CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.2. Giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả khám nghiệm hiện trường
3.2.4. Phát huy biện pháp khoa học kỹ thuật phục vụ khám nghiệm hiện trường
Khám nghiệm hiện trường là hoạt động của cơ quan điều tra tại hiện trường, là quá trình sử dụng các phương tiện kỹ thuật, áp dụng các biện pháp, phương pháp chiến thuật một cách thích hợp vào việc nghiêm cứu phát hiện, ghi nhận, thu lượm và bảo quản dấu vết, vật chứng và những tin tức tài liệu có liên quan tại hiện trường nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án và thủ phạm. Để công tác khám nghiệm hiện trường đạt được hiệu quả cao nhất, một điều kiện cần thiết là phải được trang bị đầy đủ các phương tiện chuyên dùng.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đối tượng phạm tội lợi dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật phạm tội ngày càng nhiều, phương thức hoạt động và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, vì thế nếu không coi trọng biện pháp khoa học kỹ thuật sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu thực tế điều tra hình sự. Do vậy phương tiện trang thiết bị kỹ thuật phải đủ và ngày càng hiện đại mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát hiện thu lượm và bảo quản dấu vết hình sự phục vụ hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay phương tiện trang thiết bị trang bị cho lực lượng khám nghiệm hiện trường vừa thiếu vừa lạc hậu, một số phương tiện chuyên dùng đã cũ, hư hỏng. Tình trạng thiếu phương tiện kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật lạc hậu, chất lượng kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của công tác khám nghiệm hiện trường.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần phải tập trung làm tốt một số nội dung sau:
- Viện Khoa học hình sự Bộ Công an cần tiếp tục thực hiện “Đề án hiện đại hóa công tác kỹ thuật hình sự đến năm 2020”. Theo đó, cần tăng cường trang bị đồng bộ phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao năng lực toàn diện công tác kỹ thuật hình sự, nhất là đối với lực lượng kỹ thuật hình sự cấp
huyện phải được trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho khám nghiệm hiện trường. Việc trang bị các phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại cần gắn liền với việc đào tạo, huấn luyện cho cán bộ làm công tác khám nghiệm hiện trường nhằm khai thác hết khả năng, tác dụng của phương tiện kỹ thuật được trang bị.
- Lực lượng khám nghiệm hiện trường rà soát, nghiên cứu, xác định nhu cầu trang bị phương tiện kỹ thuật và các phương tiện mới chuyên dùng cho công tác khám nghiệm hiện trường cũng như các phương tiện kỹ thuật đã được cải tiến hiện nay đang có tác dụng phục vụ hiệu quả cho công tác khám nghiệm hiện trường để đề xuất mua và trang bị đủ cho lực lượng khám nghiệm hiện trường đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đồng thời cũng cần phải động viên phát huy tính cực sáng tạo của cán bộ khám nghiệm hiện trường trong việc nghiên cứu và cải tiến các phương tiện đã trang bị nhằm phát huy hết tác dụng của các phương tiện kỹ thuật hiện có phục vụ công tác khám nghiệm hiện trường một cách có hiệu quả. Từng bước trang bị bổ sung những thiết bị kỹ thuật hiện đại chuyên dùng cho khám nghiệm hiện trường để nâng cao hiệu quả khám nghiệm hiện trường.
K T LUẬN
Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra tại hiện trường theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đồng thời cũng là một trong những hoạt động nghiệp vụ của ngành Công an. Khám nghiệm hiện trường có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác điều tra, khám phá và xử lý tội phạm.
Kết quả khám nghiệm hiện trường là cơ sở để xác định tính chất của một sự việc có tính hình sự đã xảy ra có phải là tội phạm hay không phải là tội phạm, là cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành các biện pháp tố tụng hình sự tiếp theo, kết quả khám nghiệm hiện trường là cơ sở để làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ việc đã xảy ra, chứng minh những vấn đề nêu trong kết luận điều tra của cơ quan điều tra, kết quả khám nghiệm hiện trường được dùng làm chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội trong truy tố và xét xử.
Do vậy, những thiếu sót khám nghiệm hiện trường thường dẫn đến những khó khăn cho công tác điều tra. Trong thực tế, những vụ việc hình sự nào (kể cả những vụ án ngay từ đầu đã rõ đối tượng) mà coi nhẹ, bỏ qua việc khám nghiệm hiện trường hoặc khám nghiệm hiện trường qua loa đại khái, bỏ sót dấu vết, hồ sơ tài liệu cẩu thả không đúng quy định,... thì thường vụ án đó gặp khó khăn về việc xác lập chứng cứ, điều tra kéo dài và đôi khi dẫn đến bế tắc, không chứng minh được tội phạm và đối tượng phạm tội.
Trong phạm vi đề tài, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và những bất cập trong hoạt động thực tiễn, chúng tôi trình bày các quan điểm tập trung ở các vấn đề sau:
Làm rõ được những vấn đề có tính lý luận chung nhất về hiện trường và khám nghiệm hiện trường, cũng như ý nghĩa của nó trong công tác điều tra, xử lý và phòng chống tội phạm. Trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu những quy định của pháp luật và những quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về hiện trường vụ việc có tính hình sự, về khám nghiệm hiện trường, tác giả đã mạnh dạn đưa ra khái niệm về khám nghiệm hiện trường.
Nêu lên được những bất cập, hạn chế từ những quy định của luật thực định và thực tiễn công tác khám nghiệm hiện trường.
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả khám nghiệm hiện trường trong Tố tụng hình sự Việt Nam.
Tóm lại, nghiên cứu “Khám nghiệm hiện trường trong Tố tụng hình sự Việt Nam” là một vấn đề hết sức có ý nghĩa trong việc góp phần hoàn chỉnh về lý luận và khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn khám nghiệm hiện trường. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân có hạn, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các nhà khoa học và đồng nghiệp quan tâm đến đề tài nghiên cứu của luận văn./.
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
* Văn bản pháp luật:
2. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
3. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Bộ luật Hình sự năm 1999, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (số 23/2004/PL-UBTVQH, ngày 20/8/2004), Hà Nội.
7. Bộ Công an (2001), Chỉ thị 02/2001/CT-BCA(C11), ngày 6/2/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác khám nghiệm hiện trường, Hà Nội.
8. Bộ Công an (2001), Quyết định 57/2001/QĐ-BCA(C11), ngày 6/2/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về phân công các lực lượng công an trong công tác khám nghiệm hiện trường, Hà Nội.
9. Bộ Công an (2006), Quyết định số 768/2006/QĐ-BCA(C11), ngày 20/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an, Hà Nội.
10. Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát (2006), Bộ luật Tố tụng hình sự Liên Bang Nga (bản dịch), Hà Nội.
11. Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát (2006), Luật Tố tụng hình sự Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bản dịch), Hà Nội.
13. Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008, Long An.
14. Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, Long An.
15. Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, Long An.
16. Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, Long An.
17. Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An (2012), Kỷ yếu lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An, Long An.
18. Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2007), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2007, Tp. Hồ Chí Minh.
19. Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2008), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2008, Tp. Hồ Chí Minh.
20. Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2009), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2009, Tp. Hồ Chí Minh.
21. Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2010), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2010, Tp. Hồ Chí Minh.
22. Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2011), Báo cáo tình hình công tác của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố phía Nam năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh.
23. Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2007), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2007, Hà Nội.
tác Kỹ thuật hình sự năm 2009, Hà Nội.
26. Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2010), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2010, Hà Nội.
27. Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2011), Báo cáo tổng kết công tác Kỹ thuật hình sự năm 2011, Hà Nội.
28. Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (2012), Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống lực lượng Kỹ thuật hình sự, Hà Nội.
29. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An (2010), Báo cáo sơ kết chuyên đề nâng cao chất lượng công tác khám nghiệm hiện trường-khám nghiệm tử thi trong Tố tụng hình sự, Long An.
* Sách, tạp chí, luận văn thạc sỹ:
30. Nguyễn Ngọc Anh (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra trong công an nhân dân theo tiến trình cải cách tư pháp, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
31. Lê Hải Âu (2003), Tổ chức hoạt động khám nghiệm hiện trường có người chết chưa rõ nguyên nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
32. Bộ Công an (1997), Kỹ thuật khám nghiệm hiện trường và điều tra tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
33. Quách Công Chính (2010), “Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường ở công an cấp huyện”, Tạp chí Công an nhân dân, (10).
34. Lê Tấn Cường (2010), “Đôi điều rút ra qua công tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường của Viện kiểm sát nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí Kiểm sát, (23).
35. Thái Xuân Đệ (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
dấu vết hình sự tại hiện trường các vụ trộm cắp tài sản tại địa bàn thành phố Hà Nội-Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
38. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), “Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 150 Bộ luật Tố tụng hình sự về khám nghiệm hiện trường”, Tạp chí Kiểm sát, (19).
39. Lê Quốc Huy (2010), “Xây dựng phẩm chất cần thiết cho cán bộ khám nghiệm hiện trường trong hoạt động điều tra”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trật tự xã hội, (03).
40. Trương Công Khoa (2006), Hoạt động khám nghiệm hiện trường trong Tố tụng hình sự Việt Nam (Từ thực tiễn các vụ án tai nạn giao thông đường bộ), luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
41. Ngô Tiến Quý (2007), Bảo vệ và khám nghiệm hiện trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
42. Ngô Tiến Quý (2007), “Phát huy vai trò của lực lượng kỹ thuật hình sự trong công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra tội phạm”, Tạp chí Công an nhân dân, (8).
43. Ngô Tiến Quý (2007), “Công tác khám nghiệm hiện trường và những kinh nghiệm qua phối hợp điều tra các vụ án hình sự”, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, (2).
44. Trần Đại Quang (2008), Một số vấn đề về công tác bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
45. Nguyễn Phú Quảng (2011), “Một số vấn đề bất cập trong công tác khám nghiệm hiện trường và các giải pháp khắc phục”, Tạp chí Công an nhân dân, (7).
47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
48. Khổng Minh Tuấn-Ngô Sỹ Hiển-Phạm Xuân Thủy (2007), Kỹ thuật điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
49. Nguyễn Quang Thành (2010), “Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để giải quyết tốt các vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (13).
50. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
51. Hoàng Trung Thực - Đỗ Thị Phương Thanh (2012), “Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, trong điều tra các vụ án hình sự”, Tạp chí Công an nhân dân, (1).
52. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
53. Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an (2005), Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
Số
TT Loại vụ việc Số
lượng
Tình trạng
hiện trường Cơ quan yêu cầu Cấp
khám nghiệm Kết quả khám nghiệm Ghi chú Được
bảo vệ
Không được bảo vệ
An ninh
Cảnh sát
CQ khác
Huyện Tỉnh Thu được dấu vết Không thu được
dấu vết
1 2 3
1 Sự cố kỹ thuật
2 Cháy, nổ 6 2 4 6 2 4 4 6 2
3 Tai nạn giao thông 669 514 155 669 465 204 651 669 664
4 Tai nạn khác 3 3 3 3 3 3 3
5 Cố ý gây thương tích 3 1 2 3 3 1 3 2
6 Giết người 25 21 4 25 25 25 25 24
7 Chết chưa rõ nguyên nhân 117 67 50 117 2 115 97 117 30
8 Tự tử 2 2 2 2 2 2
9 Cưỡng dâm; hiếp dâm 2 2 2 2 2 2 2
10 Cướp tài sản 8 5 3 8 2 6 5 8 3
11 Trộm tài sản 106 74 32 106 89 17 85 106 45
12 Thực nghiệm điều tra 11 11 3 8 2 9 10 11 11
13 Dựng lại hiện trường
14 Các loại hiện trường khác 5 3 2 5 3 2 1 5 1
Tổng 957 705 252 3 954 570 387 886 957 787
Ghi chú: 1= Xác định thời gian 2= Xác định tính chất 3= Xác định đối tượng
Nguồn: Báo cáo công tác năm 2007 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An.
Số
TT Loại vụ việc Số
lượng
Tình trạng
hiện trường Cơ quan yêu cầu Cấp
khám nghiệm Kết quả khám nghiệm Ghi chú Được
bảo vệ
Không được bảo vệ
An ninh
Cảnh sát
CQ khác
Huyện Tỉnh Thu được dấu vết Không thu được
dấu vết
1 2 3
1 Sự cố kỹ thuật 2 2 2 1 1 1 2
2 Cháy, nổ 24 16 8 24 11 13 20 24 22
3 Tai nạn giao thông 421 357 64 421 220 201 418 421 410
4 Tai nạn khác 3 3 3 3 3 3 3
5 Cố ý gây thương tích 14 6 8 14 14 9 14 11
6 Giết người 21 21 21 21 21 21 20
7 Chết chưa rõ nguyên nhân 111 54 57 111 11 100 63 111 6
8 Tự tử 3 3 3 3 3 3
9 Cưỡng dâm; hiếp dâm 5 5 5 5 5 3
10 Cướp tài sản 21 10 11 21 18 3 17 21 9
11 Trộm tài sản 104 89 15 104 91 13 58 104 66
12 Thực nghiệm điều tra 17 17 3 14 7 10 24
13 Dựng lại hiện trường 2 2 2 2 2
14 Các loại hiện trường khác 27 21 6 27 27 14 27 6
Tổng 775 601 174 3 772 407 368 627 775 556
Ghi chú: 1= Xác định thời gian 2= Xác định tính chất 3= Xác định đối tượng
Nguồn: Báo cáo công tác năm 2008 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An.
Số
TT Loại vụ việc Số
lượng
Tình trạng
hiện trường Cơ quan yêu cầu Cấp
khám nghiệm Kết quả khám nghiệm Ghi chú Được
bảo vệ
Không được bảo vệ
An ninh
Cảnh sát
CQ khác
Huyện Tỉnh Thu được dấu vết Không thu được
dấu vết
1 2 3
1 Sự cố kỹ thuật 3 2 1 3 2 1 2 3
2 Cháy, nổ 13 7 6 13 7 6 11 13 6
3 Tai nạn giao thông 273 266 7 273 100 173 271 273 270
4 Tai nạn khác 7 7 7 1 6 3 7 2
5 Cố ý gây thương tích 13 2 11 13 13 13 13 12
6 Giết người 25 18 7 25 25 24 25 24
7 Chết chưa rõ nguyên nhân 94 44 50 94 8 86 88 94
8 Tự tử 1 1 1 1 1 1
9 Cưỡng dâm; hiếp dâm 3 3 3 3 2 3 2
10 Cướp tài sản 17 17 17 11 6 11 17 7
11 Trộm tài sản 141 106 35 141 129 12 132 141 65
12 Thực nghiệm điều tra 2 2 2 2 2
13 Dựng lại hiện trường
14 Các loại hiện trường khác 18 18 18 14 4 6 18
Tổng 610 473 137 610 288 322 564 610 388
Ghi chú: 1= Xác định thời gian 2= Xác định tính chất 3= Xác định đối tượng
Nguồn: Báo cáo công tác năm 2009 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An.
Số
TT Loại vụ việc Số
lượng
Tình trạng
hiện trường Cơ quan yêu cầu Cấp
khám nghiệm Kết quả khám nghiệm Ghi chú Được
bảo vệ
Không được bảo vệ
An ninh
Cảnh sát
CQ khác
Huyện Tỉnh Thu được dấu vết Không thu được
dấu vết
1 2 3
1 Sự cố kỹ thuật 1 1 1 1 1 1 1
2 Cháy, nổ 14 10 4 14 5 9 11 14 6
3 Tai nạn giao thông 251 228 23 251 55 196 233 251 250
4 Tai nạn khác 10 8 2 10 10 5 10 3
5 Cố ý gây thương tích 22 22 22 22 22 22 20
6 Giết người 19 17 2 19 19 17 19 19
7 Chết chưa rõ nguyên nhân 119 77 42 119 119 112 119
8 Tự tử 1 1 1 1 1 1
9 Cưỡng dâm; hiếp dâm 7 7 7 6 1 7 7 6
10 Cướp tài sản 10 10 10 6 4 8 10 4
11 Trộm tài sản 67 40 27 67 61 6 62 67 35
12 Thực nghiệm điều tra 3 3 3 1 2 3
13 Dựng lại hiện trường
14 Các loại hiện trường khác 19 7 12 19 19 12 19 1
Tổng 543 392 151 543 176 367 491 543 345
Ghi chú: 1= Xác định thời gian 2= Xác định tính chất 3= Xác định đối tượng
Nguồn: Báo cáo công tác năm 2010 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An.