Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

2.3. Quản lý về chính sách đối với giáo viên

2.3.2. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên

Hiện nay, Nhà nước ngày càng quan tâm đến chế độ chính sách và tiền lương của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh chung của hệ thống lương cán bộ công chức, lương của giáo viên đã từng bước được nâng cao trong 5 năm gần đây. Ngành giáo dục và đào tạo đã thực hiện nhiều loại phụ cấp nhằm giảm bớt những khó khăn đối với giáo viên.

Chế độ phụ cấp thu hút theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT- BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/10/2005 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương

49Sở GDĐT TPHCM, “Báo cáo tổng kế năm học 2007-2008”

binh và Xã hội, Bộ Tài Chính áp dụng đối với giáo viên đi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng kinh tế mới, vùng đi lại khó khăn, nhà ở thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt xa xôi đất liền…. Mức phụ cấp từ 20%, 30%, 50%, 70% so với mức lương hiện hiện hưởng ( theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Mức tiền phụ = Mức lương hiện hưởng x Tỷ lệ % PC cấp thu hút cộng với PCCV và phụ cấp TNVK được hưởng

Như vậy, một giáo viên tiểu học mới tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm về công tác tại tỉnh miền núi được trợ cấp thu hút khoảng : 1.78 x 650.000 x 70% = 955.500 đồng

Chế độ phụ cấp khu vực theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT- BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài Chính và Ủy ban Dân tộc áp dụng đối với giáo viên đi nhận công tác ở vùng có điều kiện khí hậu xấu, nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường làm ảnh hưởng sức khỏe, điều kiện đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần. Mức phụ cấp từ 0.1; 0.2; 0.3; 0.4; 0.5; 0.7; 1.0 so với mức lương tối thiểu chung; mức 1.0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa….

Mức tiền phụ cấp khu vực = Hệ số PC khu vực x Mức lương tối thiểu

Như vậy, một giáo viên tiểu học mới tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm về công tác tại quần đảo Trường Sơn được trợ cấp khu vực khoảng : 1.0 x 650.000 = 650.000 đồng

Chế độ phụ cấp lưu động theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2005/TTLT- BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ áp dụng đối với giáo viên do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở, điều kiện sinh hoạt không ổn định. Mức phụ cấp từ 0.2; 0.4; 0.6.

Mức tiền phụ cấp = Mức lương x Hệ số PC x Số ngày thực tế tối thiểu lưu động lưu động trong 22 ngày

Chế độ phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập và Thông tư Liên tịch

số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23 tháng 01 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/NĐ-TTg.

Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng… Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên… Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đai học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề. Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng. Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Chế độ phụ cấp chức vụ theo quy định tại Thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Chế độ phụ cấp dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT -BGDĐT -BNV -BTC của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Cách tính như sau :

Số giờ dạy thêm = Số giờ tiêu chuẩn

thực hiện - Số giờ tiêu chuẩn định mức

Số giờ tiêu chuẩn thực hiện =

Số giờ thực tế giảng dạy được quy đổi theo giờ tiêu

chuẩn

+

Số giờ thực hiện các công việc khác được quy

đổi theo giờ tiêu chuẩn (nếu có)

Tiền lương dạy thêm giờ = Số giờ dạy thêm x Tiền lương dạy thêm 1 giờ Tiền lương dạy thêm 1 giờ = Tiền lương 1 giờ dạy x 150%

+ Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

Tiền lương của 1 tháng Tiền lương 1 giờ dạy =

22 (ngày làm việc) x 8 (giờ)

+ Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên:

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính Tiền lương 1 giờ dạy =

Số giờ tiêu chuẩn trong tuần x 52 (tuần)/năm

Thực hiện nhà ở nội trú, nhà công vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hầu như chưa có; nếu có thì rất tạm bợ, chủ yếu là tranh tre, nứa lá.

Ngoài ra, ngành giáo dục và đào tạo còn được thực hiện đầy đủ các phụ cấp khác như phụ cấp ưu đãi theo nghề (Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với nhân viên y tế trường học), phụ cấp trách nhiệm (thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức,viên chức), phụ cấp độc hại….

Tại các tỉnh/thành phố thực hiện thêm một số chế độ cho giáo viên trên địa bàn khác nhau. Tại thành phố Hồ Chí Minh ngoài các chế độ như trên, cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục công tác ở các xã, phường khó khăn trên địa bàn thành phố được hưởng trợ cấp khu vực theo Quyết định số 189/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006. Mức trợ cấp là 500.000 đồng/tháng/ cán bộ, giáo viên, công nhân viên áp dụng cho 41 xã của 5 huyện ngoại thành.

b) Tồn tại, hạn chế

Luật Giáo dục quy định “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi và các phụ cập khác theo quy định của Chính phủ”50. Chính phủ quy định Chế độ phụ cấp ưu đãi áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. 51Vì vậy, các giáo viên dạy giỏi, có uy tín được điều động về công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo làm việc thì thu nhập thực tế bị giảm đáng kể, do không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi. Một thời gian dài, ngành giáo dục không thể điều động giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm về công tác tại các cơ quan quản lý giáo dục.

Cơ chế chính sách chưa tạo thế cân bằng. Giáo viên vùng khó khăn có chế độ phụ cấp thu hút trong khi giáo viên chỉ dạy lớp với sỉ số rất thấp; giáo viên đang công tác tại các tỉnh/thành phố lớn phải đảm nhiệm một lớp có sỉ số rất cao (gần như gấp 2 lần), chi phí cho cuộc sống cao hơn, nhưng không có một loại phụ cấp nào để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho giáo viên. Tiền lương và các chế độ chính sách chưa thỏa đáng đối với giáo viên đang công tác tại các tỉnh/thành phố có quy mô giáo dục lớn, số lượng học sinh tăng nhanh do dân nhập cư tăng mạnh, chẳng hạn, tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai… học sinh tăng rất nhanh nhưng tốc độ xây dựng trường lớp còn chậm; giáo viên phải dạy một lớp với sĩ số học sinh cao hơn quy định; trách nhiệm, công sức bỏ ra nhiều hơn nhưng vẫn hưởng chế độ như giáo viên bình thường. Chế độ chính sách cần được nghiên cứu để tạo thế cân bằng trong đội ngũ giáo viên giữa các vùng, miền.

Các chế độ chính sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy.52Một bài toán đặt ra cho các nhà quản lý về giáo dục là các trường ngoài công lập thì luôn luôn tuyển đủ giáo viên, thậm chí có trường tuyển dôi dư để làm lực lượng giám thị, quản sinh, tuyển đủ cả giáo viên dạy các năng khiếu Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục,... quy mô tuyển sinh các trường công lập hiện nay rất lớn, 1 trường dân lập tư thục có thể tuyển sinh gấp 2-3 lần trường công lập và có thể dạy nội trú cho các em học sinh. Trái lại, các trường công lập thì luôn

50 Điều 81, Luật Giáo dục 2005

51Nghị định 244/2004/NĐ-CP

52Ths. Nguyễn Huy Bằng-Ths Đặng Thị Thu Huyền, “Một số vấn đề cơ bản cần quan tâm khi xây dựng Luật Giáo viên” Tạp chí Giáo dục số 215 tháng 6/2009, trang 5 [93]

luôn thiếu giáo viên hầu hết phải co lớp tăng sĩ số/lớp. Vì sao các trường ngoài công lập làm được việc này, có phải chăng chính sách đối với đội ngũ nói chung, giáo viên nói riêng đầy đủ và hợp lý hơn chính sách hiện hành nhà nước quy định đối với giáo viên các trường công lập.

Chưa có sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan như cơ quan quản lý về chuyên môn, quản lý về nhân sự, quản lý về tài chính, quản lý về cơ sở vật chất trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, một số nơi có chủ trương nhưng chưa thực hiện chế độ chính sách kịp thời, một số nơi thực hiện chế độ chính sách chưa đầy đủ…. Nhiều văn bản quy định chế độ chính sách đối với giáo viên còn chòng chéo với nhau, một số văn bản hướng dẫn của ngành chưa kịp thời để thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên như phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động.

Thực hiện nhà ở nội trú, nhà công vụ cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hầu như chưa có; nếu có thì rất tạm bợ, chủ yếu là tranh tre, nứa lá.

Tóm lại, vấn đề quản lý chính sách đối với giáo viên cần được đổi mới nhằm tạo sức hút đối với đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ, giáo viên giỏi, giáo viên giàu kinh nghiệm… có như thế mới đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ cơ cấu và không ngừng nâng cao chất lượng giáo viên như mục tiêu mà Chỉ thị 40-CT/TW đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)