Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ MANG

2.2 ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO ĐƯỢC COI LÀ HỢP PHÁP

2.2.2 Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mang thai hộ là quy định mới được pháp luật cho phép, do vậy vấn đề này tiềm ẩn nhiều rủi ro, hậu quả phát sinh không chỉ ảnh hưởng liên quan đến cá nhân, gia đình mà còn tác động đến cả xã hội. Do vậy, một thỏa thuận bằng văn bản ghi nhận đầy đủ các thông tin cũng như các điều cam kết là cơ sở để ràng buộc các bên phải tuân thủ đúng các thỏa thuận đã thống nhất.

31 Phương Trang, “3 bệnh viện được đề xuất thực hiện mang thai hộ”, http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/3-

benh-vien-duoc-de-xuat-thuc-hien-mang-thai-ho-3020691.html, truy cập 10/6/2015

32 Khoản 2 Điều 13 Nghị Định số 10/2015/NĐ-CP

43

Theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, thì thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ phải có những nội dung chính sau đây:

 Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định của Luật này;

 Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mỗi bên;

 Thỏa thuận việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa, hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền và nghĩa vụ khác có liên quan;

 Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

Đầu tiên, về vấn đề các thông tin đầy đủ liên quan đến bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ. Thứ nhất, các thông tin đầy đủ liên quan đến bên mang thai hộ được hiểu là: các thông tin về nhân thân, mối quan hệ họ hàng với cặp vợ chồng vô sinh, nếu có chồng thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người chồng... Thứ hai, các thông tin đầy đủ liên quan đến bên nhờ mang thai hộ được hiểu là: các thông tin về nhân thân, tình trạng sức khỏe sinh sản của cặp vợ chồng vô sinh, xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, vợ chồng mang thai hai hộ có con chung hay không... Đây là những thông tin cơ bản, và cần thiết là cơ sở để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định có cho phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không.

Bên cạnh các thông tin đầy đủ của các bên tham gia thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nội dung của thỏa thuận còn bao gồm các cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên mang thai hộ cam kết sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định về thăm khám định kỳ, cam kết sau khi sinh con sẽ giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ... Bên nhờ mang thai hộ cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ chi trả những chi phí thực tế cho bên mang thai hộ, cam kết nhận con từ bên mang thai hộ

44

trong trường hợp bên mang thai hộ thực hiện các quy định tham khám đầy đủ nhưng sinh ra đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh...

Cuối cùng, trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận. Trách nhiệm dân sự phát sinh khi một hoặc cả hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các cam kết, các nghĩa vụ trong thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, các bên có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra. Đó là trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên mang thai hộ khi chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng chăm sóc con, bên nhờ mang thai hộ phải bồi thường nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ, trách nhiệm phải giao đứa trẻ của bên mang thai hộ, trách nhiệm của bên mang thai hộ trong trường hợp không tuân thủ các quy định khám định kỳ, sàng lọc dẫn tới kết quả đứa trẻ sinh ra bị dị tật.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một thỏa thuận dân sự hình thành trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí và bình đẳng do đó pháp luật cần thiết công nhận và bảo vệ sự thỏa thuận này. Thỏa thuận mang thai hộ được xác lập giữa bố mẹ tương lai của đứa trẻ và người mang thai hộ, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Vì vậy những vấn đề pháp lý liên quan đến thỏa thuận này phải được quy định cụ thể. 33 Thỏa thuận mang thai hộ phải được lập thành văn bản và cần thiết phải có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước, cơ quan hộ tịch. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng, việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này. Đây là cơ sở pháp lý để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết như khai sinh cho trẻ được sinh ra từ mang thai hộ hoặc là cơ sở để giải quyết tranh chấp nảy sinh giữa các bên.

33 Trần Thị Hương (2001), “Một số vấn đề pháp lý về Mang thai hộ”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4/2001, Trường Đại học Luật Tp HCM, tr. 43.

45

Tại Mỹ, ngoài một số bang cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo, còn có các bang cho hợp pháp hóa thương mại mang thai hộ. Tại các quốc gia này mang thai hộ được tiến hành như một dịch vụ rất chuyên nghiệp. Hợp đồng mang thai hộ được hình thành được từ những trung tâm mô giới, tại đây có đội ngũ luật sư chuyên cung cấp, tư vấn, soạn thảo các hợp đồng mang thai hộ, đảm bảo một cách chi tiết và cẩn thận. Hợp đồng được ký kết giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ là cơ sở quan trọng để Tòa án giải quyết các tranh chấp về mang thai hộ và nó hình thành nên các án lệ trong lĩnh vực này. Các bang thừa nhận mang thai hộ vì mục đích thương mại không tồn tại đạo luật điều chỉnh vấn đề này mà cơ sở để giải quyết, công nhận chủ yếu dựa vào hợp đồng mang thai hộ. Nội dung thông thường của hợp đồng gồm các nội dung:

- Tên của các bên, bao gồm tên của cha mẹ tương lai (người nhờ mang thai hộ) và bên mang thai hộ.

- Tất cả các bên trên mười tám tuổi và đều tự nguyện, mong muốn khi tham gia vào thỏa thuận này.

- Người mẹ nhờ mang thai hộ trong tình trạng không thể có con.

- Người mang thai hộ phải từ bỏ các quyền cha mẹ của mình ngay khi đứa trẻ ra đời, vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ là được cha mẹ tương lai nuôi dưỡng.

- Người mang thai hộ cần phải trải qua việc kiểm tra sức khỏe và tâm lý.

- Người mang thai hộ có thể là người đã kết hôn hoặc không.

- Thỏa thuận về số lượng tối đa trong việc cố gắng giúp người mang thai hộ thành công. Thông thường các bên tham gia cố gắng lên đến ba lần chuyển phôi và chuyển tối đa là ba phôi cho mỗi lần, hoặc số lượng phôi theo khuyến cáo của bác sỹ trong khoảng thời gian một năm. Nếu việc mang thai không xảy ra trong trường hợp chuyển phôi lần thứ ba, thì hợp đồng này có thể chấm dứt bởi bất cứ bên nào của hợp đồng khi đưa ra thông báo bằng văn bản cho bên còn lại.

- Thỏa thuận liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ.

- Thỏa thuận về thời điểm sinh đứa trẻ, phá thai, sảy thai và thai bị chết.

46

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)