Tội không chấp hành án với tội Không thi hành án

Một phần của tài liệu Tội không chấp hành án trong luật hình sự việt nam (Trang 25 - 30)

1.2. Phân biệt tội Không chấp hành án với một số tội phạm khác trong Bộ luật hình sự năm 1999

1.2.1. Tội không chấp hành án với tội Không thi hành án

* Khái niệm tội Không thi hành án.

Tội không thi hành án9 là hành vi của người có thẩm quyền cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc cố ý không thi hành quyết định thi hành án

7 Điều 311 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

8 Điều 90 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ năm 2009 ).

9 Điều 305 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

1. Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người thực hiện đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

* Dấu hiệu pháp lý của tội Không thi hành án.

- Khách thể của tội phạm.

Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành án, gây tác hại trực tiếp đến uy tín cũng như việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức thi hành án.

Đồng thời còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.

- Mặt khách quan của tội phạm.

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc hành vi không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Ví dụ: Không gửi trích lục bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan thi hành án có nhiệm vụ thi hành án (đối với bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hành chính hoặc bản án hình sự có tuyên phần nộp ngân sách nhà nước cũng như trách nhiệm dân sự trong hình sự…) hoặc cơ quan công an (đối với bản án hình sự); ra lệnh hoãn thi hành án hoặc tạm đình chỉ thi hành án không có căn cứ hoặc trái với các quy định của pháp luật về việc hoãn và tạm đình chỉ thi hành án hoặc hết thời hạn tạm hoãn vẫn tìm cách trì hoãn không buộc người phải chấp hành án thi hành hết phần nghĩa vụ còn lại; không buộc người phải chấp hành án thi hành nghĩa vụ của mình mặc dù không có căn cứ để tạm hoãn việc thi hành. Hành vi không thi hành án chỉ CTTP khi thỏa mãn một trong hai tình tiết dưới đây:

- Gây hậu quả nghiêm trọng: Hậu quả nghiêm trọng do hành vi không thi hành án gây ra có thể là trường hợp bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực nhưng không được thi hành, người bị kết án vẫn tự do ngoài xã hội và tiếp tục thực hiện tội phạm, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận, quần chúng hoặc gây thiệt hại về tài sản cho người được thi hành án. Hậu quả nghiêm trọng phải có quan hệ nhân quả với hành vi không thi hành án.

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm: Đây là trường hợp người có thẩm quyền trong việc thi hành án đã bị xử lý kỷ luật về hành vi

không thi hành án, chưa được xóa kỷ luật lại tiếp tục có hành vi vi phạm, mặc dù chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tình tiết này thể hiện thái độ bất chấp, coi thường pháp luật của người phạm tội, nói lên tính nguy hiểm không chỉ của hành vi phạm tội mà người đó thực hiện mà của cả về nhân thân người đó.

Thời điểm hoàn thành của tội phạm: Do cấu tạo của cấu thành cơ bản nên khi xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm cần phân biệt: Trường hợp người thực hiện hành vi không thi hành án đã bị xử lý kỷ luật, chưa được xóa kỷ luật lại tiếp tục có hành vi vi phạm, mặc dù chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người đó thực hiện một trong hai hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp người thực hiện hành vi không thi hành án chưa bị kỷ luật hoặc đã bị kỷ luật về hành vi không thi hành án nhưng đã được xóa kỷ luật, thực hiện một trong hai hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thì tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lưu ý: Việc không thi hành án do khinh xuất, do cẩu thả dẫn đến việc bỏ quên không đưa ra thi hành một hay một số bản án, quyết định thì không cấu thành tội phạm này. Tùy từng trường hợp cụ thể, người thực hiện những hành vi nói trên có thể bị xử lý hành chính (nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng) hoặc có thể bị xét xử theo Điều 285 BLHS về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (nếu đã gây ra hậu quả nghiêm trọng). Nếu không thi hành án do động cơ vụ lợi (như nhận hối lộ) thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội Nhận hối lộ và tội Không thi hành án.

- Chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội Không thi hành án là người có thẩm quyền trong việc đưa ra thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đối với hành vi không ra quyết định thi hành án, họ có thể là Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án đó (nếu là bản án hình sự); Cục trưởng, Chi cục trưởng thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm (nếu là bản án dân sự, hôn

nhân gia đình, kinh tế, lao động, hành chính hoặc phần dân sự trong bản án hình sự). Đối với hành vi không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án, họ có thể là người có thẩm quyền trong việc trực tiếp thi hành hoặc có nghĩa vụ phối hợp, hỗ trợ việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật như: Chấp hành viên ở các đơn vị thi hành án dân sự các cấp; lãnh đạo của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án; đương sự cư trú hoặc làm việc…

- Mặt chủ quan của tội phạm.

Đây là tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc người có trách nhiệm thi hành quyết định thi hành án biết rõ việc không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành án là trái pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện. Động cơ phạm tội không có ý nghĩa trong việc định tội.

* Hình phạt: Điều 305 BLHS quy định hai khung hình phạt.

- Khung một: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm áp dụng đối với những trường hợp phạm tội không có các tình tiết tăng nặng.

- Khung hai: Quy định hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng đối với người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả rất nghiêm trọng do việc không thi hành án gây ra có thể là việc làm cho người bị kết án không bị bắt đi thi hành án, có điều kiện tiếp tục thực hiện tội phạm nghiêm trọng; nhiều quyết định, bản án không được thi hành, gây thiệt hại lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án (có thể từ ba triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng…). Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể làm cho nhiều người bị kết án không bị bắt đi thi hành án, có điều kiện tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng như giết người tố giác hoặc làm chứng để trả thù…(có thể từ năm người trở lên); nhiều quyết định, bản án không thi hành được, gây thiệt hại rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (có thể từ năm trăm triệu đồng trở lên…).

* Những điểm giống nhau và khác nhau giữa tội Không chấp hành án và tội Không thi hành án.

- Điểm giống nhau: Đều xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành án. Đều thực hiện với lỗi cố ý, đồng thời động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc, không có ý nghĩa trong việc định tội.

- Điểm khác nhau: Chủ thể của tội Không chấp hành án là người có nghĩa vụ phải chấp hành các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó chủ thể của tội Không thi hành án là chủ thể đặc biệt, chỉ là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc là người có trách nhiệm thi hành quyết định đó.

Tội không chấp hành án là tội phạm có CTTP hình thức còn tội Không thi hành án là tội phạm vừa có cấu thành vật chất vừa có cấu thành hình thức.

Mặt khách quan của tội Không chấp hành án chỉ đòi hỏi có dấu hiệu hành vi dưới hình thức không hành động phạm tội. Đó là hành vi không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết. Mặt khách quan của tội Không thi hành án là hành vi không ra quyết định thi hành án hoặc hành vi không thi hành quyết định thi hành án. Hành vi không thi hành án nói trên cấu thành tội khi: Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người không thi hành án đã bị xử lý kỷ luật về hành vi cùng loại như vậy mà còn tiếp tục vi phạm.

Về hình phạt thì tội Không chấp hành án chỉ quy định một khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm áp dụng đối với những trường hợp phạm tội thông thường, không có những tình tiết đặc biệt nghiêm trọng như do chống đối mà gây thương tích hoặc làm chết người đang làm công tác thi hành án. Trong khi đó tội Không thi hành án quy định hai khung hình phạt như: Khung cơ bản có mức phạt cải tạo không giam đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội bình thường. Khung tăng nặng có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Tội không chấp hành án trong luật hình sự việt nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)