Hoạt động của hệ thống trường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN

2.2. Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

2.2.2. Hoạt động của hệ thống trường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, phổ thông được tiến hành trong hệ thống các trường, khoa sư phạm, các học viện quản lý giáo dục và trường cán bộ quản lý giáo dục. Hệ thống này đã và đang được củng cố, phát triển, hiện có 14 trường đại học sư phạm, 60 trường cao đẳng sư phạm, 06 trường trung học sư phạm, 22 khoa sư phạm trong các trường đại học khác. Học viện Quản lý giáo dục và Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có các cơ sở đào tạo - bồi dưỡng CBQLGD, trong đó có 4 trường cán bộ quản lý giáo dục của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Bình, 33 khoa quản lý giáo dục thuộc các trường đại học, cao đẳng sư phạm địa phương, 2 trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý thuộc trường đại học của tỉnh Thanh Hoá và thành phố Hải Phòng.

Quy mô đào tạo giáo viên ở tất cả các cấp học được mở rộng. Số lượng giáo viên các cấp được đào tạo đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển về số lượng và góp phần đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên phổ thông, mầm non.

Chất lượng đào tạo giáo viên đang dần được nâng cao. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình nâng chuẩn đào tạo giáo viên, gồm chương trình cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm trong giáo dục mầm non, tiểu học, chương trình khung đào tạo giáo viên trung học cơ sở trình độ cao đẳng sư phạm mới và chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục. Các trường sư phạm, khoa sư phạm từng bước đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng nghiệp vụ sư phạm, xây dựng trường thực hành sư phạm hoạt động theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh/thành phố lớn.

Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên các trường sư phạm được đẩy mạnh, đặc biệt ngành chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên miền núi, vùng khó khăn. Từng bước nâng tỷ lệ giảng viên các trường sư phạm có trình độ đào tạo sau đại học lên hàng năm.

Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy ở các trường sư phạm từng bước được cải thiện. Chú trọng nâng cấp các trường trung học sư phạm lên cao đẳng sư

phạm; các trường cao đẳng sư phạm lên thành trường đại học sư phạm nhằm nâng chất lượng đào tạo, thu hút nhiều học sinh vào học sư phạm.

Hơn 3 năm triển khai Luật Giáo dục với chính sách miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệm vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội46 nguồn tuyển sinh vào các trường sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học khác đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, giúp cho ngành giáo dục có được đội ngũ giáo viên ngày càng đông đảo. Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện các chế độ, chính sách khuyến khích khác theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP và nay là Nghị định số 61/2006/NĐ-CP nhằm thu hút các sinh viên giỏi vào các trường sư phạm, góp phần tạo ra một lớp giáo viên mới chất lượng cao cho ngành.

Hiện nay, trên phạm vi cả nước, hầu hết các tỉnh/thành phố đều lần lượt xây dựng các chương trình đào tạo thạc sĩ tiến sĩ trên địa bàn. Chẳng hạn, chương trình đào tạo 300 tiến sĩ và thạc sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước, cũng như chương trình đào tạo 150 tiến sĩ và thạc sĩ ở nước ngoài, chương trình 500 tiến sĩ và thạc sĩ ngành giáo dục và đào tạo bằng ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh; chương trình đào tạo 100 tiến sĩ và thạc sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách của tỉnh Cà Mau, chương trình đào tạo 100 tiến sĩ và thạc sĩ ở nước ngoài bằng ngân sách của tỉnh An Giang, cũng như chương trình đào tạo 1000 tiến sĩ và thạc sĩ ở 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long .

b) Hạn chế, yếu kém :

Hiện nay, vẫn còn sự bất cập nghiêm trọng trong đào tạo giáo viên trước yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo viên ở tất cả các cấp học. Hệ thống trường, khoa sư phạm tuy có khởi sắc ở một số mặt song vẫn còn trong tình trạng bất cập về đội ngũ, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên còn quá cao; tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chưa nhiều; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa hiện đại. Đặc biệt, đối với những vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó khăn thì bất cập này biểu hiện rõ rệt. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ

46 Điều 89, Luật Giáo dục 2005

nhà giáo từ mầm non đến đại học dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu.47

Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo trong các trường sư phạm chưa theo kịp với những đổi mới của giáo dục mầm non, phổ thông. Nội dung đào tạo chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Chương trình còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa đảm bảo đầy đủ việc hình thành phương pháp và kỹ năng nghề nghiệp; công các nghiên cứu khoa học còn bị hạn chế; phương pháp đào tạo vẫn nặng về kiểu truyền thụ một chiều. Hợp tác quốc tế mới chỉ được tăng cường ở một số trường lớn, các trường có quy mô vừa và nhỏ gần như không có hoạt động quan hệ quốc tế .

Dù có chính sách miễn giảm học phí và chính sách thu hút các sinh viên giỏi vào các trường sư phạm, nhưng số lượng giáo viên vẫn luôn luôn thiếu, cơ cấu giáo viên không được đồng bộ là do một bộ phận sinh viên sư phạm sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, tốt nghiệp ra trường không tham gia giảng dạy trong các trường công lập, chuyển sang làm nghề khác hoặc dạy trường ngoài công lập tạo một sự lãng phí rất lớn cho ngành, sự không công bằng trong chính sách học phí đối với người học đại học sư phạm và các đại học khác. Bên cạnh đó, các trường sư phạm do không thu học phí, khoản ngân sách nhà nước cấp bù chưa tương xứng với khoản học phí có thể thu được dẫn đến các trường, các khoa sư phạm gặp khó khăn nhiều về kinh phí so với các trường có cùng quy mô đào tạo ở ngành khác; việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Trong hệ thống đào tạo sư phạm chưa có một điểm chung về chất lượng đào tạo, chưa xây dựng bộ giáo trình dùng chung cho các trường sư phạm cũng như chưa xây dựng cơ chế quản lý giáo viên các trường sư phạm. Chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường chưa đồng đều, phần lớn các trường đại học trọng điểm đã dạy theo phương pháp mới, phương pháp gợi mở sáng tạo, các trường còn lại hầu hết dạy học theo lối cũ, dạy học đại trà, thuyên về lý thuyết…

Phương pháp đánh giá, kiểm tra ở bậc Đại học hiện nay chưa phù hợp, kỳ thi cuối kỳ chiếm đến 60% - 70% điểm số của sinh viên, 30% tập trung nghiên cứu khoa học, cần được xem xét điều chỉnh tỷ lệ này theo hướng ngược lại điểm cuối kỳ thi

47 Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2006-2010[202]

chếm 30%, phần còn lại tập trung nghiên cứu khoa học, sinh viên tự học, tham gia vào giờ học của lớp.48

Sự phối hợp giữa cơ quan đào tạo và cơ quan sử dụng giáo viên còn hạn chế, chưa hiệu quả. Chưa gắn kết công tác đào tạo với sử dụng; số luợng giáo viên được đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu dạy học tại các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo; mất cân đối trong cơ cấu đào tạo ở các trường, khoa sư phạm, giữa đào tạo giáo viên các môn văn hoá cơ bản với việc đào tạo giáo viên các môn học như thể dục, nghệ thuật, công nghệ, tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng. Tại thành phố Hồ Chí Minh đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, giáo viên vừa thừa lại vừa thiếu, thừa giáo viên môn KTNC, môn hóa học, môn KTNN, KTCN..; thiếu giáo viên mầm non, tiểu học, Âm nhạc, Tin học, Thể dục...

Từ thực tế trên, dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2006-2010 đã đưa ra nhận định : Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Còn thiếu quy hoạch tổng thể đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo từ mầm non đến đại học dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu; chưa đảm bảo về số lượng; chưa phát triển nâng cao chất lượng

Tóm lại, nội dung quản lý giáo viên về đào tạo, bồi dưỡng cần sớm được đổi mới nhằm khắc phục những hạn chế, tụt hậu như trên; giúp hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thu hút ngày càng nhiều học sinh giỏi vào ngành; đảm bảo đào tạo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và không ngừng nâng cao chất lượng giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với giáo viên các trường công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)