CHƯƠNG II. KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp khám nghiệm hiện trường trong Tố tụng hình sự Việt Nam
Trong lịch sử Tố tụng hình sự Việt Nam thì công tác khám nghiệm hiện trường đã có đóng góp rất to lớn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng như: vụ án cướp tài sản, giết người rất
dã man xảy ra ngày 03 tháng 8 năm 1946 tại tiệm vàng Vĩnh Tường của nhà tư sản Nguyễn Thế Toàn ở số 33 phố Lacom (nay là phố Hoàng Văn Thụ), thành phố Hải Phòng, chính qua công tác khám nghiệm hiện trường đã thu được dấu vân tay để lại trên hộp sơn mài, qua công tác giám định đã chứng minh được đối tượng gây án là tên Jean Jacque Presil, George và tên Yến.
Việc này buộc đối tượng phải nhận tội, tránh không để cho kẻ địch lợi dụng vu cáo ta, phục vụ tốt cho mục đích chính trị; vụ trộm chiếc ấn vàng Triều Nguyễn “Hoàng Hậu chi bửu” nặng 4,9 kg và chiếc âu đựng trầu thuốc bằng vàng tại Bảo tàng Lịch sử năm 1962; vụ chị Nguyễn Thị Bích Thuận bị giết, hiếp tại số 7, phố Phạm Đình Hổ, Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 1977; vụ giết hai vợ chồng nghệ sỹ Thanh Nga tại Ngô Tùng Châu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 11 năm 1978; vụ tai nạn giao thông đường sắt lớn nhất trong lịch sử Việt Nam xảy ra vào năm 1982 tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, tàu hỏa BN-183 bị lật làm chết 162 người, bị thương 430 người, thiệt hại 450 tấn hàng, hỏng 15 toa tàu, 70 mét đường ray, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ; vụ sự cố đường ống dẫn khí gây dư luận không tốt, thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước xảy ra tại vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 1994;9...
Nghiên cứu kết quả khám nghiệm hiện trường trên cả nước, các tỉnh, thành phố phía nam và tại địa bàn tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, tác giả có những nhận xét đánh giá về kết quả hoạt động khám nghiệm hiện trường như sau:
- Nghiên cứu số liệu thống kê kết quả khám nghiệm hiện trường trên cả nước trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011:
+ Năm 2007: lực lượng Kỹ thuật hình sự cả nước tham gia khám nghiệm 34.546 vụ việc các loại10.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
9 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2012), Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống lực lượng Kỹ thuật hình sự, Hà Nội.
10 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2007), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2007, Hà Nội.
TT Cấp khám nghiệm Năm 2007 1 Viện Khoa học hình sự 72 vụ (chiếm 0,21%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 8.323 vụ (chiếm 24,1%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 26.151 (chiếm 75,69%)
Tổng 34.546 vụ
+ Năm 2008: lực lượng Kỹ thuật hình sự cả nước tham gia khám nghiệm 25.386 vụ việc các loại11.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
TT Cấp khám nghiệm Năm 2008
1 Viện Khoa học hình sự 82 vụ (chiếm 0,3%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 6.878 vụ (chiếm 27,1%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 18.426 (chiếm 72,6%)
Tổng 25.386 vụ
+ Năm 2009: lực lượng Kỹ thuật hình sự cả nước tham gia khám nghiệm 46.960 vụ việc các loại12.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
TT Cấp khám nghiệm Năm 2009
1 Viện Khoa học hình sự 52 vụ (chiếm 0,1%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 10.032 vụ (chiếm 25,4%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 36.876 vụ (chiếm 74,4%)
Tổng 46.960 vụ
11 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2008), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2008, Hà Nội.
12 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2009), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2009, Hà Nội.
+ Năm 2010: lực lượng Kỹ thuật hình sự cả nước tham gia khám nghiệm 52.488 vụ việc các loại13.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
TT Cấp khám nghiệm Năm 2010
1 Viện Khoa học hình sự 65 vụ (chiếm 0,2%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 8.510 vụ (chiếm 16,2%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 43.913 (chiếm 82,4%)
Tổng 52.488 vụ
+ Năm 2011: lực lượng Kỹ thuật hình sự cả nước tham gia khám nghiệm 47.802 vụ việc các loại14.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
TT Cấp khám nghiệm Năm 2011
1 Viện Khoa học hình sự 59 vụ (chiếm 0,1%);
2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 7.625 vụ (chiếm 16%);
3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 40.118 vụ (chiếm 83,9 %)
Tổng 47.802 vụ
- Nghiên cứu số liệu thống kê kết quả khám nghiệm hiện trường trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 như sau:
+ Năm 2007: lực lượng Kỹ thuật hình sự các tỉnh, thành phố phía Nam tham gia khám nghiệm 17.141 vụ việc các loại15.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
13 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2010), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2010, Hà Nội.
14 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2011), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2011, Hà Nội.
15 Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2007), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2007, Tp. Hồ Chí Minh.
TT Cấp khám nghiệm Năm 2007 1 Phân viện Khoa học hình sự 16 vụ (chiếm 0,09%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 5.576 vụ (chiếm 32,5%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 11.549 (chiếm 61,41%)
Tổng 17.141 vụ
+ Năm 2008: lực lượng Kỹ thuật hình sự các tỉnh, thành phố phía Nam tham gia khám nghiệm 20.577 vụ việc các loại16.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
TT Cấp khám nghiệm Năm 2008
1 Phân viện Khoa học hình sự 54 vụ (chiếm 0,26%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 5.269 vụ (chiếm 25,6%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 15.254 (chiếm 74,14%)
Tổng 20.577 vụ
+ Năm 2009: lực lượng Kỹ thuật hình sự các tỉnh, thành phố phía Nam tham gia khám nghiệm 22.189 vụ việc các loại17.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
TT Cấp khám nghiệm Năm 2009
1 Phân viện Khoa học hình sự 15 vụ (chiếm 0,07%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 4.908 vụ (chiếm 22,12%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 17.281 (chiếm 77,81%)
Tổng 22.189 vụ
16 Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2008), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2008, Tp. Hồ Chí Minh.
17 Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2009), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2009, Tp. Hồ Chí Minh.
+ Năm 2010: lực lượng Kỹ thuật hình sự các tỉnh, thành phố phía Nam tham gia khám nghiệm 25.621 vụ việc các loại18.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
TT Cấp khám nghiệm Năm 2010
1 Phân viện Khoa học hình sự 09 vụ (chiếm 0,04%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 5.008 vụ (chiếm 19,55%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 20.604 (chiếm 80,41%)
Tổng 25.621 vụ
+ Năm 2011: lực lượng Kỹ thuật hình sự các tỉnh, thành phố phía Nam tham gia khám nghiệm 25.215 vụ việc các loại19.
Các cấp khám nghiệm cụ thể như sau:
TT Cấp khám nghiệm Năm 2011
1 Phân viện Khoa học hình sự 08 vụ (chiếm 0,03%) 2 Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh 3.820 vụ (chiếm 15,15%) 3 Kỹ thuật hình sự cấp huyện 21.387 (chiếm 84,82%)
Tổng 25.621 vụ
- Nghiên cứu số liệu thống kê kết quả khám nghiệm hiện trường trên địa bàn tỉnh Long An trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 như sau:
Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An tham gia khám nghiệm hiện trường 3.492 vụ việc các loại. Trong đó, cấp tỉnh khám nghiệm hiện trường 1.818 vụ việc, số vụ việc còn lại do cấp huyện khám nghiệm hiện trường.
18 Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2010), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2010, Tp. Hồ Chí Minh.
19 Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2011), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh.
Số liệu cụ thể các vụ việc được Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An khám nghiệm từ năm 2007 đến năm 2011 như sau20:
TT Loại vụ việc Số lƣợng vụ việc theo từng năm 2007 2008 2009 2010 2011
1 Giết người 25 21 25 19 35
2 Tự tử 2 3 1 1 2
3 Tai nạn giao thông 204 201 173 196 195
4 Cháy, nổ 4 13 6 9 11
5 Chưa rõ nguyên nhân 115 100 86 119 91
6 Cướp tài sản 6 3 6 4 1
7 Trộm tài sản 17 13 12 6 21
8 Tai nạn khác 3 3 6 10 11
9 Sự cố kỹ thuật 0 1 1 0 1
10 Thực nghiệm điều tra 9 10 2 2 6
11 Hiếp dâm, cưỡng dâm 0 0 0 1 0
12 Các loại hiện trường khác 2 0 4 0 0
Tổng 387 368 322 367 374
Theo báo cáo tổng kết công tác năm của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an thì tỷ lệ số vụ phạm pháp hình sự được khám nghiệm hàng năm đạt từ 65% đến 80%. Cụ thể năm 2010 là 78,3%21, năm 2011 là 68,5%22.
* Nhận xét, đánh giá chung:
- Ưu điểm:
Qua các số liệu nêu trên cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của công tác khám nghiệm hiện trường trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đã không ngừng được nâng lên, lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường
20 Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An, Báo cáo tổng kết công tác năm 2007, năm 2008, năm 2009, năm 2010, năm 2011, Long An.
21 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2010), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2010, Hà Nội.
22 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2011), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2011, Hà Nội.
được củng cố cả về chất lượng và số lượng. Mối quan hệ phối hợp giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên và các lực lượng tham gia trong quá trình khám nghiệm tiếp tục được củng cố, tăng cường, đi sâu hơn về tính chất nghiệp vụ, về khoa học hình sự nên hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường có bước tiến rõ rệt.
Số lượng các vụ việc được khám nghiệm, đặc biệt số lượng vụ việc do cấp huyện đảm nhận ngày một tăng lên và chiếm tỉ lệ lớn trên tổng số vụ việc mà toàn lực lượng đã khám nghiệm. Đây là kết quả của việc thực hiện chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho cấp cơ sở và việc triển khai thực hiện Quyết định số 994/2008/QĐ-BCA ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Đội (Tổ) Kỹ thuật hình sự Công an cấp huyện.
Công tác khám nghiệm hiện trường đều được các cấp tiến hành khẩn trương, tỉ mỉ, kết luận nguyên nhân chính xác. Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, các lực lượng tham gia vào quá trình khám nghiệm áp dụng đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đã vận dụng có hiệu quả các chiến thuật điều tra hình sự vào công tác phát hiện, thu giữ, bảo quản, khai thác, đánh giá dấu vết vật chứng thu được tại hiện trường. Hầu hết các vụ việc bắt buộc phải khám nghiệm hiện trường như: giết người, cướp tài sản, các trường hợp chết người chưa rõ nguyên nhân, cháy nổ, tai nạn giao thông nghiêm trọng, phức tạp,... đều được tổ chức khám nghiệm đầy đủ. Các vụ việc được khám nghiệm hiện trường đều thu được dấu vết, cung cấp các chứng cứ, tài liệu quan trọng góp phần làm rõ tính chất vụ việc, thủ phạm, công cụ, phương tiện gây án, thủ đoạn phạm tội, phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm.
Điển hình như:
+ Ngày 13 tháng 11 năm 2008 tại đường cao tốc Chợ Đệm-Trung Lương thuộc ấp 4, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An xảy ra vụ giết người dã man. Nạn nhân là Nguyễn Thị Hoa, sinh năm 1978, ngụ: xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An chết do bị đâm nhiều vết thương ở vùng mặt và ngực bụng. Qua công tác khám nghiệm hiện trường, Phòng Kỹ thuật hình sự đã thu được 01 một mảnh nhựa từ cán một con dao Thái Lan bị gãy rơi ra ở hiện trường. Sau khi khám nghiệm, các lực lượng nghiệp vụ Công
an tỉnh Long An đã căn cứ vào chữ viết trên lá thư đối tượng viết cho nạn nhân yêu cầu Phòng Kỹ thuật hình sự tiến hành giám định và kết luận đó là do tên Nguyễn Viết Trường là công nhân xây dựng đường cao tốc viết ra. Trên cơ sở kết luận giám định, cơ quan điều tra đấu tranh tên Tường đã nhận tội và chỉ ra chổ dấu con dao Thái Lan gây án. Phòng Kỹ thuật hình sự tiếp tục giám định dấu vết khớp từ cán con dao gây án với mảnh nhựa vỡ thu được tại hiện trường là một. Trong vòng 24 giờ từ khi phát hiện vụ án đối tượng gây án đã được tìm ra23.
+ Qua công tác khám nghiệm hiện trường, Công an tỉnh Kiên Giang đã thu được dấu vết đường vân và giám định kết luận dấu vết đường vân đó là của tên Trương Đức Tấn, buộc tên Trương Đức Tấn phải thú nhận là thủ phạm gây ra vụ giết người, cướp tài sản phát hiện ngày 30 tháng 01 năm 2010, tại khu phố 5, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, Kiên Giang24.
+ Viện Khoa học hình sự Bộ Công an phối hợp với các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội tiến hành khám nghiệm hiện trường và giám định kết luận nguyên nhân vụ nổ pháo hoa xảy ra ngày 06 tháng 10 năm 2010, tại phía sau Khán đài C Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội là do sơ xuất, bất cẩn trong quá trình vận chuyển, liên kết pháo hoa, góp phần trấn an dư luận, ổn định tình tình an ninh trật tự trong dịp 10 ngày kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội25.
+ Khoảng 18h, ngày 06 tháng 02 năm 2010 nhân dân phát hiện nạn nhân Nguyễn Thị Khánh Linh, sinh năm: 2000, ngụ: ấp Trung, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An nằm chết dưới ao trong khuôn viên đất nhà bà Lưu Thị Đẹp (bà Đẹp là mẹ ruột nạn nhân). Theo lời khai của bà Đẹp thì nạn nhân ở nhà một mình từ 13h đến 17h30 thì phát hiện nạn nhân bị mất tích. Qua công tác khám nghiệm hiện trường và tử thi đã xác định đây là một vụ hiếp-giết, nhận định đối tượng phải là người quen biết với nạn nhân, có nhiều khả năng là thanh niên sinh sống tại địa phương, đồng thời qua khám
23 Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008, Long An.
24 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2010), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2010, Hà Nội.
25 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2010), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2010, Hà Nội.
nghiệm tại hiện trường vụ án đã thu được dấu vết lông tóc phục vụ cho công tác giám định truy nguyên đối tượng. Từ đó giúp cho cơ quan Cảnh sát điều tra có cơ sở điều tra, truy bắt được đối tượng trong thời gian ngắn26.
+ Viện Khoa học hình sự Bộ Công an phối hợp với các lực lượng chức năng Công an tỉnh Bắc Giang khám nghiệm hiện trường thu 30 dấu vết máu, 35 dấu vết đường vân, phần lớn là của thủ phạm để lại hiện trường vụ giết người, cướp tài sản xảy ra ngày 24 tháng 8 năm 2011, tại tiệm vàng Ngọc Bích, phố Sàn, Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Qua khám nghiệm hiện trường, nghiên cứu, giám định dấu vết thu được, đã đưa ra được những nhận định phù hợp về diễn biến vụ án, lối thoát khỏi hiện trường của thủ phạm. Đặc biệt đã đưa ra nhận định chính xác là thủ phạm gây án đã bị thương, giúp Ban chuyên án khoanh vùng, rà soát các đối tượng nghi vấn trên địa bàn. Trên cơ sở đó, Viện Khoa học hình sự phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bắc Giang đã giám định kết luận dấu vết đường vân và dấu vết máu ở hiện trường là do Lê Văn Luyện (thủ phạm gây ra vụ án) để lại27.
- Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác khám nghiệm hiện trường vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Đó là:
+ Công tác khám nghiệm hiện trường còn nhiều đơn vị, địa phương thực hiện chưa tốt, thiếu tận dụng triệt để về biện pháp và phương pháp khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự khi có vụ việc xảy ra, chỉ xem nặng khám nghiệm các loại án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ chết người mà nghi có án mạng và các vụ tai nạn giao thông có chết người mà không chú ý khám nghiệm các loại án khác thực tế có hiện trường hoặc các trường hợp có khám nghiệm hiện trường nhưng không ghi nhận, thu lượm hoặc có ghi nhận, thu lượm nhưng không đầy đủ các dấu vết, vật chứng, không chụp ảnh,…gây rất nhiều khó khăn cho công tác giám định, công tác chứng minh trong tố tụng hình sự ở các giai đoạn tiếp theo như vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra lúc 19 giờ ngày 10 tháng 7 năm 2008 trên lộ Thanh niên thuộc ấp 4, xã Cẩn Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang giữa xe
26 Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, Long An.
27 Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2011), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2011, Hà Nội.
mô tô biển số 60V5-5747 do Trần Văn Vinh điều khiển hướng Cẩm Sơn về Cai Lậy với xe mô tô biển số 63S7-5085 do Trần Minh Tân điều khiển lưu thông hướng ngược lại. Hậu quả là Tân bị thương tích 81%. Vụ án chỉ có cảnh sát giao thông khám nghiệm hiện trường, đến hơn 12 tháng sau, tức ngày 11 tháng 7 năm 2009 mới thành lập đoàn khám nghiệm và lúc này phải dựng lại hiện trường vu tai nạn nên quá trình khám nghiệm gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra dấu vết của hai xe mô tô trên hiện trường vụ tai nạn28.
+ Sự phối hợp, tổ chức các lực lượng trong công tác khám nghiệm hiện trường nhiều khi chưa được thực hiện một cách nhịp nhàng, cụ thể; công tác chỉ đạo khám nghiệm, chỉ đạo kiểm sát khám nghiệm chưa được chú ý đúng mức, thiếu tính đồng bộ; trình độ của Điều tra viên, Kiểm sát viên và các lực lượng khác tham gia khám nghiệm hiện trường chưa đồng đều nên dẫn đến khả năng phát hiện, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng trong nhiều vụ việc còn hạn chế, như: thu dấu vết máu, tinh dịch không bảo đảm độ ẩm cần thiết (phơi khô) nên bị phân hủy do vi khuẫn; tình trạng phương tiện, dấu vết va chạm trong tai nạn giao thông không được mô tả, chụp ảnh hoặc có nhưng không chính xác, có vụ còn bỏ sót dấu vết, vật chứng, không thu giữ đầy đủ vật chứng là hung khí gây án như vụ đối tượng Hồ Duy Hải giết hai nhân viên Bưu cục Cầu Voi là Nguyễn Thị Ánh Hồng, sinh năm 1985 và Nguyễn Thị Thu Vân, sinh năm 1987 tại Bưu cục Cầu Voi thuộc ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ngày 14 tháng 01 năm 200829.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác khám nghiệm hiện trường cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đào tạo chuyên sâu nên khả năng nhận định, đánh giá về phương thức thủ đoạn của tội phạm qua công tác khám nghiệm hiện trường còn nhiều hạn chế, việc phát hiện, thu giữ, bảo quản, đánh giá và khai thác các loại dấu vết chưa thật sự chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều tra.
28 Lê Tấn Cường (2010), “Đôi điều rút ra qua công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Kiểm sát, (23), tr. 17.
29 Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An (2010), Báo cáo sơ kết chuyên đề nâng cao chất lượng công tác khám nghiệm hiện trường-khám nghiệm tử thi trong Tố tụng hình sự, Long An.