Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ MANG

2.3 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN MANG THAI HỘ VÀ BÊN NHỜ

2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

34 Xem tại: Checklist: surrogacy contract, http://family.findlaw.com/surrogacy-artificial-conception/checklist- surrogacy-contract.html, truy cập 30/6/2015

47

Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

- Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ, phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

- Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

- Người mang thai hộ được hưởng các chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội kể từ thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người nhờ mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không được tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.35

Người mang thai hộ phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định về thăm khám, sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế; có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Việc quy định này là phù hợp bởi vì sự phát triển bình thường của thai nhi phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng, sự quan tâm, chăm sóc, tình cảm, tình trạng sức khỏe của người mang thai hộ. Việc tuân thủ đúng các quy định về thăm khám có ý nghĩa giúp phát hiện sớm những trường hơp thai nhi có vấn đề, và đưa ra được các giải pháp kịp thời.

35 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

48

Trong trường hợp vì lý do sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai hộ phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đây được coi là điều kiện nhằm đảm bảo cho sức khỏe của bên mang thai hộ cũng như sự an toàn và phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu bên mang thai hộ không tuân thủ quy định về thăm khám thì có giải pháp nào để bắt họ phải thực hiện không? Trong đời sống thực tế, việc khuyến cáo của các cơ quan y tế về những việc mà thai phụ phải thực hiện trong suốt thời gian mang thai có thể được thai phụ thực hiện tốt, nhưng không ít trường hợp họ không thực hiện, hoặc thực hiện nhưng không nghiêm túc. Do họ tự tin vào sức khỏe của mình cũng như thai nhi, kinh nghiệm đã từng mang thai ít nhất một lần, hơn nữa thai nhi nằm trong cơ thể của họ, họ có quyền đối với thai nhi đó. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 cũng quy định: phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại cơ sở y tế. 36 Vậy trong trường hợp này, việc hạn chế quyền quyết định của người mang thai hộ đối với thai nhi dù không cùng huyết thống về mặt pháp lý đang nằm trong cơ thể họ có khả thi hay không? Thêm vào đó, khi sàng lọc trước sinh, thai nhi có vấn đề và cơ sở y tế chỉ định phải dừng việc mang thai bên nhờ mang thai hộ đồng ý nhưng bên mang thai hộ không đồng ý thì hướng giải quyết như thế nào? Theo quan điểm của tác giả, khi bên mang thai hộ đã vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận mang thai hộ thì khi đứa trẻ được sinh ra, bên mang thai hộ phải chịu trách nhiệm đối với đứa trẻ đó, trừ trường hợp các bên thỏa thuận là bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Trong quá trình mang thai hộ, bên mang thai hộ được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động nữ khi mang thai sẽ được hưởng một số chế độ ưu tiên nhằm đảm bảo sức khỏe và thu nhập như:

(i) Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa; (ii) Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 (một) giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương; (iii) Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp dồng lao động vì lý do kết hôn,

36 Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989

49

mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; (iv) Trong thời gian mang thai, nghỉ dưỡng chế độ khi sinh con theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động; (v) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Để đảm bảo quyền lợi của lao động nữ khi sinh con Bộ luật Lao động còn quy định: (i) Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm 01 tháng; (ii) Thời gian nghỉ trước khi sinh là 02 tháng, hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động; (iii) Trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Nhằm đảm bảo sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ luật Lao động cũng đã quy định một số chế độ trợ cấp khác cho người lao động có liên quan đến thai sản như người lao động nữ được đảm bảo việc làm cũ khi trở lại làm viêc sau khi nghỉ thai sản. Trường hợp công việc cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Pháp luật lao động quy định bảo vệ người lao động nữ mang thai như vậy không chỉ đảm bảo tiếp cận bình đẳng của người phụ nữ về làm việc mà nó cũng đảm bảo việc tiếp tục duy trì thu nhập cần thiết nuôi sống cho bản thân, gia đình của người lao động nữ. Bảo vệ sức khỏe của bà mẹ tương lai, chăm sóc và bảo vệ lao động nữ trong thời kỳ thai sản khỏi việc phân biệt đối xử là một điều kiện tiên quyết để đạt được bình đẳng thực sự cho nam giới và phụ nữ tại nơi làm việc. 37

Dù là mang thai hộ nhưng người phụ nữ vẫn thực hiện thiên chức của người phụ nữ trong thời kỳ mang thai, họ chịu đựng những khó khăn, vất vả của người thai nghén, những rủi ro tiềm ẩn của việc mang thai. Chính vì thế việc áp dụng

37 Lường Minh Sơn, Chế độ thai sản trong mang thai hộ, Hội thảo khoa học cấp khoa, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 104 - 105

50

những chính sách phù hợp mà pháp luật dành riêng ưu tiên cho đối tượng này cũng là việc phải làm và cần làm.

Một phần của tài liệu Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)