CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MANG THAI HỘ
1.4 MANG THAI HỘ THEO QUY ĐINH PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Những thành công có thể kể đến như: thành tựu năm 1997, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm; năm 1983, ba em bé được ra đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm...
Đi đầu trong việc triển khai chương trình thụ tinh trong ống nghiệm từ năm 1997, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã không ngừng sáng tạo, học hỏi những kỹ thuật tiên tiến. Từ thành công ban đầu của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển
18 “Limied win for surrogacy, gay parenthood in Germany”, http://www.dw.de/limited-win-for-surrogacy- gay-parenthood-in-germany/a-18142883, truy cập ngày 03/6/2015
25
(IVF) vào năm 1998, bệnh viện đã triển khai áp dụng tiêm tinh trùng vào bào tương ứng (ICSI) để giải quyết những trường hợp thụ tinh bất thường, giúp nâng cao tỉ lệ thụ tinh và đã cho ra đời em bé đầu tiên vào năm 1999.
Tiếp đó, Bệnh viện đã triển khai kỹ thuật tiên tiến trữ lạnh phôi – chuyển phôi trữ giúp bảo quản những phôi dư hoặc trong trường hợp không thể chuyển phôi ngay ngày chọc hút trứng. Em bé đầu tiên ra đời năm 2003 bằng kỹ thuật này. Tiếp đến là lập ngân hàng tinh trùng giúp những trường hợp chồng không có tinh trùng do suy tinh hoàn, nhiễm HIV được nhận mẫu tinh trùng từ ngân hàng để điều trị, hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser...
Ngoài ra, còn có kỹ thuật chuẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) giúp xác định phôi bình thường hay bất thường khi cấy vào buồng tử cung, một kỹ thuật hiện đại nhất của thế giới. Gần đây nhất, đơn vị này đã tiến hành thử nghiệm thành công cho phép nuôi được phôi sang giai đoạn Blastocyst. Ở giai đoạn này, phôi thai khỏe và tốt nên khi chuyển vào cơ thể mẹ tỉ lệ thành công sẽ tăng lên 40 - 50%, đảm bảo tỉ lệ đa thai, tránh nhiễm độc thai, đẻ non, thai nhi kém phát triển.
Với những thành tích đạt được trong công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại, trải qua mười tám năm triển khai chương trình thụ tinh trong ống nghiệm, hiện cả nước đã có hai mươi trung tâm hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với hơn 15.000 em bé ra đời, mang lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm muộn với các chi phí hợp lý.19
Về phương diện pháp lý, pháp luật Việt Nam chính thức ghi nhận vấn đề sinh con bằng phương pháp khoa học trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nhưng Luật không đề cập đến mang thai hộ. Để hướng dẫn thi hành Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 về sinh con theo phương pháp khoa học. Theo đó, nhà nước nghiêm cấm hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Đến năm 2005, Chính phủ ban hành thêm Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2005 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi mang thai hộ. Trước tình hình mang thai hộ bất hợp pháp ngày càng nhiều và với nhiều cách thức khác nhau, ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 176/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chính thức thay thế
19 Tường Lâm, “Thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam: Bửu bối ngày càng đắt khách”, http://www.sggp.org.vn/ytesuckhoe/2015/3/379451/ , truy cập ngày 03/6/2015
26
Nghị định 45/2005/NĐ-CP. Chế tài đối với việc thực hiện hành vi mang thai hộ tăng mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Mang thai hộ là hành vi bị pháp luật cấm theo pháp luật Việt Nam.
Sinh sản để duy trì và bảo tồn giống nòi là điều mà tạo hóa đã ban tặng cho muôn loài trên hành tinh, việc sinh con là một nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả của mọi người. Tuy nhiên không phải người nào cũng thực hiện thiên chức này một cách trọn vẹn, dễ dàng. Hiện nay trong nước có rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng kết quả không được như mong đợi. Mong muốn được một lần làm cha, làm mẹ đứa con mang huyết thống của mình luôn thôi thúc họ tìm ra hướng giải quyết. Mặc dù, sự phát triển của khoa học công nghệ với các biện pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm nhưng các biện pháp này tỏ ra không hiệu quả với những trường hợp cụ thể. Ví dụ như trường hợp bị bệnh tim thì người mẹ không thể trực tiếp mang thai theo phương pháp sinh sản thông thường cũng như các biện pháp khoa học khác như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm vì nếu mang thai bằng các phương thức trên tính mạng người mẹ và đứa bé không được đảm bảo an toàn và mang thai hộ là sự lựa chọn hợp lý nhất.
Mặc dù pháp luật trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực, pháp luật quy định cấm mang thai hộ, nhưng có không ít cặp vợ chồng đã tự mình hoặc liên hệ với các trung tâm thực hiện chức năng sinh sản “chui” trong nước, không có đăng ký hành nghề để tìm người đồng ý mang thai hộ hoặc những cặp vợ chồng có điều kiện kinh tế, họ lựa chọn phương án ra nước ngoài sử dụng dịch vụ đẻ thuê tại một số nước mà pháp luật đã hợp pháp hóa mang thai hộ điển hình như Thái Lan, Ấn Độ... Có những cặp vợ chồng vui mừng trong hạnh phúc vì những cố gắng, chi phí, công sức bỏ ra đã được đền đáp, nhưng cũng có không ít cặp vợ chồng kém may mắn hơn, không được những gì như họ mong muốn.
Để minh chứng, tác giả xin dẫn chứng trường hợp nhờ mang thai hộ của cô ca sỹ N. sang Thái Lan sinh được cặp song sinh một trai một gái. Để tránh dư luận chú ý gần ngày sinh cô ca sỹ này độn bụng như đang mang bầu. Ngay sau đó, cô tuyên bố sang Thái Lan sinh con rồi đưa về Mỹ nhờ gia đình nhà chồng chăm sóc.
Sau này dư luận mới phát hiện cô ca sỹ này đã ký kết hợp đồng đẻ thuê với một phụ
27
nữ ngoài bốn mươi tuổi người Thái với giá một tỷ đồng với lý do muốn giữ vóc dáng để tiếp tục sự nghiệp ca hát.20
Trường hợp chị Bình ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù gia đình đã có hai đứa con gái, nhưng do chồng là cháu đích tôn nên muốn có một cậu con trai nối dõi. Hai vợ chồng đã qua Thái Lan tìm người đẻ thuê, để tránh trường hợp sau khi sinh người đẻ thuê không giao đứa trẻ hoặc yêu cầu phải trả thêm tiền gia đình chị Bình đã tìm đến trung tâm, văn phòng luật sư, yêu cầu cung cấp dịch vụ soạn thảo một hợp đồng đẻ thuê gồm các điều khoản được quy định chặt chẽ, là cơ sở pháp lý để rằng buộc giữa các bên. Sau khi sinh một tháng, bên mang thai hộ thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng trao bé trai cho gia đình chị.
Cũng qua Thái Lan sử dụng dịch vụ đẻ thuê, vợ chồng chị Lan ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành các thủ tục từ xét nghiệm, lấy trứng và tinh trùng rồi tìm người mang thai hộ, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Khi người mang thai hộ có bầu đến tháng thứ tư thì phát hiện đứa trẻ bị dị tật, phải bỏ thai nhi bằng phương pháp sinh non. Đây là trường hợp bất khả kháng, cả bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ đều không muốn, nên gia đình chị Lan phải trả cho người mang thai hộ một phần ba số tiền thỏa thuận trong hợp đồng.
Ngoài những cặp vợ chồng có điều kiện tìm cơ hội có con bằng cách ra nước ngoài thì cũng có không ít các cặp vợ chồng điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng họ luôn khao khát có con vì vậy họ sử dụng các dịch vụ mang thai hộ trong nước, những đường dây đẻ thuê, mang thai thuê được manh nha ra đời, đáp ứng nhu cầu có con.
Tại các bệnh viện phụ sản ở Hà Nội, xuất hiện nhiều nhóm đối tượng mô giới cung ứng dịch vụ mang thai hộ. Nhóm đối tượng này chia nhau đi đến các địa điểm để tìm đối tượng có nhu cầu sinh con. Đó là những cặp vợ chồng vô sinh mà người vợ không thể mang thai và sinh con, nhưng không muốn nhận con nuôi vì vậy họ muốn nhờ người thứ ba mang thai hộ để đứa con sinh ra có thể mang huyết thống của cả vợ chồng. Qua tìm hiểu, những cô gái trong đường dây đẻ thuê thường là những cô gái đang trong độ tuổi sinh đẻ từ mười tám đến ba mươi, sức khỏe tốt, họ xuất thân từ những vùng quê nghèo lên Hà Nội kiếm sống, thời gian đầu họ làm việc tại các nhà máy, các khu công nhiệp nhưng sau đó họ móc nối được với ê-kíp đẻ thuê và đồng ý trở thành “máy đẻ”. Mỗi giao dịch đẻ thuê với giá năm mươi triệu
20 “Dịch vu mang thai hộ: Ra nước ngoài thuê đẻ”, http://nld.com.vn/phong-su-ky-su/dich-vu-mang-thai-ho- ra-nuoc-ngoai-thue-nguoi-de-20131202085712747.htm, truy cập ngày 04/6/2015
28
đồng, trong đó các cô gái trong đường dây đẻ thuê chỉ nhận được mười triệu, số tiền còn lại do người mô giới giữ, vì đó là số tiền phải trả cho chi phí ăn uống, chăm sóc, sinh hoạt trong thời gian họ mang thai. 21
Thực tế có thể thấy rằng, ngoài những cô gái xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo lên thành phố làm công nhân do hoàn cảnh đưa đẩy mới bước chân vào đường dây và trở thành gái đẻ thuê, còn có một bộ phận khác là những cô gái xuất thân không rõ ràng, làm những nghề pháp luật nghiêm cấm, đó là những cô gái tham ra bán dâm, làm gái gọi nhưng đã hết thời không hành nghề được nên chuyển qua làm nghề đẻ thuê. Bởi khi sử dụng dịch vụ đẻ thuê này, những cặp vợ chồng vô sinh không có cơ sở để xác minh người nhận mang thai hộ có quá khứ, xuất thân trong sạch hay không? Vì muốn có con mang máu thịt của mình nên đã đồng ý giao kết hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng giữa các bên được thể hiện dưới hình thức giấy tay, không có giá trị pháp lý vì không được sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến khi phát sinh tranh chấp thì quyền lợi của các bên không được đảm bảo.
Ví dụ, trong trường hợp hai bên có thỏa thuận sau khi sinh ra đứa trẻ thì phải trao cho bên kia còn người phụ nữ mang thai hộ được nhận một khoản tiền. Nhưng sau đó người phụ nữ mang thai hộ không muốn giao đứa trẻ và trả lại tiền. Đó là trường hợp đứa trẻ ra đời theo ý muốn không có những trở ngại như khuyết tật hay dị tật. Còn trường hợp đứa trẻ sinh ra bị dị tật khuyết tật thì cặp vợ chồng vô sinh sẽ không nhận con và cho rằng ai sinh ra thì là con của người đó, thỏa thuận không có giá trị pháp lý nên họ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì. Như vậy quyền lợi của người phụ nữ mang thai hộ và đứa trẻ sẽ không được đảm bảo, hậu quả sau này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Trước thực trạng tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng, nhu cầu mang thai hộ là có thật và khá phổ biến, là nguyện vọng chính đáng đối với các trường hợp bệnh lý như dị tật bẩm sinh không có tử cung, u xơ tử cung, suy tim, suy thận, tai biến sản khoa, cắt tử cung... Những trường hợp này người phụ nữ không thể mang thai và sinh con hoặc không đủ sức khỏe để mang thai nhưng họ vẫn có noãn và mong muốn có con chung, pháp luật trong nước cấm mang thai hộ vì vậy các cặp vợ chồng tìm đến các dịch vụ mang thai hộ trong và ngoài nước với chí phí cao, đồng thời tiềm ẩn nhiều vấn đề pháp lý phát sinh như bị lừa đảo, người mẹ mang thai hộ sau khi sinh không
21 “Tiếp cận đường dây đẻ khủng ở Hà Nội” http://www.tinmoi.vn/tiep-can-duong-day-de-thue-khung-o-ha- noi-011262644.html, truy cập ngày 04/6/2015.
29
giao đứa trẻ hoặc đòi thêm tiền mới đồng ý giao con, từ đó sẽ không đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch.
Mặt khác, với những thành tựu trong y khoa đã đạt được, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, trình độ chuyên môn của các y bác sỹ ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất hạ tầng cũng được chú trọng đầu tư. Đó là cơ sở cho Bộ Y tế đề xuất mang thai hộ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 do Bộ Tư pháp tổ chức vào ngày 16 tháng 4 năm 2013.
Trong quá trình soạn thảo, thảo luận sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bàn về vấn đề mang thai hộ, có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề này. Nhưng có hai luồng quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Luật Hôn nhân và gia đình cần nghiêm cấm việc mang thai hộ vì đây là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có thể mang lại nhiều hậu quả cho xã hôi, mặt khác cũng không phù hợp với thuần phong mỹ tục người Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) phát biểu “Chúng ta mới nghĩ nhân đạo cho người không mang thai được, còn những người mang thai hộ có nhân đạo không và thậm chí với đứa trẻ mới sinh ra nữa. Đó là những vấn đề cần đặt ra trước khi quyết định đưa vào luật, theo tôi chưa nên quy định việc mang thai hộ vào luật”. Không đồng tình với chế định mang thai hộ, Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Đại biểu tỉnh Quảng Ninh) nhận định: “Đây là quy định mang tính hai mặt: nhân đạo đối với người này mà là bất nhân với người khác và còn nảy sinh ra rất nhiều các hệ lụy khác trong xã hội. Tôi đề nghị không nên quy định điều này trong luật”.
Đại biểu Nông Thị Lâm (Đại biểu của Lạng Sơn) còn lấy dẫn chứng 28 nước trong EU đã có 20 nước cấm mang thai hộ, do đó cần nghiên cứu kỹ, nhất là với quốc gia có truyền thống, phong tục như Việt Nam.
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, nhà nước ta cần cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại nhưng nên cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Với những lý do sau: Một là, thực tế số cặp vợ chồng không thể mang thai và sinh con do sức khỏe bất thường của người mẹ, một số đã thụ tinh nhân tạo nhiều lần nhưng đều thất bại, mong muốn có con là nhu cầu chính đáng, việc cho phép mang thai hộ là một giải pháp mang tính nhân văn sâu sắc. Hai là, thực tiễn cho thấy, trong thời gian qua việc mang thai hộ dù bị pháp luật cấm nhưng tình trạng “đẻ thuê, đẻ mướn” vẫn âm thầm diễn ra dưới mọi hình thức và đã tạo ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Nhà nước đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm và áp dụng các biện pháp để xử lý hậu quả của việc đẻ thuê, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ quyền và
30
lợi ích hợp pháp của những trẻ em được sinh ra từ việc mang thai hộ trái pháp luật.
Do đó, việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc mang thai hộ. Thay vì để tình trạng mang thai hộ diễn ra không có quy củ thì bây giờ tạo quy định mang thai hộ trong quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề mang thai hộ.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này. Kết quả 59,1% (237/401) đại biểu tán thành với việc quy định vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi, 39,9% (160/401) đại biểu không tán thành bổ sung quy định này. Trên cơ sở đó, dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của đa số đại biểu về quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, quy định cụ thể điều kiện, nội dung thỏa thuận, quyền và nghĩa vụ các bên chặt chẽ để ngăn ngừa việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được thông qua thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có 10 chương, 133 Điều, so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ít hơn bốn chương, những tăng lên 23 điều.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới, và một trong những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đó là chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Để hướng dẫn thi hành quy định mang thai hộ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Thiết nghĩ, việc pháp luật quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thể hiện cái nhìn tiến bộ trong tư duy lập pháp, là quy định pháp luật mang tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của những cặp vợ chồng không có khả năng sinh con, cho họ thêm cơ hội được thực hiện thiên chức làm cha, làm mẹ của mình. Nếu pháp luật không quy định thì do nhu cầu một số cặp vợ chồng vẫn thực hiện việc mang thai hộ có thể ở trong nước hoặc ra nước ngoài, việc này tiềm ẩn nhiều vấn đề rắc rối, rủi ro phát sinh như quyền lợi, sức khỏe và kể cả tính mạng của phụ nữ, trẻ em không được bảo đảm, tranh chấp có thể phát sinh, đồng thời không tránh khỏi phát sinh việc mang