Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) và những quan điểm đổi mới của Đảng mở ra như một cú hích không chỉ vào nền kinh tế mà còn coi là một dấu mốc lịch sử quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.
Trong đó đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử nói chung và
10http://www.na.gov.vn/vietnam/tulieuqh_k1.html
của Quốc hội nói riêng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội xứng đáng với vị trí, vai trò trong thời kỳ mới. Thực hiện đường lối đó, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 1992 thay thế cho Hiến pháp 1980. Bên cạnh đó, nhà nước tập trung ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội cùng với nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan đến địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội, các quy định này ngày càng được hoàn thiện hơn. Hiến pháp 1992 khẳng định rất rõ:
ĐBQH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; Đại biểu phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, phổ biến vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội (Điều 97);
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn đối với Chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan trả lời những vấn đề mà mình quan tâm (Điều 98).
Cũng giống như các Hiến pháp trước đây, Đại biểu Quốc hội cũng có quyền không bị bắt giam, truy tố nếu không có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền (Điều 99); quyền được cung cấp tài liệu; quyền được tạo điều kiện về thời gian và đảm bảo kinh phí hoạt động của Đại biểu (Điều 100). Bên cạnh đó Luật tổ chức Quốc hội cũng dành một chương riêng quy định về đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã thông qua Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Ngoài ra, địa vị pháp lý của Đại biểu Quốc hội còn được khẳng định trong một số văn bản pháp luật khác như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo. Đây là những yếu tố rất quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, để thay mặt nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất thực hiện quyền lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời nâng cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội không chỉ đối với cử tri nơi bầu ra đại biểu mà còn trước nhân dân cả nước.
Đồng thời, pháp luật có quy định rất mới về điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu chuyên trách và đại biểu không chuyên trách. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó mà theo quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) và Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội (sửa đổi) thì địa vị pháp lý của đại biểu còn được quy định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của đại biểu Quốc hội, bao gồm:
Thứ nhất: ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Người phụ trách các cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.
Thứ hai: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết mà đại biểu Quốc hội yêu cầu và tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu.
Thứ ba: Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo báo cáo của đại biểu trong các trường hơp đại biểu Quốc hội yêu cầu giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; yêu cầu áp dụng các biện pháp để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; đáp ứng các thông tin, điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu nhưng không được giải quyết thoả đáng, đại biểu Quốc hội đã gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại, yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết. Nhưng người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị đó không giải quyết hoặc giải quyết không thoả đáng. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận giúp đỡ đại biểu Quốc hội cùng cấp làm nhiệm vụ đại biểu, tạo điều kiện cho đại biểu tiếp xúc với cư tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và kiến nghị của nhân dân với Quốc hội.
Thứ tư: Đại biểu Quốc hội được cung cấp tài liệu kỳ họp, báo Nhân dân, báo Người đại biểu nhân dân, báo địa phương, tạp chí Nghiên cứu lập pháp và các tài liệu, văn bản khác liên quan đến hoạt động của Quốc hội; Đại biểu Quốc hội được cung cấp dịch vụ thông tin, thư viện và internet; nếu là thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội thì được cung cấp thêm thông tin về hoạt động của Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban mà đại biểu là thành viên. Đại biểu Quốc hội được Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đại biểu được bầu, hoặc chuyển đến sinh hoạt cung cấp các nghị quyết và văn bản pháp luật ở địa phương, cũng như các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương. Đại biểu được quyền ưu tiên trong việc mua vé tàu hoả, ô tô, tàu thuỷ, máy bay; khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu được ưu tiên qua cầu, phà, được tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ của đại biểu.
Thứ năm: Pháp luật quy định Đại biểu Quốc hội được hưởng các chế độ khám chữa bệnh, các chế độ thăm hỏi khi ĐBQH ốm đau. Đối với Đại biểu Quốc hội chuyên trách được dành toàn bộ thời gian làm việc Đại biểu Quốc hội, các chế độ, điều kiện bảo đảm cho hoạt động của Đại biểu được hưởng theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đối với đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm thì họ được dành ít nhất là một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Thời gian Đại biểu kiêm nhiệm hoạt động được tính vào thời gian làm việc và được bảo đảm lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác do cơ quan nơi đại biểu làm việc đài thọ.
Đối với các trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị không có khả năng đài thọ hoặc đại biểu Quốc hội không có chế độ lương và phụ cấp thì các chế độ này do kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội bảo đảm theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Thứ sáu: Hàng tháng, Đại biểu Quốc hội được cấp một khoản sinh hoạt phí. Và được thanh toán tiền công tác phí khi làm nhiệm vụ theo sự phân công của Đoàn đại biểu Quốc hội, tham gia các hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội. Đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách được bố trí nơi làm việc và các điều kiện cần thiết khác, được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội là những thành viên của Quốc hội, là yếu tố trọng tâm, một trong những bộ phận quan trọng cấu thành Quốc hội. Nếu không có Đại biểu sẽ không có Quốc hội. Nhìn chung, vấn đề về vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đã được Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Nội quy kỳ họp, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, cũng như các văn bản pháp luật khác quy định tương đối đầy đủ. Trong giai đoạn này, Quốc hội nước ta đã trải qua hai nhiệm kỳ, đó là Quốc hội khóa IX và Quốc Hội khóa X:
- Quốc hội khoá IX được bầu ngày 19/7/1992, có 395 đại biểu, trong đó:
66 đại biểu là người dân tộc (16,7%); 73 đại biểu nữ (18,5%); 65 đại biểu là thanh niên (16,5%); 33 đại biểu là người ngoài Đảng (8,4%); 58 đại biểu chuyên trách công tác Đảng (14,6%); 3 đại biểu thuộc cơ quan Chủ tịch nước (0,75%); 17 đại biểu Quốc hội chuyên trách (4,3%); 99 đại biểu là thành viên Chính phủ và lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương (25,06%); 9 đại biểu thuộc ngành Toà án, Viện kiểm sát (2,28%); 16 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (4,05%); 67 đại biểu thuộc Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân (16,96%); 3 đại biểu thuộc các cơ quan thông tin, báo chí (0,76%); 36 đại biểu thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (9,11%); 7 đại biểu tôn giáo (1,77%); 80 đại biểu hoạt động trong một số lĩnh vực (20,25%).
- Quốc hội khoá X được bầu ngày 20/7/1997 có 450 đại biểu, trong đó:
78 đại biểu là người dân tộc (17,33%); 118 đại biểu nữ (26,22%); 84 đại biểu trẻ tuổi (18,67%); 66 đại biểu là người ngoài Đảng (14,67%); 108 đại biểu tái cử (27,34%); 134 đại biểu ở các cơ quan trung ương (29,78%); 316 đại biểu làm việc và cư trú tại địa phương (70,22); 46 đại biểu chuyên trách công tác Đảng (10,22%); 3 đại biểu thuộc cơ quan Chủ tịch nước (0,67%); 29 đại biểu ở Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ (6,45%); 32 đại biểu thuộc các cơ quan của Quốc hội (7,11%); 4 đại biểu thuộc cơ quan thông tin báo chí (0,9%); 14 đại biểu thuộc Hội đồng nhân dân (3,11%); 68 đại biểu thuộc Uỷ ban nhân dân, sở ban ngành (15,12%); 11 đại biểu thuộc Toà án nhân dân (2,44%); 6 đại biểu thuộc Viện kiểm sát nhân dân (2%); 39 đại biểu quân đội (8,67%); 16 đại biểu công an (3,56%); 73 đại biểu Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức thành viên (16,22%); 8 đại biểu tôn giáo (1,78%); 101 đại biểu hoạt động trong một số lĩnh vực(22,44%).11