Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 64 - 67)

2.5. Giai đoạn hiện nay

2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Bên cạnh những mặt mạnh, tích cực trong hoạt động của mình thì liên quan đến địa vị pháp lý của Đại biểu Quốc hội vẫn còn những hạn chế nhất định. Khi nói về nguyên nhân của nó còn có nhiều ý kiến khác nhau về những hạn chế nêu trên của đại biểu Quốc hội. Theo chúng tôi, có thể nói đến một số nguyên nhân chính như sau:

Th nht: Chất lượng của các đại biểu Quốc hội chưa đồng đều. Mặc dù trình độ học vấn của đại biểu Quốc hội các khoá gần đây không ngừng được nâng cao. Quốc hội khóa XI có 93,37% đại biểu có trình độ đại học và trên đại học. Quốc hội khóa XII có 164 đại biểu có trình độ trên đại học, 309 đại biểu trình độ đại học. Tuy nhiên, học vấn chỉ là một phần yếu tố cấu thành năng lực của đại biểu mà không phải là tất cả làm ảnh hưởng đến chất lượng của đại biểu Quốc hội. Việc đề cử người ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện theo nguyên tắc cơ cấu thành phần nhằm bảo đảm cho Quốc hội có đủ các thành phần đại diện của các giai tầng trong xã hội, có đủ đại diện cho các địa phương, các dân tộc, tôn giáo. Điều đó đã thể hiện ý chí tập trung, sự đoàn kết thống nhất mọi dân tộc, mọi thành phần đang sống và tồn tại trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng cứng nhắc nguyên tắc này vô hình chung lại thu hẹp khả năng tự tham gia ứng cử của công dân cũng như khả năng lựa chọn đại biểu của cử tri. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của đại biểu Quốc hội.

Th hai: Mặc dù vai trò, trách nhiệm của đại biểu rất lớn nhưng điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đại biểu. Những năm gần đây, tuy những điều kiện đảm bảo cho hoạt động của đại biểu đã được tăng cường. Song, đại biểu Quốc hội nước ta chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, không chuyên trách nên việc bố trí bộ máy phục vụ đại biểu hiện nay còn bất cập, cần sớm khắc phục. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới quy định mỗi đại biểu Quốc hội có nhiều chuyên gia, thư ký giúp họ chuẩn bị, nghiên cứu các vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau. Còn

pháp luật nước ta quy định Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ có một bộ phận giúp việc còn khá khiêm tốn, thậm chí cả Đoàn chỉ có một thư ký giúp việc. Bên cạnh đó, tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội cũng chưa được quy định cụ thể, thống nhất. Về kinh phí hoạt động hàng năm của Đại biểu và Đoàn Đại biểu do Nhà nước hỗ trợ, mặc dù đã được điều chỉnh tăng cường nhưng chưa đủ để bảo đảm cho đại biểu Quốc hội thực hiện tốt nhiệm vụ đại biểu của mình, nhất là trong thời kỳ hiện nay.

Th ba: Một nguyên nhân quan trọng không thể không nhắc đến là các quy định của pháp luật cho hoạt động của đại biểu Quốc hội chưa đầy đủ và đồng bộ. Pháp luật có những quy định rất khó thực hiện, nhiều quy định không có văn bản hướng dẫn. Đơn cử có thể nói đến quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội 2001 quy định: “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra ĐBQH đó.

Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần batổng số ĐBQH biểu quyết tán thành.

Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm ĐBQH thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định (Điều 56).

Với quy định như trên thì khó xác định được khi đại biểu Quốc hộ phạm phải những sai lầm nào thì bị coi là không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân; Thế nào là mức độ sai lầm? ở mức độ sai lầm nào thì sẽ do Quốc hội bãi nhiệm, mức độ nào sẽ do cử tri bãi nhiệm; Và trên thực tế, quyền bãi nhiệm của cử tri đối với sai lầm của đại biểu dường như chưa được thực hiện.

Với quy định chưa thực sự cụ thể như vậy thì không thể phát huy được việc nâng cao nhận thức của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trước sự tín nhiệm của nhân dân. Tại khoản 2 Điều 87 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) quy định: “Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật và dự án

luật ra trước Quốc hội”. Với quy định của Hiến pháp như trên, được hiểu là đại biểu có quyền lập pháp, trình toàn bộ nội dung dự thảo của một văn bản luật, bao gồm lời nói đầu, các chương, các mục, các điều, các khoản. Tuy nhiên khoản 1 Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 lại quy định: Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo trong những trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình; thành phần Ban soạn thảo do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của đại biểu Quốc hội. Quy định này của luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liệu có mâu thuẫn với Hiến pháp. Những quy định không thống nhất, thiếu cụ thể của luật như trên sẽ đến hậu quả làm hạn chế vai trò của đại biểu Quốc hội.

Th tư: Việc quy định về đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm còn chưa cụ thể, công việc bố trí đại biểu chuyên trách ở một số Đoàn đại biểu Quốc hội còn chưa hợp lý, cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội. Trong khi đó, rất nhiều đại biểu, đặc biệt là những đại biểu giữ các chức vụ trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế lại có quá nhiều việc về công tác chuyên môn. Do đó, thời gian để thực hiện nhiệm vụ đại biểu rất hạn chế. Vai trò thì rất quan trọng nhưng bản thân họ lại ít tham gia phát biểu ý kiến ở Tổ, Đoàn đại biểu hay tại phiên họp toàn thể tại hội trường.

Hơn 60 năm chặng đường lịch sử, địa vị pháp lý của các đại biểu Quốc hội ở nước ta luôn được xác định là người đại biểu của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Trải qua các thời kỳ khác nhau, các nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu Quốc hội được quy định đầy đủ và cụ thể hơn, ngày càng hoàn thiện hơn trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Điều đó góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các đại biểu Quốc hội, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội. Song, đi cùng với những tiến bộ đó, vẫn còn có những quy định trong các văn bản pháp luật liên quan quy định còn chung chung, chưa tạo hết điều kiện để các đại biểu thực hiện sứ mạng của mình. Do đó, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đại biểu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)