1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với giáo viên
1.3.3. Quản lý về chính sách đối với giáo viên
Quản lý về chính sách đối với giáo viên bao gồm quản lý tuyển dụng giáo viên;
tiền lương; thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên; thanh tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật giáo viên.31
31Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
1.3.3.1. Tuyển dụng giáo viên
Cơ quan tổ chức tuyển dụng : Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố quy định phân cấp tuyển dụng khác nhau. Các tỉnh/ thành phố chưa thực hiện phân cấp tuyển dụng thì Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp tuyển dụng giáo viên trong tỉnh, những tỉnh/thành phố đã thực hiện phân cấp tuyển dụng thì Phòng Nội vụ và Phòng Giáo dục và Đào tạo kết hợp tuyển dụng giáo viên trong huyện.
Việc tuyển dụng giáo viên được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP và Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có 2 hình thức tuyển dụng : thi tuyển và xét tuyển.
* Hình thức xét tuyển
Căn cứ xét tuyển : Hội đồng tuyển dụng căn cứ số lượng hồ sơ dự tuyển, số chỉ tiêu biên chế theo định mức và nhu cầu giáo viên thực tế làm cơ sở xét tuyển .
Nội dung xét tuyển, hội đồng xét tuyển 3 nội dung chủ yếu sau : Yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch giáo viên mầm non, phổ thông công lập; kết quả học tập trung bình toàn khoá của người dự tuyển nhân với 10 để quy đổi theo thang điểm 100; diện ưu tiên trong tuyển dụng theo quy định ( người tuyển dụng thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được xét một diện ưu tiên cao nhất).
Cách xác định người trúng tuyển: Người trúng tuyển là người đạt yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển và có kết quả học tập trung bình toàn khoá (được quy đổi theo thang điểm 100) cộng với điểm ưu tiên theo quy định tính từ người có kết quả cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng. Trường hợp nhiều người có kết quả xét bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì Hội đồng tuyển dụng bổ sung nội dung phỏng vấn để lựa chọn người có kết quả cao nhất trúng tuyển.
* Hình thức thi tuyển
Căn cứ thi tuyển : Hội đồng tuyển dụng căn cứ số lượng hồ sơ dự thi tuyển, số chỉ tiêu biên chế theo định mức và nhu cầu giáo viên thực tế làm cơ sở tuyển dụng.
Nội dung thi : Phần thi thực hành gồm: Soạn giáo án, giảng dạy trên lớp về kiến thức chuyên môn trong phạm vi được đào tạo, phù hợp ngạch dự tuyển; Phần thi phỏng vấn: kiểm tra thái độ, động cơ của thí sinh khi lựa chọn vị trí tuyển dụng; hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khả năng ứng xử và giải quyết tình huống tại
trường, tại lớp và các mối quan hệ phối hợp trong công tác đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, đối với giáo viên trong trường và phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh.
Việc tuyển dụng bằng thi tuyển gồm 2 phần bắt buộc : Phần thi thực hành và phần thi phỏng vấn. Không thực hiện việc thi lại các nội dung, kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, quản lý nhà nước về giáo dục, chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch giáo viên.
Tổ chức tuyển dụng phải thông qua Hội đồng tuyển dụng. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển vào làm giáo viên không được tham gia vào Hội đồng tuyển dụng. Việc tổ chức tuyển dụng phải bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng. Mọi công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đều được tham gia tuyển dụng vào làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên. Người được tuyển dụng phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và được bố trí đúng việc.32
1.3.3.2. Thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên
Điều 81 Luật Giáo dục 2005 quy định “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”. Giáo viên giảng dạy tại các trường công lập hưởng lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ; hưởng phụ cấp ưu đãi theo Quyết định 244/2005/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hưởng các chế độ phụ cấp khác theo quy định hiện hành. Cụ thể :
Chế độ phụ cấp thu hút thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/10/2005 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài Chính áp dụng đối với giáo viên đi nhận công tác ở vùng có điều điều kiện khó khăn33.
Chế độ phụ cấp khu vực thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài Chính và Ủy ban Dân tộc áp dụng đối với
32Nghị định số 116/2003/NĐ-CP [16]
33Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC [70]
giáo viên đi nhận công tác ở vùng có điều kiện khí hậu xấu, nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường làm ảnh hưởng sức khỏe, điều kiện đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần.
Chế độ phụ cấp lưu động thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2005/TTLT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ đối với giáo viên do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, điều kiện sinh hoạt không ổn định.34
Chế độ phụ cấp chức vụ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2005/TT- BGD&ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập. 35
Chế độ phụ cấp dạy thêm giờ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT -BGDĐT -BNV -BTC của Liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.36
Ngoài ra, ngành giáo dục và đào tạo còn được thực hiện đầy đủ các phụ cấp khác như phụ cấp ưu đãi theo nghề (Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước), phụ cấp trách nhiệm (Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức), phụ cấp độc hại….
1.3.3.3. Thanh tra giáo viên, đánh giá xếp loại giáo viên
Hoạt động thanh tra, đánh giá, xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.
ắ Thanh tra giỏo dục núi chung, thanh tra giỏo viờn núi riờng thực hiện theo Nghị định số 85/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục và ngày 20
34Thông tư liên tịch số 06/2005/TTLT-BNV[63]
35 Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT[72]
36Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT -BGDĐT -BNV –BTC [58]
tháng 10 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT về quy định công tác thanh tra giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo đó, thanh tra giáo dục có các nhiệm vụ sau : Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên; thanh tra quản lý giáo dục, thanh tra đơn vị; thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra giáo dục. Trong hoạt động thanh tra giáo dục, thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên là nhiệm vụ quan trọng nhất. Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của giáo viên theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường; Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan.
Nội dung thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên :
Thanh tra về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
Thanh tra về kết quả công tác được giao thể hiện qua việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của nhà giáo như: Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của nhà giáo và các hồ sơ khác có liên quan; kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết, nếu dự 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích, đánh giá giờ dạy; kết quả giảng dạy: điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh, sinh viên từ đầu năm đến thời điểm thanh tra; kiểm tra khảo sát của cán bộ thanh tra; so sánh kết quả của các lớp do nhà giáo giảng dạy với các lớp khác trong cơ sở giáo dục tại thời điểm thanh tra (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học). Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao:
thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm khác.
ắ Đỏnh giỏ xếp loại giỏo viờn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.
Nội dung đánh giá, tiêu chuẩn xếp loại:
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các mặt sau : Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động; giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh. Kết quả công tác được giao: Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể; tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình, tự phê bình. Khả năng phát triển (về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội v.v...).
Tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Có 4 mức đánh giá xếp loại : Tốt, khá, trung bình và kém, tiêu chuẩn đánh giá xem phụ lục 1.2
Tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ: xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ định kỳ một lần trong năm học ở cấp trường và xếp thành 04 loại: giỏi, khá, trung bình, kém, tiêu chuẩn đánh giá xem phụ lục 1.3
1.3.3.4. Quản lý thi đua, khen thưởng đối với giáo viên : Công tác thi đua gắn liền với tác khen thưởng. Mục đích của việc quản lý về thi đua, khen thưởng đối với giáo viên nhằm khuyến khích, động viên giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đầu trong công tác đưa chất lương giáo dục lên cao.
Yêu cầu của công tác thi đua : giáo viên hoặc tập thể đăng ký các danh hiệu thi đua; vịêc xét danh hiệu thi đua được tiến hành theo quy định và đảm bảo công bằng, khách quan. Cấp nào quản lý tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng giáo viên thuộc phạm vi quản lý. Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, tiêu biểu thì cấp đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng và phải có văn bản thỏa thuận của các cơ quan chủ quản của các đối tượng giáo viên được khen thưởng.
Có 2 hình thức thi đua khen thưởng : tập thể và cá nhân. Cả hai hình thức đều có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích giáo viên hoàn thành ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Một số hình thức khen thưởng đối với giáo viên hiện nay là : Giáo
viên dạy giỏi cấp trường/ cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo/ cấp thành phố, cấp Bộ. Bằng khen của Phòng/ Ủy ban nhân dân thành phố/ Bộ Giáo dục và Đào tạo/ Chính phủ.
Danh hiệu anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.
1.3.3.5. Quản lý về kỷ luật giáo viên
Quản lý về kỷ luật giáo viên nằm trong hoạt động quản lý kỷ luật cán bộ công chức và được quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.
Nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật : Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thời hiệu quy định; khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật, trừ trường hợp cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo; quyết định xử lý kỷ luật phải do người có thẩm quyền ký theo đúng quy định của Nghị định này; mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu cán bộ, công chức có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức; cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; cấm áp dụng biện pháp phạt tiền thay cho hình thức kỷ luật.
Có 6 hình thức kỷ luật : 1. Khiển trách;
2. Cảnh cáo;
3. Hạ bậc lương;
4. Hạ ngạch;
5. Cách chức;
6. Buộc thôi việc.
Việc xử lý kỷ luật giáo viên phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định về thời hạn, thời hiệu, quy trình và thẩm quyền xử lý kỷ luật.
CHƯƠNG 2