Thực tiễn xét xử trong xác định dấu hiệu “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết”

Một phần của tài liệu Tội không chấp hành án trong luật hình sự việt nam (Trang 52 - 71)

Chương 2. THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI KHÔNG CHẤP HÀNH ÁN VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ ĐỐI VỚI TỘI KHÔNG CHẤP HÀNH ÁN

2.1. Thực tiễn xét xử tội Không chấp hành án

2.1.2. Thực tiễn xét xử trong xác định dấu hiệu “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết”

Như đã trình bày ở phần trước, tội Không chấp hành án từ khi được tách ra thành một tội danh độc lập đến nay chưa có bất cứ văn bản nào hướng dẫn cụ thể về các yếu tố cấu thành tội danh, đặc biệt là như thế nào là “ đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết ?”. Trước đây khi tội Không chấp hành án còn quy định chung với tội Cản trở việc thi hành án tại Điều 240 BLHS năm 1985 thì có Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS trong đó có nêu việc cố ý không chấp hành án mặc dù bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết như sau:

Cố ý không chấp hành mặc dù bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết là những trường hợp như: Bị cưỡng bức dọn đồ đạc để trả nhà chiếm giữ trái phép mà kêu gào, xô đẩy, giằng co, gây huyên náo để chống lại; bị niêm phong, kê biên tài sản, phát mại tài sản hoặc khấu trừ lương (để buộc phải bồi thường thiệt hại, phải trả nợ hoặc thi hành việc trợ cấp nuôi con…) mà cũng có những hành vi như trên và có khi còn có những lời nói gây ảnh hưởng xấu cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội; người đang chấp hành án cải tạo không giam giữ đã được giải thích, giáo dục, răn đe vẫn không chịu nộp phần khấu trừ thu nhập do quyết định của bản án hoặc vẫn lẩn

trốn sự giám sát, giáo dục của cơ quan hoặc tổ chức xã hội được giao trách nhiệm.

Tuy nhiên, văn bản trên xét trên cơ sở lý luận lẫn thực tế không còn phù hợp với điều kiện hiện nay.Từ việc thiếu văn bản hướng dẫn nên thực tiễn hoạt động khởi tố, truy tố và xét xử tội Không chấp hành án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, có nhiều quan điểm khác nhau trong vấn đề xác định dấu hiệu “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết”. Đó là:

* Quan điểm khác nhau trong việc lựa chọn biện pháp cưỡng chế cần thiết.

Trong các biện pháp cưỡng chế đã trình bày ở Chương I thì chỉ có biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ và biện pháp buộc người phải chấp hành án phải thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định là dễ nhận ra để áp dụng cho từng trường hợp cụ thể nhất. Còn bốn biện pháp còn lại đều dùng cho việc đảm bảo thi hành thu hồi tiền (vàng) cho người được thi hành án hay phần thu nộp vào ngân sách Nhà nước, nếu người phải chấp hành án có đủ điều kiện thi hành, đáp ứng với cả bốn biện pháp cưỡng chế: Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Khai thác tài sản của người phải thi hành án, nhưng họ không tự nguyện chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế nào được cho là cần thiết, biện pháp cưỡng chế nào được cho là không cần thiết. Hiện nay mặc dù Luật THADS năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên, tuy nhiên còn tính chất chung chung, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế nào là tùy thuộc vào ý chí chủ quan của cán bộ, cơ quan thi hành án. Do chưa có sự thống nhất về nhận thức cũng như không có văn bản nào hướng dẫn chi tiết về vấn đề này nên các cơ quan tiến hành tố tụng thường lúng túng, không biết trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế các cơ quan thi hành án thực hiện đúng không? Vì nếu quy trình tổ chức thi hành án đúng mới có thể truy cứu TNHS một người về hành vi không chấp hành án. Dẫn đến thực tế là có trường hợp cơ quan thi hành án đề nghị khởi tố

hành vi không chấp hành án của người phải chấp hành án nhưng cơ quan điều tra không khởi tố vì cho rằng cơ quan thi hành án áp dụng không đúng biện pháp cưỡng chế, còn cơ quan thi hành án cho rằng biện pháp cưỡng chế đã áp dụng là đúng.

Ví dụ như trường hợp sau: Bản án tuyên A. phải trả B. 50 triệu đồng.

Sau khi ra quyết định thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện H. qua sự cung cấp của người được thi hành án và tự xác minh thì được biết hiện nay A.

có mở tài khoản tại ngân hàng và số dư tại thời điểm thi hành án là 100.000.000đ; A. hiện là giám đốc một công ty xây dựng lương là 10.000.000đ/tháng; A. có đứng tên sử dụng 2000m2 đất nuôi trồng thủy sản, hiện đang nuôi cá da trơn. Hết thời gian tự nguyện A không chấp hành án, Chi cục Thi hành án huyện H. nhiều lần động viên, giáo dục nhưng A. vẫn ngoan cố không chấp hành. Vì vậy Chi cục Thi hành án đã quyết định cưỡng chế thi hành án đối với A. bằng biện pháp kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất của A. Tại buổi kê biên A. đã chửi bới, xúc phạm đoàn cưỡng chế, dùng cây hăm dọa, rượt đánh không cho thành viên Hội đồng cưỡng chế tiến hành đo đạt diện tích đất kê biên. Trước hành vi vi phạm của A, Chi cục Thi hành án huyện H. đã làm đề nghị gửi Công an huyện H. yêu cầu khởi tố A. về tội Không chấp hành án. Nhưng sau đó Công an huyện H. đã không khởi tố A. vì cho rằng Chi cục Thi hành án đã áp dụng sai biện pháp cưỡng chế, theo Công an huyện H. thì Chi cục Thi hành án huyện H. phải áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của A. mới đúng, nhưng điều đáng nói là không đưa ra được điều khoản nào hướng dẫn trong trường hợp này Chi cục Thi hành án huyện H. phải áp dụng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản.

(trong vụ này A. cũng làm đơn khiếu nại việc áp dụng biện pháp kê biên của Chi cục Thi hành án huyện H, A. cũng cho rằng tại sao Chi cục Thi hành án huyện H. không áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của A).

Từ đó cho thấy, việc nhận thức khác nhau về áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết là một trong những khó khăn để xác định tội phạm. Theo ý kiến tác giả, trong trường hợp có nhiều biện pháp cưỡng chế có thể áp dụng thì

việc áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế đó là bảo đảm điều kiện của dấu hiệu “đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết”.

* Áp dụng phạt tiền có được coi là đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế?

Liên quan đến biện pháp cưỡng chế buộc người phải chấp hành án phải thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Luật THADS năm 2008 quy định như sau:

Điều 118. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định.

1.Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

2. Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên xử lý như sau:

a. Trường hợp công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án chịu;

b. Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Điều 119. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định.

Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Hiện nay các cơ quan thi hành án đang tổ chức thi hành nhiều bản án, quyết định với nội dung buộc làm hoặc không được làm một công việc nhất định , chủ yếu liên quan đến việc công khai xin lỗi, buộc giao con sau khi ly hôn, buộc phải tháo dỡ hàng rào, chấm dứt hành vi ngăn cản người khác sử dụng tài sản .v.v. nhưng đa số những người có nghĩa vụ chấp hành án trong các trường hợp này thường không tự nguyện chấp hành vì trước đó giữa họ với bên được thi hành án đã có mâu thuẩn với nhau một cách rất trầm trọng.

Thường trong những việc như thế, các cơ quan thi hành án đều rơi vào cảnh bế tắc bởi không thi hành được và đề nghị khởi tố hành vi của người phải chấp hành án về tội Không chấp hành án cũng không dễ dàng, đặc biệt trong trường hợp buộc người phải thi hành án phải tự mình thực hiện công việc nhất định hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Lý do là vì Điều 304 BLHS quy định chỉ khởi tố về tội Không chấp hành án đối với hành vi của người cố ý không chấp hành án khi đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết. Trong trường hợp này, nếu một người không chịu thực hiện công việc nhất định hay không chấm dứt việc thực hiện công việc mà họ không được làm theo bản án, quyết định của Tòa án, thì theo Điều 118, 119 Luật THADS năm 2008 Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, sau đó nếu họ vẫn không thực hiện nghĩa vụ thi hành án, Chấp hành viên sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu TNHS về tội Không chấp hành án.

Vấn đề tranh cãi ở đây là trường hợp Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người phải chấp hành án. Hình thức phạt tiền trong trường hợp này có xem là một biện pháp cưỡng chế không, quyết định phạt tiền có xem là quyết định cưỡng chế không? Xung quanh vấn đề này có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Ý kiến thứ nhất cho rằng: Hình phạt tiền quy định trong Điều 118 và 119 Luật THADS không phải là biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định tại Điều 304 BLHS năm 1999 mà nó chính là hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, cụ thể trong trường hợp này nếu người nào không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm nêu trong bản án, quyết định

của Tòa án theo quyết định thi hành án thì sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng14. Những người theo ý kiến này cho rằng muốn khởi tố hành vi không chấp hành án trong những trường hợp này cơ quan thi hành án phải làm một bước nữa, đó là áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo tinh thần Điều 304 BLHS và biện pháp cưỡng chế nào là do cơ quan thi hành án cân nhấc.

Ý kiến thứ hai cho rằng: Hình phạt tiền mà Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp này phải được xem là biện pháp cưỡng chế vì Điều 118, 119 Luật THADS năm 2008 là điều luật trực tiếp quy định việc cưỡng chế đối với hành vi: Buộc người phải chấp hành án phải thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Và phạt tiền là xem như đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo yêu cầu của Điều 304 BLHS năm 1999 về tội Không chấp hành án.

Thực tiễn đã xảy ra nhiều trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất; Bản án số 70/2011/DSST ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Tòa án Nhân dân huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre tuyên xử: Buộc bà Trần Thị Cúc, sinh 1965, ngụ ấp Lộc Sơn, xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre phải bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần vì hành vi trái pháp luật của bà gây ra đối với bà Trương Thị Bích Thủy là 3.000.000đ (Ba triệu đồng). Đồng thời phải công khai xin lỗi đối với bà Trương Thị Bích Thủy tại trụ sở ấp Lộc Sơn, xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Sau khi tuyên án các bên đương sự không ai kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị. Bà Thủy làm đơn gửi Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Đại yêu cầu bà Cúc bồi thường 3.000.000đ và công khai xin lỗi bà tại trụ sở ấp Lộc Sơn. Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Đại ra quyết định thi hành án, tống đạt cho bà Cúc và ấn định thời gian tự nguyện là 15 ngày để đương sự thi hành. Hết thời gian tự nguyện bà Cúc nộp 3.000.000đ (Ba triệu đồng) bồi thường cho bà Thủy nhưng kiên quyết không chịu công khai xin lỗi bà Thủy. Chi cục Thi hành án nhiều lần phối hợp với đoàn thể, chính quyền địa

14 Theo Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.

phương tiến hành động viên, giáo dục, thuyết phục bà Cúc thực hiện nghĩa vụ của mình công khai xin lỗi bà Thủy. Nhưng nhiều lần giáo dục, động viên không kết quả. Tháng 3 năm 2012 Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Đại căn cứ Điều 118 Luật thi hành án dân sự năm 2008 ra quyết định phạt tiền đối với bà Cúc, ấn định thời hạn năm ngày làm việc để bà Cúc thực hiện nghĩa vụ của mình. Hết hạn năm ngày bà Cúc không nộp phạt cũng không chịu công khai xin lỗi đối với bà Thủy. Nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Đại lập hồ sơ đề nghị Cơ quan điều tra Công an huyện Bình Đại khởi tố bà Cúc về tội Không chấp hành án theo Điều 304 BLHS năm 1999. Nhưng sau đó Cơ quan điều tra Công an huyện Bình Đại đã không đồng ý khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Cúc.

Lí do đưa ra là: Chi cục thi hành án dân sự huyện Bình Đại chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định tại điều 304 BLHS năm 1999.

Trường hợp hai; Bản án số 197/2010/DSST ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tuyên buộc ông Nguyễn Văn Hai, sinh 1949, ngụ ấp Hưng Thành Tây, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp phải chấm dứt hành vi ngăn cản bà Trần Thị Trang vào sử dụng phần đất ruộng 9500m2 thuộc thửa 165 và 166 tờ bản đồ số 7, tọa lạc ấp Hưng Thành Tây, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Án không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng khi bà Trang vào canh tác đất mình thì ngay lập tức bị ông Hai ngăn cản bằng nhiều hình thức. Sau đó bà Trang làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò.

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò ra quyết định thi hành án, tống đạt cho ông Hai đồng thời ấn định thời gian tự nguyện 15 ngày cho đương sự. Hết thời gian tự nguyện, mỗi khi bà Trang vào phần đất của mình để thực hiện việc trồng trọt thì ông Hai lại ngăn cản bằng cách chửi bới, hăm dọa đánh bà Trang. Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò tự mình và nhiều lần phối hợp với chính quyền địa phương động viên, giáo dục ông Hai chấm dứt hành vi ngăn cản bà Trang vào sử dụng đất của mình, nhưng đương sự vẫn cố tình vi phạm, không chịu chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án không được thực hiện. Tháng 01 năm 2011 Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân

sự huyện Lấp Vò căn cứ Điều 119 Luật THADS ra quyết định phạt tiền đối với ông Hai, nhưng ông Hai không nộp và vẫn không chấm dứt hành vi vi phạm của mình. Vì vậy vào tháng 02 năm 2011 Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lấp Vò đề nghị Công an huyện Lấp Vò khởi tố hành vi không chấp hành án của ông Nguyễn Văn Hai. Và đề nghị này được chấp nhận, sau đó ông Hai bị Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò xử phạt 09 (sáu) tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Theo tác giả, trên cơ sở quy định của Luật THADS năm 2008 cụ thể là Điều 118, 119 thì ý kiến thứ hai thuyết phục hơn. Vì Điều 118, 119 là điều luật trực tiếp quy định việc cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định, trong đó duy nhất chỉ quy định Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền (hoặc cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu) chứ không quy định thêm thủ tục gì, do đó chúng ta cần phải xem phạt tiền là biện pháp cưỡng chế cần thiết đã áp dụng làm điều kiện khởi tố hành vi của một người về tội Không chấp hành án trong trường hợp họ không thực hiện công việc phải do chính họ làm hoặc không chấm dứt công việc mà họ không được làm. Riêng với quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp có quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm nêu trong bản án, quyết định của Tòa án theo quyết định thi hành án chỉ là điều khoản hướng dẫn áp dụng cho Điều 162 Luật THADS về xử lý hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự mà thôi. Cụ thể khi một người không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm nêu trong bản án, quyết định của Tòa án theo quyết định thi hành án mà chưa đến mức xử lý hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 162 Luật THADS. Do đó tùy từng trường hợp mà có thể hiểu đâu là biện pháp cưỡng chế đâu là xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án khi áp dụng phạt tiền.Tuy nhiên nói đến phạt tiền mọi người đều nghĩ nó là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính, ít ai cho nó là biện

Một phần của tài liệu Tội không chấp hành án trong luật hình sự việt nam (Trang 52 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)