Quyền lợi bảo hiểm

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (Trang 23 - 26)

1.2 Quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

1.2.1 Đối tƣợng bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm

1.2.1.2 Quyền lợi bảo hiểm

Quyền lợi bảo hiểm và đối tƣợng bảo hiểm là hai vấn đề có mối quan hệ nội tại không thể tách rời.Đối tƣợng bảo hiểm thể hiện sự tồn tại của giá trị hàng hóa, còn quyền lợi bảo hiểm phản ánh khả năng mà chủ thể được hưởng giá trị của hàng hóa và những quyền lợi phát sinh từ giá trị của hàng hóa đó. Căn cứ vào khoản 2 Điều 226 BLHH20, các tiêu chí để xác định một người có quyền lợi bảo hiểm là người đó phải có liên quan đến đối tượng bảo hiểm và mối liên hệ đó được thể hiện bằng việc người đó sẽ thu được lợi nhuận nếu đối tượng bảo hiểm đến cảng đến an toàn hoặc không thu đƣợc lợi nhuận nếu đối tƣợng bảo hiểm bị tổn thất, hƣ hỏng, mất mát. MIA cũng có quy định tương tự như pháp luật Việt Nam về việc xác định

20 Khoản 2 Điều 226, BLHH 2005 quy định: “Người có quyền lợi trong một hành trình đường biển khi có bằng chứng chứng minh là có liên quan đến hành trình này hoặc bất kỳ đối tƣợng có thể bảo hiểm nào gặp rủi ro trong hành trình mà hậu quả là người đó thu được lợi nhuận khi đối tượng bảo hiểm đến cảng an toàn hoặc không thu đƣợc lợi nhuận khi đối tƣợng bảo hiểm bị tổn thất, hƣ hỏng, bị lưu giữ hoặc phát sinh trách nhiệm”

18

người có quyền lợi bảo hiểm tại Điều 5 “Theo quy định của đạo luật này, người có quyền lợi có thể bảo hiểm là người liên quan đến một hành trình đường biển. Một người được coi là liên quan đến một hành trình đường biển khi ấy có liên quan hợp pháp hoặc công bằng đối với hành trình hoặc bất cứ tài sản có thể bảo hiểm nào chịu rủi ro trong cuộc hành trình đó, kết quả là người ấy có thể có lợi nếu tài sản bảo hiểm đƣợc an toàn hay về đƣợc bến đúng hạn, hoặc có thể bị thiệt hại do tài sản bảo hiểm bị tổn thất hay bị lưu giữ, hoặc có thể chịu trách nhiệm về tổn thất đó”.

Nhƣ vậy, mặc dù có nhiều loại quyền lợi bảo hiểm khác nhau, trong hầu hết các trường hợp, bản thân hàng hóa là đối tượng bảo hiểm và theo đó người được bảo hiểm có quyền lợi bảo hiểm, vì họ phải chịu thua thiệt khi hàng hóa bị tổn thất. Đối với hợp đồng mua bán ngoại thương thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro từ người bán sang người mua cũng là thời điểm chuyển giao quyền lợi bảo hiểm.

Chẳng hạn, theo hợp đồng CIF (Cost Insurance Freight) trong INCOTERM 2010 thì thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro gây mất mát hoặc thiệt hại cho hàng hóa từ người bán sang người mua là khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng.

Ngoài ra, việc xác định thời điểm quyền lợi bảo hiểm đƣợc hình thành vào giai đoạn nào trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm sẽ quyết định tính hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.Vì nếu người được bảo hiểm không có quyền lợi bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì sẽ không đƣợc doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường tổn thất. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi nếu không có quyền lợi bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm, khi đó dù tổn thất xảy ra cho đối tượng bảo hiểm, người đƣợc bảo hiểm vẫn sẽ không chịu bất kỳ thiệt hại gì do không có quyền lợi bảo hiểm cũng nhƣ bất kỳ mối quan hệ nào đối với đối tƣợng bảo hiểm. Do vậy, nếu bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm trong trường hợp này sẽ làm sai lệch mục đích của bảo hiểm, đó là phục hồi trạng thái kinh tế ban đầu cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra đối với đối tƣợng bảo hiểm. Về vấn đề này, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam quy định khá giống với pháp luật bảo hiểm của Anh trong

19

việc xác định thời điểm một người có quyền lợi bảo hiểm21. Điều 6 MIA 1906 đề cập đến một tập quán đã tồn tại từ rất lâu đó là “đã tổn thất hay chƣa tổn thất” (lost or not lost). Tại Phụ bản MIA, Quy tắc giải thích đơn bảo hiểm số 1 cho rằng “đã tổn thất hay chƣa tổn thất” nghĩa là đơn bảo hiểm sẽ tiến hành bảo hiểm cho những tổn thất xảy ra cho hàng hóa trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực nếu người đƣợc bảo hiểm không biết điều đó vào lúc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Hiệu lực của điều khoản này làm cho hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm đƣợc ký vào lúc hành trình đã bắt đầu có hiệu lực hồi tố từ khi hành trình mới bắt đầu. Trên thực tế, khi hàng hóa đã đƣợc vận chuyển với hàng ngàn kiện hàng container hoặc hàng vạn tấn hàng trên một con tàu thì việc người được bảo hiểm phát hiện ra hàng hóa của mình bị tổn thất sau khi đã đƣợc vận chuyển để trục lợi bảo hiểm là việc khó có thể tiến hành đƣợc, trừ những rủi ro lớn đƣợc giới thông tin đại chúng quan tâm và đƣa tin, nhƣng việc đó lại rất khó xảy ra bởi rất dễ bị phát hiện22.

Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thì quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm chủ yếu là giá trị của đối tượng bảo hiểm. Giá trị của đối tượng bảo hiểm là quyền lợi lớn nhất mà người được bảo hiểm sẽ nhận đƣợc nếu hàng hóa không bị tổn thất và đến cảng đến an toàn. Tuy nhiên, với đặc tính của hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là hàng hóa thường mất một thời gian khá dài mới tới được cảng đến và vị trí của cảng đi và cảng đến thường là các quốc gia khác nhau.Nên ngoài giá trị của chính hàng hóa đƣợc vận chuyển, nó còn

21Khoản 3 Điều 226, BLHH năm 2005 quy định như sau:“Người được bảo hiểm phải có quyền lợi trong đối tƣợng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất và có thể không có quyền lợi trong đối tƣợng bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Khi đối tƣợng bảo hiểm đƣợc bảo hiểm theo điều kiện có tổn thất hoặc không có tổn thất thì người được bảo hiểm vẫn có thể được bồi thường mặc dù sau khi tổn thất xảy ra mới có quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra, còn người bảo hiểm không biết việc đó. Trường hợp người được bảo hiểm không có quyền lợi trong đối tƣợng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất thì không thể có đƣợc quyền đó bằng bất kỳ hành động hay sự lựa chọn nào sau khi người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra”.

Điều 6 MIA 1906 cũng quy định tương tự: “Người được bảo hiểm đương nhiên phải có liên quan đến đối tƣợng bảo hiểm khi gặp tổn thất, mặc dù ông ta không nhất thiết phải có liên quan từ khi bắt đầu bảo hiểm. Với điều kiện đối tượng bảo hiểm "đã tổn thất hay chưa tổn thất", người được bảo hiểm có thể được bồi thường mặc dù người đó có thể chưa có quyền lợi bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra, trừ khi tại thời điểm hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, người được bảo hiểm biết sự tồn tại của tổn thất đó còn người bảo hiểm thì không biết. Trong trường hợp người được bảo hiểm không có quyền lợi bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất thì ông ta sẽ không thể có đƣợc quyền lợi đó bằng bất kỳ hành động hoặc sự lựa chọn nào sau khi người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra”.

22 TS. Trần Sĩ Lâm (2014), Phòng chống hiệu quả loại hình gian lận hàng hải: Trục lợi bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, Tạp chí Hàng hải Việt Nam, số 3, tr.37.

20

mang lại một số các quyền lợi khác cho người được bảo hiểm như: phần lãi dự tính của hàng hóa với mức tối đa là 10% theo giá CIF; giá trị tăng thêm của hàng hóa;

thuế nhập khẩu nếu hàng hóa chỉ bị tổn thất một phần. Đây chính là điểm khác biệt giữa quyền lợi bảo hiểm của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và bảo hiểm tài sản nói chung.

Như vậy, quyền lợi bảo hiểm không chỉ là quyền sở hữu của người được bảo hiểm đối với đối tƣợng bảo hiểm, mà đi cùng với đối tƣợng bảo hiểm còn có những quyền lợi bảo hiểm khác mà người được bảo hiểm cần được bảo hiểm.Vì vậy, khi nghiên cứu về quyền lợi bảo hiểm, ta không chỉ nghiên cứu về giá trị của đối tƣợng bảo hiểm mà còn phải quan tâm đến những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá trị của đối tƣợng bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)