Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém trong quản lý đối với giáo viên các trường công lập

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

2.4. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém trong quản lý đối với giáo viên các trường công lập

2.4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được:55

Thứ nhất, ở nước ta, khoa học và công nghệ cùng với giáo dục được Nhà nước xác định là quốc sách hàng đầu nên trong những năm qua, Nhà nước đã có những chủ trương rất quan trọng để nâng cao dân trí như thực hiện việc xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục ở các bậc học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân;

hằng năm đều tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục và đến năm 2007 đã đạt 20% tổng chi ngân sách. Bên cạnh đó, Chính phủ đã phát hành trái phiếu giáo dục phục vụ cho mục tiêu xây dựng trường sở; dành vốn vay ODA cho những dự án đổi mới giáo dục ở các bậc học cùng với chủ trương xã hội hoá giáo dục, sự đóng góp của cha mẹ học sinh, của cộng đồng dân cư cho giáo dục đã giúp cho nhà trường có thêm kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục. Chính phủ cũng đã ban hành những chính sách cụ thể, như chế độ phụ cấp đứng lớp cho nhà giáo; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục về thực hiện nhiệm vụ, về tài chính, lao động và mức thu nhập; chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Thứ hai, theo quy định tại Pháp lệnh Cán bộ Công chức và theo phân công, phân cấp của Chính phủ đã được quy định tại Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003, Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 12006 của Chính phủ

53Nghiêm Huê.2009. Các nhà giáo…lên tiếng về”đạo đức và chuẩn nghề nghiệp nhà giáo. Báo Giáo dục ngày 04.5.2009 [117]

54 Nghiêm Huê.2009. Các nhà giáo…lên tiếng về”đạo đức và chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.Báo Giáo dục ngày 04.5.2009

55Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện QĐ09/QĐ-TTG.2009.BGDĐT Đề án của phát triển Giáo dục 2006-2015. 2005.Chính phủ

sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo; ban hành cơ cấu ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo, quy chế đánh giá viên chức. Chính phủ đã ban hành định mức biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo và quy định về nội dung, hình thức tuyển dụng viên chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ. Đây là nội dung quan trọng, tạo sự thuận lợi trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, giáo viên nói riêng. Những nhiệm vụ này theo phân cấp cũ thuộc về Bộ Nội vụ.

Thứ ba, hệ thống các trường sư phạm, trường bồi dưỡng CBQLGD đã được đầu tư xây dựng ở cấp trung ương và cấp tỉnh, bảo đảm yêu cầu đào tạo giáo viên cho các cấp học.

Thứ tư, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã có tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên khắc phục khó khăn, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm cho việc học tập của người học ở khắp các vùng, miền, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc quản lý đối với giáo viên các trường công lập:56

- Về quy định nhiệm vụ và quyền của giáo viên và những quan hệ pháp luật liên quan đến giáo viên : Do chưa có một văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhằm thống nhất điều chỉnh vấn đề này một cách đầy đủ, khoa học. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa quan tâm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến giáo viên. Hiện nay, các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến giáo viên, đến các hoạt động dạy học của giáo viên chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Giáo dục, Pháp lệnh Cán bộ công chức và một số văn bản dưới luật . Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn chi

56Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện QĐ09/QĐ-TTG.2009.BGDĐT Đề án của phát triển Giáo dục 2006-2015. 2005.Chính phủ

tiết Luật Giáo dục, Pháp lệnh Cán bộ công chức nhưng vẫn còn những quy định mang tính tình thế, không nằm trong bối cảnh thống nhất, thiếu sự tiếp cận nhất quán vì vậy thường chưa tương thích với nhau. Chẳng hạn như các giáo viên dạy trong cùng một trường, một khối lớp nhưng có những quyền và nhiệm vụ khác nhau (giáo viên thể dục, giáo viên văn hóa…)

- Về đào tạo bồi dưỡng giáo viên : có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về vấn đề này, trong đó có những nguyên nhân phổ biến như:

Chính sách học phí đối với sinh viên ngành sư phạm tuy có quy định về miễn giảm nhưng chưa có cơ chế quản lý sinh viên sau tốt nghiệp phải tham gia giảng dạy bao lâu, nếu không chấp hành thì xử lý như thế nào, vì vậy sinh viên đào tạo tại các trường sư phạm thì nhiều nhưng không ít người sau khi tốt nghiệp không nhận công tác theo chuyên ngành sư phạm, dẫn đến vẫn thiếu giáo viên

Các trường sư phạm chưa tạo sức hút mạnh đối với các em học sinh giỏi : Các khoản ngân sách nhà nước cấp bù cho trường sư phạm chưa tương xứng với khoản học phí mà các trường khác có thể thu được, từ đó dẫn đến các trường, các khoa sư phạm gặp nhiều khó khăn về kinh phí so với các trường có cùng quy mô đào tạo ở ngành khác; việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Phương pháp đào tạo, truyền thông, tự giới thiệu, hướng nghiệp chưa đạt hiệu quả cao.

- Về thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Nhà nước quy định thang ngạch lương chưa thỏa đáng, chưa tương thích với vị trí, vai trò của nhà giáo, những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc sách hàng đầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có kinh tế tri thức. So với một số ngành khác thì giáo viên hưởng lương chưa thỏa đáng, còn nhiều ngạch lương chưa được quy định kịp thời ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của giáo viên.

Chế độ phụ cấp nhằm thu hút giáo viên giỏi về công tác tại cơ quan quản lý giáo dục chưa đựơc quy định, làm cho giáo viên giỏi sợ bị điều động về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Một thời gian dài ngành giáo dục và đào tạo khó tuyển chọn cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt tuyển chọn các chuyên viên phụ trách chuyên môn tại Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Chế độ chính sách chưa thật sự công bằng đối với giáo viên trên các vùng/miền đất nước. Ở những vùng kinh tế thuận lợi, dân nhập cư tăng nhanh, thực trạng thiếu trường, lớp, giáo viên buộc các cơ sở giáo dục tăng sĩ số học sinh/lớp nhưng giáo viên không được hưởng phụ cấp chênh lệch dạy tăng sĩ số so với quy định nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Ngược lại, giáo viên vùng khó khăn dạy sĩ số lớp ngày càng giảm, vẫn hưởng đầy đủ chế độ hiện hành kể cả phụ cấp thu hút, phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)