương tiện, đa loại hình phát sóng. Phương thức sản xuất chương trình phát thanh ngày nay theo xu hướng thanh hiện đại. Phát thanh hiện đại không tự nảy sinh mà là sự kế thừa và phát triển của phát thanh truyền thống. Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chúng. Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hỏi kỹ năng mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúng mới”.
PVS 1, phụ lục 4: “Chúng ta đã biết phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử. Do ra đời trước truyền hình nên phát thanh đã từng được coi là loại hình truyền thông hiệu quả nhất. Sự sinh động của lời nói, âm nhạc, tiếng động truyền qua làn sóng radio đã từng được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Những bước tiến trong các lĩnh vực khác - đặc biệt là những tiến bộ về công nghệ thông tin đã trở thành điều kiện cho phát thanh phát triển mạnh mẽ nhưng các Đài khu vực phần lớn chưa tận dụng lợi thế này để phát trên nhiều hạ tầng, kết hợp với MXH để phát huy lợi thế thu hút công chúng trẻ, lớp người mới, tiếp cận hàng ngày với không gian mạng và chiếc điện thoại thông minh là phương tiện để họ có thể dễ dàng tiếp cận với chương trình văn nghệ trên sóng phát thanh”.