Điều kiện của chủ thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 38 - 46)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ MANG

2.2 ĐIỀU KIỆN MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO ĐƯỢC COI LÀ HỢP PHÁP

2.2.1. Điều kiện của chủ thể mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chủ thể tham gia quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo xét một khía cạnh cụ thể gồm ba nhóm:

(i) Vợ chồng nhờ mang thai hộ (bên nhờ mang thai hộ); (ii) Người được nhờ mang thai hộ (bên mang thai hộ); (iii) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Để tìm hiểu cụ thể, rõ ràng nội dung pháp luật quy định về chủ thể trong quan hệ mang thai hộ tác giả đi phân tích chi tiết từng nhóm chủ thể.

Vợ chồng nhờ mang thai hộ

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình vợ chồng có quyền nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi có đủ các điều kiện sau:

 Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

 Cặp vợ chồng không có con chung;

 Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 23

Thứ nhất, yêu cầu vợ chồng nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền kết luận người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Có hai trường hợp, thứ nhất cặp vợ chồng đã bỏ một số tiền khá lớn để tiến hành tất cả các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng không có kết quả, thứ hai họ chưa tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng thông qua xét nghiệm, chuẩn đoán y khoa tại các cơ sở Y tế kết luận người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm, cả hai trường hợp trên đều được pháp luật chấp nhận.

Quy định này cho thấy định hướng của nhà lập pháp đối với mang thai hộ, theo đó mang thai hộ chỉ là biện pháp sau cùng khi các biện pháp hỗ trợ sinh sản tỏ ra bất lực. Thiết nghĩ, tư duy lập pháp như vậy là phù hợp, bởi xét về tính chất, kỹ thuật thực hiện và các vấn đề nhạy cảm phát sinh từ việc mang thai hộ cao hơn,

23 Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

35

phức tạp hơn khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.

Thứ hai, điều kiện vợ chồng nhờ mang thai hộ phải không có con chung. Đầu tiên, cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ không có con chung nhưng đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp. Đây là quy định nhằm rằng buộc quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau cũng như đối với đứa trẻ được sinh ra từ mang thai hộ.

Quy định này làm chọn lọc diện chủ thể được phép nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc ưu tiên chỉ áp dụng cho các cặp vợ chồng vô sinh được phép nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không chỉ xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu làm cha làm mẹ mà còn vì sự phát triển bền vững của gia đình, giảm thiếu sự vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng cũng như lợi ích của trẻ em được sống trong một môi trường gia đình đầy đủ theo đúng nghĩa vốn có.

Đối với người phụ nữ độc thân có nguyên nhân vô sinh giống như người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh, họ không thể có con bằng con đường tự nhiên và bằng việc mang thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, họ không thể kết hôn vì sợ ảnh hưởng đến người khác, quyền được làm mẹ của họ cũng bị ảnh hưởng vì luật chỉ cho phép cặp vợ chồng hợp pháp mới được cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đối với nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giới do pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nên với tư cách là cá nhân đơn lẻ cũng không được cho phép nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Tiếp theo, mang thai hộ tạo điều kiện được làm cha làm mẹ, nhưng chỉ áp dụng cho các cặp vợ chồng vô sinh tính đến thời điểm hiện tại không có con. Điều kiện này dẫn đến cách hiểu khác nhau, nếu trong trường hợp vợ hoặc chồng đã có con riêng trước khi kết hôn nhưng không có con chung thì vẫn thuộc trường hợp cho phép mang thai hộ. Tuy nhiên, những cặp vợ chồng không có con riêng mà đã có con nhưng con sinh ra mắc những di chứng bẩm sinh, mắc các bệnh hiểm nghèo như Down, bệnh tim... hoặc vợ chồng đã có con nhưng là con gái và muốn có con trai để nối dõi nhưng người vợ không thể mang thai và sinh đẻ thì theo quy định của pháp luật hiện hành các trường hợp trên không được cho phép thực hiện mang thai hộ.

36

Theo quy định của pháp luật Israel, đối tượng được phép mang thai hộ ngoài trường hợp mắc bệnh vô sinh, hoặc các bệnh khác mà không có khả năng sinh con theo con đường tự nhiên như người vợ bị các bệnh về tử cung, bệnh tim. Còn cho phép những trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm cũng được mang thai hộ như Viêm gan A, Viêm gan B, HIV... Mặt khác, theo quy định của pháp luật nước này, người nhờ mang thai hộ không thể là người độc thân hay cặp vợ chồng đồng tính mà phải là vợ chồng vô sinh hoặc mắc các bệnh khác mà không có khả năng sinh con bằng con đường tự nhiên. Dễ dàng nhận thấy nét tương đồng giữa quy định pháp luật Israel với quy định pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, bên nhờ mang thai hộ sẽ được các y, bác sỹ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp phép thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tư vấn chi tiết về quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm và mang thai hộ, các nguy cơ, tai bi có thể xảy ra khi mang thai cho người phụ nữ mang thai hộ, các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bên cạnh đó, họ cũng được giải thích về tỉ lệ thành công có thể rất thấp nếu dự trữ buồng trứng của người vợ thấp hoặc cao trên 35 tuổi, chưa kể các chi phí cho việc thụ tinh trong ống nghiệm khá cao, khả năng có thể có hai đến ba thai nhi và cũng có thể phải mổ lấy thai nhi, hoặc trường hợp thai nhi bị dị tật, phải hủy thai nhi... Ngoài ra họ còn được tư vấn cụ thể, toàn diện về hệ quả pháp lý của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trên cơ sở những chia sẽ, tư vấn của các y bác sỹ bên nhờ mang thai hộ sẽ hiểu và nắm bắt rõ các quy định pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Thiết nghĩ quy định này rất cần thiết, để bên nhờ mang thai hộ có thể nắm rõ các quy định liên quan đến kỹ thuật và hệ quả pháp lý việc thực hiện mang thai hộ, giúp bên nhờ mang thai hộ có những kiến thức tối thiểu cần thiết để quyết định có thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không.

Người được nhờ mang thai hộ

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mang thai hộ phải thỏa mãn các điều kiện sau:

 Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.

 Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.

37

 Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của các tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.

 Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.

 Đã được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý. 24

Thứ nhất, người mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Theo quy định của pháp luật, người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng của bên nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.25

Tại dự thảo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Ban soạn thảo đưa ra hai phương án để lựa chọn nhóm chủ thể được cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ:

(i) người mang thai là người có quan hệ thân thích với cặp vợ chồng vô sinh; (ii) trong trường hợp không có người thân thích để nhờ mang thai hộ thì cặp vợ chồng vô sinh có thể nhờ người phụ nữ khác mang thai. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được thông qua và quy định điều kiện người mang thai hộ phải là người có quan hệ thân thích với bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Như vậy, bên nhờ mang thai hộ với bên mang thai hộ có thể là những người có cùng dòng máu huyết thống, những người có họ trong phạm vi ba đời và những người thân thích khác của bên người vợ hoặc bên người chồng nhờ mang thai hộ.

Thiết nghĩ, trong vấn đề liên quan đến mang thai hộ phải đặt đứa trẻ làm trung tâm để giải quyết vấn đề. Nếu người có quan hệ thân thích với cặp vợ chồng vô sinh nhận mang thai giùm, đặt giả thiết trong thời kỳ mang thai mà cặp vợ chồng vô sinh tương lai là cha mẹ đứa trẻ mất thì phải làm thế nào? Trường hợp này, pháp luật quy định người mang thai hộ sẽ được quyền nhận nuôi đứa trẻ, vì cùng dòng máu huyết thống với đứa trẻ, giúp người mẹ thương yêu và dành tình cảm cho đứa trẻ. Mặt khác, nếu giữa các bên có quan hệ thân thích cùng hàng với nhau thì việc xác định tôn ti, thứ bậc trong gia đình vẫn đảm bảo phù hợp với truyền thống người

24 Khoản 2 Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

25 Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP.

38

Việt Nam. Đặc biệt khi người mang thai hộ là chị em gái ruột của bên nhờ mang thai hộ sẽ đồng nghĩa với việc họ chính là cô dì, bác ruột của đứa trẻ do sinh ra từ việc mang thai hộ. Theo quy định pháp luật dân sự, họ là một trong những chủ thể giám hộ đương nhiên của trẻ chưa thành niên trong trường hợp đứa trẻ cần người giám hộ 26, theo pháp luật nuôi con nuôi, họ thuộc nhóm chủ thể được quyền ưu tiên nhận đứa trẻ làm con nuôi trước các chủ thể khác.27 Như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ được đảm bảo một cách tốt nhất.

Pháp luật Israel quy định khác về chủ thể được quyền mang thai hộ so với pháp luật Việt Nam. Người phụ nữ mang thai hộ theo quy định pháp luật Israel được giữ bí mật và không có quan hệ họ hàng với bên nhờ mang thai hộ. Sự khác biệt này được giải thích bởi Israel xem xét vấn đề mang thai hộ dưới các khía cạnh đạo đức, xã hội và tôn giáo, pháp luật chỉ có hiệu lực khi phù hợp với nguyên tắc của đạo Do Thái, nghĩa là việc mang thai hộ chỉ được cho phép khi giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ không có quan hệ họ hàng.

Thứ hai, người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã từng có con và chỉ được phép mang thai hộ một lần. Mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày không phải là quãng thời gian ngắn, trên thực tế có những trường hợp do thiếu kinh nghiệm chăm sóc, chế độ ăn uống, đi lại, chế độ nghỉ ngơi... dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu nhẹ thì đứa trẻ sinh ra sức khỏe sẽ yếu, chậm phát triển, trường hợp nguy hiểm hơn có thể bị xung huyết, dẫn tới xảy thai. Do vậy, Luật quy định người mang thai hộ phải là người đã từng mang thai là phù hợp trên thực tế, có kinh nghiệm trải qua quá trình mang thai ít nhất cũng được một lần, tạo tâm lý ổn định cho cả hai bên khi đón chờ đứa bé sinh ra nhờ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Mặt khác, quy định người mang thai hộ chỉ được mang thai hộ một lần nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ nhận mang thai hộ, đặc biệt đảm bảo về mặt sức khỏe vì quá trình mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của họ.

Thứ ba, người mang thai hộ ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của các tổ chức có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Pháp luật hiện hành không có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể độ tuổi nào được cho là độ tuổi phù hợp để mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nhưng chắc chắn người mang thai hộ phải có độ tuổi nằm

26 Khoản 2 Điều 61 Bộ luật Dân sự năm 2005

27 Khoản 1 Điều 5 Luật Nuôi con nuôi năm 2010

39

trong độ tuổi sinh đẻ nói chung. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, độ tuổi có khả năng sinh sản tốt nhất là từ 25 đến 34 tuổi, trong độ tuổi này phụ nữ đã đủ trưởng thành nên chất lượng trứng cũng cũng đạt giá trị cao, nếu mang thai em bé cũng phát triển tốt nhất và bớt gặp phải những rủi ro như sảy thai, sinh non, thai chết lưu, thai nhẹ cân hay những biến dạng có thể xảy ra.

Tại dự Luật Hôn nhân và gia đình dự kiến có đề xuất người mang thai hộ phải nằm trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi, nhưng khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được thông qua thì quy định về độ tuổi không được pháp luật quy định là điều kiện bắt buộc đối với người mang thai hộ. Người mang thai hộ trong độ tuổi phù hợp, có đủ sức khỏe để thụ thai, mang thai và sinh đẻ, không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm hay các bệnh di truyền khác trên cơ sở có xác nhận của các cơ sở y tế có thẩm quyền thì được quyền mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Hiện nay các nước cho phép mang thai hộ có quy định khác nhau về độ tuổi người mang thai hộ. Điển hình có thể kể đến Israel, pháp luật điều chỉnh trực tiếp mang thai hộ quy định độ tuổi người mang thai hộ giới hạn trên là 38 tuổi.28

Thứ tư, trong trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng, thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Việc nhận được sự đồng thuận của người chồng cho phép vợ mình mang thai hộ cho cặp vợ chồng khác thể hiện sự tự nguyện, nhất trí, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ vợ chồng. Mang thai là cả một quá trình dài, phải trải qua chuỗi tháng ngày vất vả, dù cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ chăm sóc tận tình, kỹ lưỡng cũng không thể nào bằng sự chăm sóc, tình yêu thương của chồng dành cho người vợ. Hơn nữa, sự đồng ý cho phép vợ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thể hiện dưới hình thức văn bản là cơ sở hợp thức hóa ý chí của người chồng, là căn cứ pháp lý trong hồ sơ xin thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang thai hộ. Tránh trường hợp người vợ không được sự chấp thuận của người chồng mà đồng ý mang thai hộ cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, dẫn tới tình cảm vợ chồng sứt mẻ, đứng trước bờ vực ly hôn.

Cuối cùng, giống như đối với bên nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ sẽ được các y bác sỹ tư, các chuyên gia tư vấn đầy đủ các vấn đề liên quan về y tế, tâm

28 Xem tại: http://www.health.gov.il/English/Topics/fertility/Surrogacy/Pages/default.aspx, truy cập ngày 06/6/2015

40

lý, pháp lý như giải thích trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ, giải thích các vấn đề về y tế, cách thức, công đoạn thực hiện mang thai hộ, cũng như những nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai.... Qua đó giúp bên mang thai hộ có thể nhận thức đầy đủ về điểm tích cực, tiêu cực của việc mang thai hộ trên cơ sở đó họ có thể đưa ra quyết định đúng dành cho bản thân mình khi tham gia quan hệ mang thai hộ.

Về điều kiện chủ thể, pháp luật Anh chỉ chấp nhận hành vi mang thai hộ khi bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ đều là công dân nước Anh. Công dân Anh là người mang thai hộ cho cặp vợ chồng nước ngoài nhằm đưa đứa trẻ ra khỏi nước Anh sẽ bị cấm theo quy định của Luật Trẻ em năm 2002. Tuy nhiên pháp luật nước này chỉ giới hạn chủ thể về quốc tịch mà không bị hạn chế ở tình trạng hôn nhân hay xu hướng tình dục, không dừng lại ở đối tượng là các cặp vợ chồng vô sinh mà người đàn ông đơn thân, người phụ nữ đơn thân, người đồng tính vẫn được phép có con thông qua mang thai hộ.

Theo quy định pháp luật Australia, Đạo luật mang thai hộ số 34 và Mang thai hộ sửa đổi luật số 34 thì người mang thai hộ phải đáp ứng các điều kiện sau: phải có độ tuổi thích hợp nhưng ít nhất là 25 tuổi và không phải là lần đầu của người mang thai hộ 29. Tại Tây Úc và Nam Úc, bên cạnh thừa nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì còn cấm mang thai hộ dành cho người độc thân và cặp vợ chồng đồng tính.

Luật hướng dẫn Công nghệ hỗ trợ sinh sản của Ấn Độ quy định độ tuổi của người mang thai hộ không được dưới 21 tuổi và trên 35 tuổi. Nếu người mang thai hộ có chồng, họ cần được sự đồng ý của người chồng mà không yêu cầu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Người mang thai hộ cũng không được sinh nở quá 5 lần, bao gồm cả những lần sinh con ruột của họ. Đây là những điều khoản nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Dự thảo của chương trình hỗ trợ sinh sản số 167/2553 được Chính phủ Thái Lan thông qua tháng 5 năm 2010 có quy định điều kiện cơ bản của người mang thai hộ. Theo đó người mẹ mang thai thế không phải là con hoặc mẹ của cặp vợ chồng

29 Xem tại: http://www.bellybelly.com.au/conception/surrogacy-basics-of-surrogacy-in-australia/, truy cập ngày 07/6/2015

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)