CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
2.2. Quản lý về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
2.2.1. Trong hệ thống cơ quan tuyển dụng, sử dụng giáo viên
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Việt Nam, tình hình giáo viên từ năm học 2004-2005 đến năm học 2007-2008 như sau :
-Tình hình giáo viên mầm non :
Địa bàn
Năm học 2005-2006
Năm học 2006-2007
Năm học 2007-2008
Cả nước 117226 122877 130352
Thành phố Hồ Chí Minh 7151 7939 8666
110000 115000 120000 125000 130000 135000
NH 2005-2006 NH 2006-2007 NH 2007-2008 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000
Cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1. So sánh số lượng giáo viên mầm non của TP.Hồ Chí Minh và cả nước.
Nhìn chung, giáo viên mầm non cả nước tăng đều mỗi năm, trung bình mỗi năm tăng gần 6000 đến 8000 giáo viên. Riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm tăng trung bình 800 giáo viên, chiếm tỉ lệ khoảng 8-10% giáo viên cả nước. Trung bình giáo viên mầm non của thành phố Hồ Chí Minh chiếm 6,1 đến 6,6% giáo viên cả nước.
_ Tình hình giáo viên phổ thông : + Giáo viên tiểu học :
Địa bàn
Năm học 2005-2006
Năm học 2006-2007
Năm học 2007-2008
Cả nước 354757 349519 348727
Thành phố
Hồ Chí Minh 14266 14209 14629
345000 346000 347000 348000 349000 350000 351000 352000 353000 354000 355000 356000
NH 2005-2006 NH 2006-2007 NH 2007-2008
13900 14000 14100 14200 14300 14400 14500 14600 14700
Cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.2 So sánh số lượng giáo viên tiểu học của TP. Hồ Chí Minh và cả nước.
Nhìn chung, giáo viên tiểu học cả nước tăng không đều mỗi năm, năm học 2006-2007 ngành tiểu học giảm gần 7000 giáo viên tiểu học. Số giáo viên tiểu học của thành phố Hồ Chí Minh chiếm 4.0% đến 4.3% giáo viên cả nước và cũng tăng không đều do một số nguyên nhân như quy mô đào tạo tăng (học sinh tăng, dân số trẻ trong độ tuổi học phổ thông tăng..). Vì vậy, ngành giáo dục và đào tạo phải có kế hoạch dự báo về tình hình dân số, cơ cấu dân số và kế hoạch đào tạo sử dụng giáo viên tiểu học hằng năm.
+ Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông Năm học
2005-2006
Năm học 2006-2007
Năm học 2007-2008 Địa bàn
THCS THPT THCS THPT THCS THPT
Cả nước 302459 106108 310250 115531 314905 125239
Thành phố
Hồ Chí Minh 13356 6681 13572 7123 13684 7668
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000
THCS THPT THCS THPT THCS THPT NH 2005-2006 NH 2006-2007 NH 2007-2008
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000
Cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.3. So sánh số lượng giáo viên THCS, THPT của TP. Hồ Chí Minh và cả nước.
Nhìn chung, giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng không đều mỗi năm, trung bình mỗi năm tăng từ 5000-9000 giáo viên trung học phổ thông, 5000- 10.000 giáo viên trung học cơ sở. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm tăng từ 200-900 giáo viên trung học cơ sở. Số lượng giáo viên THCS, THPT của thành phố Hồ Chí Minh tăng tỷ lệ thuận với giáo viên THCS, THPT của cả nước. Trung bình giáo viên THCS và THPT của thành phố Hồ Chí Minh chiếm 4-6 % giáo viên cả nước.
a) Kết quả đạt được
Trong những năm qua, quy mô đào tạo giáo viên ở các cấp học, bậc học đều được mở rộng. Hằng năm, các trường đào tạo sư phạm cung cấp cho bậc tiểu học và bậc mầm non khoảng 11.000 giáo viên, cho bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông trên 20.000 giáo viên. Số giáo viên mới này đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển về số lượng và đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên mầm non, phô thông.
Tính đến năm học 2007-2008, tổng số giáo viên mầm non là: 134.268 người, chiếm 16.3% đội ngũ giáo viên công lập cả nước; mức tăng bình quân là 6.1% /năm;
đáp ứng cơ bản nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh. Tổng số giáo viên tiểu học là : 348.727 người, chiếm 32.66% đội ngũ giáo viên công lập cả nước, tỷ lệ tăng bình quân là 1.5%/năm, xấp xỉ 5.000 giáo viên tiểu học; đáp ứng 100% nhu cầu học tập của học sinh tiểu học 1 buổi/ngày trên phạm vi cả nước; tỷ lệ giáo viên/lớp vẫn tăng từ lên từ 1.25 (năm học 2004-2005) lên 1.29 (năm học 2007-2008). Tổng số giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông là 317.534 giáo viên, chiếm 29.26%, mức tăng bình quân 1.90%/năm. Tỷ lệ giáo viên/lớp tăng từ 1.73 (năm học 2004-2005) lên 1.96 (năm học 2007-2008), đáp ứng quy mô phát triển bậc học THCS, THPT đặc biệt đáp ứng nhu cầu thực hiện phổ cập THCS, THPT cả nước.
b) Tồn tại, hạn chế :
Nhìn chung, ngành giáo dục và đào tạo đang thiếu nhiều giáo viên. Cụ thể đối với từng bậc học như sau :
Đối với giáo viên mầm non : Đội ngũ giáo viên mầm non còn thiếu về số lượng.
Nếu tính theo định mức cứ 8 cháu nhà trẻ/ giáo viên, 01 giáo viên/ lớp mẫu giáo một buổi và 02 giáo viên/ lớp mẫu giáo hai buổi thì toàn ngành thiếu gần 20.687 giáo viên mầm non chủ yếu là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hoặc các tỉnh thành phố lớn có dân nhập cư tăng nhanh. Trong khi đó, cả nước còn gần 186 xã chưa có giáo viên mầm non. Hơn nữa, để đạt mục tiêu phát triển như đã nêu trong chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 thì mỗi năm cần bổ sung từ 4000 đến 5000 giáo viên mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô giáo dục và thay thế số giáo viên nghỉ theo chế độ. Thực hiện chương trình phổ cập mầm non 5 tuổi cần bổ sung khoảng 7000 giáo viên, thực hiện 50% lớp mẫu giáo bán trú thì cần bổ sung khoảng
8500 giáo viên. Riêng thành phố Hồ Chí Minh năm học 2009 -2010 thiếu gần 1076 giáo viên mầm non.39
Đối với giáo viên tiểu học : Đội ngũ giáo viên tiểu học hiện đang thiếu rất nhiều đặc biệt là giáo viên dạy các môn năng khiếu, môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Mặt khác, ngành đang triển khai chương trình học 2 buổi/ ngày (phấn đấu đạt 65% ở các thành phố lớn, 20-45% ở các tỉnh thành còn lại) số lượng giáo viên tiểu học càng thiếu nhiều hơn (chưa tính nhu cầu bổ sung giáo viên tiểu học cho các trường ngoài công lập từ 2,5%-4%) Hiện nay, toàn ngành thiếu gần 25.000 giáo viên tiểu học để thực hiện chương trình học 2 buổi/ ngày. Riêng thành phố Hồ Chí Minh năm học 2009 -2010 thiếu gần 997 giáo viên tiểu học, đặc biệt giáo viên dạy các môn năng khiếu thiếu gần 400 giáo viên.40
Đối với giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông : Giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông trong tình trạng vừa thiếu, vừa thừa : Thừa giáo viên ở khu vực thuận lợi, đặc biệt là giáo viên dạy các môn cơ bản, nhưng lại thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù (Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Tin học, Quốc phòng…).Tại các vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thiếu cả giáo viên cơ bản và giáo viên dạy các môn đặc thù. Giáo viên trung học cơ sở thiếu gần 15.000 giáo viên, giáo viên trung học phổ thông thiếu gần 5000 giáo viên (chưa tính nhu cầu bổ sung giáo viên cho các trường ngoài công lập từ 0.8-1%). Ngành đang tiến đến thực hiện phổ cập bậc trung học phổ thông, duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở đòi hỏi nhu cầu giáo viên ngày càng tăng. Tóm lại, giáo viên bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông thiếu nhiều, nhiều nhất là các môn năng khiếu, môn học mới.
Tại thành phố Hồ Chí Minh thiếu gần 1837 giáo viên THCS, 2522 giáo viên THPT nhưng lại thừa 400 giáo viên các môn cơ bản. 41
2.2.1.2. Chất lượng giáo viên a) Kết quả đạt được
Đại bộ phận giáo viên tận tụy với nghề, có phẩm chất, đạo đức tốt, có ý thức phấn đấu, tinh thần trách nhiệm, chủ động quyết tâm tự bồi dưỡng để thực hiện nhiệm
39 Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện QĐ09/QĐ-TTg. BGDĐT [115]
40 Báo cáo số 800/ GDĐT-TC (2009), Sở GDĐT TPHCM [116]
41Báo cáo số 800/ GDĐT-TC (2009), Sở GDĐT TPHCM [116]
vụ giảng dạy tốt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn và giáo viên học sau đại học tăng đều mỗi năm.
Ý thức phấn đấu rèn luyện về chính trị, tư tưởng của đội ngũ nhà giáo đã có tiến bộ đáng kể, nhiều giáo viên đạt danh hiệu cao quý như nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giáo viên giỏi quốc gia, giáo viên giỏi cấp tỉnh/ thành phố, giáo viên giỏi cấp huyện.
Đội ngũ giáo viên phần lớn tuổi còn trẻ, phù hợp với bậc học, khả năng tiếp cận khoa học mới nhanh. Thực hiện tốt Chỉ thị số 33/CT của Thủ tướng Chính phủ về
“Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; riêng thành phố Hồ Chí Minh, ngành giáo dục và đào tạo còn nâng cao chất lượng giáo viên với cuộc vận động
“Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và chấm dứt tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp”, giáo viên có điều kiện rèn luyện tác phong, đạo đức, lối sống chuẩn mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, xử sự công bằng hơn trong giảng dạy, không gian lận và thiếu trung thực trong giảng dạy, học tập, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ giảng dạy, không thiên vị, phân biệt đối xử hoặc thành kiến với học sinh42.
b) Tồn tại, hạn chế
Về trình độ đào tạo giáo viên : Cả nước còn 10.9% giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn, 1.32 % giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn, 1.63% giáo viên trung học cơ sở chưa đạt chuẩn, 1.61 2% giáo viên trung học phổ thông chưa đạt chuẩn.43
Phân loại/ tỷ lệ Mầm non Tiểu học THCS THPT Số lượng GV đạt chuẩn
Tỷ lệ
116143 89.1%
344123 98.68%
312358 98.37%
132198 98.39%
Số lượng GV chưa đạt chuẩn Tỷ lệ
14208 10.9%
4603 1.32%
5175 1.63%
2163 1.61%
42 Báo cáo số 800/ GDĐT-TC (2009), Sở GDĐT TPHCM [116]
43 Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện QD909/QĐ-TTg. BGDĐT [115]
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000
số lượng
Mầm non Tiểu học THCS THPT bậc học
Tình hình đạt chuẩn giáo viên
Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn
Hình 2.4. So sánh tình hình giáo viên đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn.
Tính đến năm học 20070- 2008, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh còn 0.347% giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn, 0.33 % giáo viên tiểu học chưa đạt chuẩn, 0.23%giáo viên trung học cơ sở chưa đạt chuẩn, 1.07% giáo viên trung học phổ thông chưa đạt chuẩn.
Phân loại/ tỷ lệ Mầm non Tiểu học THCS THPT Số lượng GV đạt chuẩn
Tỷ lệ
7842 99.653%
13547 99.67%
12821 99.72%
8902 98.93%
Số lượng GV chưa đạt chuẩn Tỷ lệ
27 0.347%
44 0.33%
35 0.23%
96 1.07%
Về phương pháp dạy học : Phần lớn giáo viên các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc còn dạy theo phương pháp truyền thống, chú trọng lý thuyết hơn thực hành; khả năng khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học chưa hiệu quả; khả năng sử dụng máy vi tính còn hạn chế; chưa tryền đạt khả năng tự học và sáng tạo cho học sinh; tình trạng học chay, học tủ còn rải rác một số nơi.
Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong sư phạm : Hiện nay, một bộ phận giáo viên mầm non có dấu hiệu vô trách nhiệm, thiếu tập trung trong công tác dẫn đến một số trường hợp đáng tiếc xảy ra với học sinh mầm non bị tử vong. Một số giáo viên chưa thể hiện tác phong sư phạm tốt, chưa mẫu mực đối với học sinh làm thuyên giảm sự tôn vinh nhà giáo và nghề dạy học, ảnh hưởng vị trí xã hội đối với nghề giáo.
Mặt khác, một bộ phận không nhỏ giáo viên suy thoái đạo đức lối sống, chạy theo kinh tế bắt buộc học sinh học thêm, tổ chức dạy thêm; hay một số ít giáo viên đối xử bạo hành với học sinh, chưa tỏ ra tôn trọng các em làm cho các em mặc cảm, tự ty, chay lười, chán nãn trong học tập, có em thì ỉ lại, chủ quan, thụ động trong học tập làm hạn chế một phần chất lượng giáo dục.
2.2.1.3. Cơ cấu giáo viên a) Kết quả đạt được
Đã khắc phục bước đầu sự bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ giáo viên ở mọi bậc học, cấp học và trình độ đào tạo. Đội ngũ giáo viên dạy các môn đặc thù ở phổ thông (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học,..) ngày càng được tăng cường mở rộng về quy mô đào tạo và được sử dụng ngày càng hợp lý .
Trong phạm vi cả nước, giáo viên nữ chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt ở giáo dục mầm non là 98.42.% giáo viên ; giáo dục tiểu học 82.56% giáo viên; trung học cơ sở 84.32% giáo viên; trung học phổ thông 48.91% nữ giáo viên. Tại thành phố Hồ Chí Minh thì giáo viên nữ dạy mầm non chiếm 94.01%, giáo viên nữ dạy tiểu học chiếm 84.61% giáo viên; giáo viên nữ dạy trung học cơ sở chiếm 90.02% giáo viên; giáo viên nữ dạy trung học phổ thông chiếm 33.65% giáo viên. Nhìn chung tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước giáo viên có cơ cấu theo giới tính phù hợp với yêu cầu giáo dục của các bậc học: giáo dục mầm non, tiểu học thích hợp với giáo viên nữ; giáo dục THCS, THPT thích hợp cả giáo viên nam và nữ.44
Trong phạm vi cả nước, độ tuổi giáo viên trẻ ở các bậc học tăng lên hàng năm, giáo viên mầm non độ tuổi trung bình là 28 tuổi, giáo viên tiểu học độ tuổi trung bình là 32 tuổi, giáo viên trung học cơ sở trung bình là 38 tuổi, giáo viên trung học phổ
44 Báo cáo tổng kết năm học 2007, Vụ Tổ chức Cán bộ .BGDĐT
thông độ tuổi trung bình là 32 tuổi. Tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng giáo viên ở độ tuổi trẻ tăng lên hàng năm.
+ Giáo viên mầm non độ tuổi nhỏ hơn 35 tuổi chiếm 51.03%, giáo viên từ 36 đến 50 tuổi là 36.10%, giáo viên trên 50 tuổi chiếm 12.87% nhìn chung giáo viên trẻ chiếm đa số.
+ Giáo viên tiểu học độ tuổi nhỏ hơn 35 tuổi chiếm 36.94%, giáo viên từ 36 đến 50 tuổi là 61.51%, giáo viên trên 50 tuổi chiếm 1.55% nhìn chung giáo viên trẻ chiếm đa số .
+ Giáo viên THCS độ tuổi nhỏ hơn 35 tuổi chiếm 44.72%, giáo viên từ 36 đến 50 tuổi là 52.8%, giáo viên trên 50 tuổi chiếm 2.48% .
+ Giáo viên THPT Giáo dục tiểu học độ tuổi nhỏ hơn 35 tuổi chiếm 25.31%, giáo viên từ 36 đến 50 tuổi là 43.18%, giáo viên trên 50 tuổi chiếm 31.51% nhìn chung giáo viên có kinh nghiệm chiếm đa số.45
Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trong các bậc học được nâng lên hàng năm, tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn giảm dần. Hiện nay, giáo dục mầm non còn 10.9% giáo viên chưa đạt chuẩn; giáo dục tiểu học còn 1.32% giáo viên chưa đạt chuẩn; giáo dục trung học cơ sở còn 1.63% giáo viên chưa đạt chuẩn; giáo dục trung học phổ thông còn 1.61%
giáo viên chưa đạt chuẩn chủ yếu tập trung vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăm, vị trí địa lý hiểm trở.
b) Tồn tại, yếu kém :
Bậc mầm non, cơ cấu biên chế giáo viên hiện nay có tình trạng bất hợp lý do trong một thời gian dài biên chế giáo viên mầm non chưa được quan tâm phân bổ cho khu vực nông thôn, đặc biệt là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các xã vùng núi cao, hải đảo. Hiện nay, 186 xã chưa có trường mầm non. Giáo viên mầm non cớ cơ cấu chưa đồng đều, tại các tỉnh/ thành phố lớn tập trung giáo viên mầm non tuổi trẻ nhiều, các vùng hiểm trở số giáo viên trẻ ít hơn giáo viên lớn tuổi.
Bậc học phổ thông, cơ cấu giáo viên theo môn học có sự mất cân đối đáng kể trong các trường phổ thông. Ở một số trường diễn ra tình hình vừa thừa vừa thiếu giáo
45Báo cáo số 800/ GDĐT-TC (2009), Sở GDĐT TPHCM [116]
viên, thừa giáo viên dạy môn cơ bản, thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù, môn năng khiếu, môn học mới.
Xét về cơ cấu giáo viên theo vùng miền, đội ngũ giáo viên chưa được phân bố đồng đều.
Ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tình trạng thiếu giáo viên mầm non và phổ thông (giáo viên dạy các môn cơ bản, và giáo viên dạy các môn đặc thù Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật, Tin học, Quốc phòng…) kéo dài từ nhiều năm nay là một vấn đề búc xúc của ngành. Ở những vùng dân tộc thiểu số thiếu rất nhiều giáo viên sử dụng tiếng dân tộc.
Tại các vùng thuận lợi thì lại thừa giáo viên, có nơi thừa giáo viên dạy môn cơ bản như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội nhưng lại thiếu giáo viên dạy môn đặc thù, môn học mới; ngược lại, tại thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng thì thừa cả giáo viên dạy môn cơ bản lẫn giáo viên dạy môn đặc thù, môn học mới.
Một số tỉnh có di dân cao như Cà Mau thì tình hình thừa thiếu giáo viên lại có sự khác biệt lớn. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/5/2009 thì giáo dục mầm non của tỉnh có 942 giáo viên (trung bình 1,0 giáo viên/lớp) thiếu 250 giáo viên. Giáo dục tiểu học có 8.250 giáo viên (1,5 giáo viên/lớp) thừa trên 200 giáo viên. Giáo dục trung học cơ sở có 4.280 giáo viên (1,8 giáo viên/lớp) vừa thừa vừa thiếu, không đồng bộ. Giáo dục trung học phổ thông còn thiếu 300 giáo viên. Điều đáng nói ở Cà Mau là tình trạng thừa giáo viên tiểu học. Từ năm 2000 đến năm 2005, số lượng học sinh tiểu học của tỉnh luôn giảm theo từng năm học. Trong 6 năm trở lại đây, lượng học sinh giảm tổng số lên đến 66.882 học sinh, nếu tính bình quân 24 học sinh/lớp thì số lớp giảm là 2.786 lớp tương đương phải giảm theo 3.204 giáo viên. Để phù hợp với tình hình, đảm bảo giờ dạy cho giáo viên, các trường phải chia nhỏ lớp, có lớp chỉ dưới 20 học sinh, bình quân trong toàn tỉnh chỉ có 23 học sinh/lớp. Trái lại, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ học sinh tăng trung bình 5000-6000 em, tình hình thiếu giáo viên, xây dựng trường lớp chưa kịp thời, để đảm bảo nhu cầu học tập, các cơ sở giáo dục chủ động tăng sỉ số học sinh/lớp: trung bình 38 học sinh/lớp mầm non; 40 học sinh/lớp tiểu học; 41 học sinh/lớp THCS, 45 học sinh/lớp THPT; giáo viên tiểu học luôn luôn thiếu trong những năm gần đây, qui mô bậc học tiểu học tăng nhanh nhất nước, trung bình tăng 3500-4500 học sinh/năm.