2.2 Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam bằng đường biển tại Việt Nam
2.2.3 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của BLHH
Thứ nhất, về đối tƣợng bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm cần có một số sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:
Như đã phân tích ở mục 2.1.1, nội dung Điều 225 chưa dự liệu được trường hợp các bên thỏa thuận lựa chọn các đối tƣợng bảo hiểm khác, cũng nhƣ chƣa thể hiện đúng tinh thần của nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận. Mặt khác, phương pháp liệt kê đóng còn làm giảm tính linh hoạt của điều luật. Từ đó, đòi hỏi cần có sự sửa đổi, bổ sung Điều 225 theo hướng mở rộng và quy định linh hoạt hơn về đối tƣợng điều chỉnh, đảm bảo tối đa quyền tự do lựa chọn đối tƣợng điều chỉnh của các bên chủ thể. Cụ thể Điều 225 nên đƣợc sửa lại nhƣ sau (phần in nghiêng là phần sửa đổi, bổ sung): “Đối tƣợng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải ghi rõ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải”. So với quy định cũ, nội dung Điều 225 mới sẽ mở rộng phạm vi đối tƣợng bảo hiểm hàng hải đồng thời đảm bảo đƣợc tính tự do trong giao kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy quy định mới không liệt kê các đối tƣợng bảo hiểm cụ thể, nhƣng bằng cách nêu ra đặc điểm, tính chất của đối tƣợng bảo hiểm, Điều 225 mới đã bao hàm và dự trù đƣợc toàn bộ những đối tƣợng bảo hiểm hàng hải thực tế hiện nay và có thể cả trong tương lai. Quy định này thể hiện phạm vi đối tượng bảo hiểm theo hướng mở, để vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, vừa đảm bảo quyền tự do hợp đồng, tạo điều kiện để phát triển hoạt động bảo hiểm hàng hải, đồng thời cũng để hòa nhập với xu thế phát triển chung của thế giới.
Chế định quyền lợi bảo hiểm đƣợc quy định tại Điều 226 còn nhiều sai sót trong việc sử dụng từ ngữ cũng nhƣ thiếu nhất quán với các quy định pháp luật liên
53
quan khác. Việc sử dụng khái niệm không nhất quán dẫn đến sự thiếu lô-gích trong các quy định của BLHH, đồng thời với sự sai lệch trong lựa chọn từ ngữ cũng khiến Điều 226 trở nên khó hiểu và không phù hợp với tập quán quốc tế. Do vậy, Điều 226 cần phải sửa đổi theo hướng lựa chọn các từ ngữ, khái niệm cho phù hợp hơn.
Cụ thể nhƣ sau:
“1. Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có quyền lợi đối với đối tƣợng bảo hiểm trong hoạt động hàng hải theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
2. Người có quyền lợi trong hoạt động hàng hải theo hợp đồng bảo hiểm hàng hải khi có bằng chứng chứng minh là có liên quan đến hoạt động này hoặc bất kỳ đối tƣợng có thể bảo hiểm nào gặp rủi ro trong hoạt độnghàng hải mà kết quả là người đó được hưởng lợi khi đối tượng bảo hiểm được an toàn hoặc không được hưởng lợi khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, bị lưu giữ hoặc phát sinh trách nhiệm.
3. Người được bảo hiểm phải có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất và có thể không có quyền lợi trong đối tƣợng bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Khi đối tƣợng bảo hiểm đƣợc bảo hiểm theo điều kiện đã tổn thất hoặc chưa tổn thất thì người được bảo hiểm vẫn có thể được bồi thường mặc dù sau khi tổn thất xảy ra mới có quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra, còn người bảo hiểm không biết việc đó.
Trường hợp người được bảo hiểm không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất thì không thể có đƣợc quyền đó bằng bất kỳ hành động hay sự lựa chọn nào sau khi người được bảo hiểm biết tổn thất đã xảy ra
Khoản 4 không thay đổi.”
Có thể thấy rằng, việc sửa đổi Điều 226 theo hướng thống nhất cách sử dụng khái niệm và sửa đổi các từ ngữ đã làm điều luật trở nên lô-gích và chính xác hơn điều luật cũ. Thay khái niệm “hành trình đường biển” bằng “hoạt động hàng hải” đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, đảm bảo cho những quãng đường vận chuyển phụ (nếu có) sẽ được bổ sung vào hành trình bảo hiểm, giúp người mua bảo hiểm tiết kiệm được thời gian, công sức khi tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Đồng thời, với những sự thay đổi về cách sử dụng từ ngữ đã giúp Điều 226 đi sát với các quy định của pháp luật và tập quán
54
quốc tế. Cụ thể là thay thế từ “hậu quả” bằng “kết quả” đã đem lại ngữ nghĩa chính xác cho điều luật, phù hợp hơn với câu văn liền kề của điều luật bởi câu văn này mang ý nghĩa tích cực. Ngoài ra, thay thế cụm từ “thu được lợi nhuận” bằng “được hưởng lợi” làm cho quy định tại điều khỏa này chặt chẽ hơn bởi đã quy định đƣợc những trường hợp tuy hàng hóa không bị tổn thất nhưng người được bảo hiểm vẫn không được hưởng một số lợi ích nhất định.
Thứ hai, về chế định phí bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cần có sự sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 233 BLHH 2005. Hiện nay, khoản 1 Điều 233 nhƣ đã phân tích còn tồn tại các bất cập nhƣ định nghĩa về phí bảo hiểm còn mơ hồ, sử dụng từ ngữ chƣa chính xác. Do đó, cần phải sửa đổi khoản 1 Điều 233 nhƣ sau: “1. Số tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà người bảo hiểm có thể phải trả cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểmcủa đối tƣợng bảo hiểm.”.So với khoản 1 Điều 233 cũ thì những phần quy định mới đã bổ sung đƣợc phần quy định còn thiếu về khái niệm cũng nhƣ đồng bộ với quy định về phí bảo hiểm tại LKDBH.Ngoài ra, việc thay đổi từ ngữ đã thể hiện được đúng bản chất của quan hệ bảo hiểm, tránh gây hiểu nhầm cho người đọc.Suy cho cùng thì quan hệ bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm là một quan hệ dân sự, vì vậy không thể sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng để điều chỉnh quan hệ này.
Thứ ba, về thời hạn bảo hiểm trong BLHH. Do hiện nay, các quy định về thời hạn bảo hiểm trong BLHH còn khá rời rạc, thiếu tập trung, vì chƣa đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật trong nước nên còn phải dẫn chiếu các quy định của nước ngoài, dẫn đến hậu quả là khó khăn trong việc áp dụng và giải thích pháp luật. Xét thấy hiện nay các tranh chấp liên quan đến thời hạn bảo hiểm cũng khá phổ biến, vì vậy nhu cầu xây dựng một tiểu mục quy định cụ thể về vấn đề này tại BLHH là một nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, để khắc phục bất cập này, các nhà làm luật nên tiến hành nghiên cứu, tham khảo pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế, tiến hành lấy ý kiến để xây dựng các quy phạm quy định về thời hạn bảo hiểm.
Ngoài ra, cũng cần phải có sự bổ sung trong quy định tại khoản 2 Điều 224 là: “2.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo
55
tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt hoặc đường hàng không thuộc cùng một hành trình đường biển.”. Việc bổ sung này nhằm hoàn thiện quy định về việc mở rộng thời hạn bảo hiểm, giúp cho quy định này phù hợp với tập quán quốc tế cũng nhƣ theo kịp sự phát triển của ngành hàng hải.
Thứ tư, về chế định tổn thất và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cần có một số sửa đổi, bổ sung như sau:
Nội dung quy định về cách thức từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm tại Điều 251 còn chƣa đầy đủ, chƣa phản ánh đúng thực trạng áp dụng pháp luật. Quy định hiện nay mới chỉ hướng dẫn về phần hình thức của tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm, về phần nội dung của tuyên bố cũng nhƣ các văn bản liên quan giúp doanh nghiệp bảo hiểm xác định việc từ bỏ hợp lý hay không hơp lý còn chƣa đƣợc quy định cụ thể.
Do vậy, khoản 1 Điều 251 cần phải sửa đổi nhƣ sau: “1. Việc thực hiện quyền từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm phải đƣợc tuyên bố bằng văn bản ghi rõ căn cứ áp dụng quyền từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm kèm theo các tài liệu gốc chứng minh quyền từ bỏ.”. Trên thực tế, dù BLHH không quy định phải gửi kèm các tài liệu gốc chứng minh quyền từ bỏ, tuy nhiên khi người được bảo hiểm tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn yêu cầu người được bảo hiểm phải gửi kèm theo những tài liệu này. Các tài liệu đƣợc gửi kèm tuyên bố từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm giúp doanh nghiệp bảo hiểm rút ngắn đƣợc thời gian điều tra, xác minh về việc từ bỏ hợp lý hay không hợp lý. Khoản 1 Điều 251 mới không chỉ giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm tích kiệm được thời gian, công sức mà còn đẩy nhanh quá trình bồi thường tổn thất, giúp cho người được bảo hiểm nhanh chóng khôi phục lại tình trạng tài chính của mình.
Nhƣ đã phân tích ở mục 2.1.4, những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm còn tồn tại một số bất cập. Đáng chú ý nhất là quy định tại Điều 242 BLHH 2005 về nghĩa vụ của người đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm còn nhiều thiếu sót, bất cập nhƣ sử dụng từ ngữ mang tính chủ quan, thiếu lô-gích, quy định còn chƣa theo kịp với thực tế áp dụng. Vì vậy, Điều 242 cần đƣợc sửa đổi cụ thể nhƣ sau:
56
“1. Trường hợp xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro hàng hải đã được bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất; thông báo kịp thời cho người bảo hiểm biết vàbảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của người bảo hiểm với người có lỗi gây ra tổn thất.
Khi thực hiện nghĩa vụ này, người được bảo hiểm phải thực hiện theo yêu cầu, chỉ dẫn hợp lý của người bảo hiểm.
2. Người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một phần hoặc toàn bộ đối với tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm vi phạm nghiêm trọng hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.”
So với Điều 242 cũ, quy định mới đã bổ sung thêm nghĩa vụ của người đƣợc bảo hiểm, góp thêm phần bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Thông qua quy định về nghĩa vụ thông báo nhanh chóng và kịp thời, doanh nghiệp bảo hiểm được cập nhật thông tin về đối tượng bảo hiểm thường xuyên hơn, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp, kịp thời để phòng ngừa, hạn chế tổn thất. Ngoài ra, quy định cho doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm phải làm theo hướng dẫn của mình là hợp lý, vì nếu tổn thất xảy ra hoặc tổn thất nhiều hơn mức có thể hạn chế được mà nguyên nhân xuất phát từ việc người được bảo hiểm thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm thì đương nhiên doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm. Như vậy, việc doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu đối với người được bảo hiểm là một điều tất nhiên, do đó quyền này phải đƣợc pháp luật công nhận. Một điểm mới trong Điều 242 sửa đổi nữa là khắc phục đƣợc tình trạng chủ quan duy ý chí, thiếu lô-gích và góp phần đồng bộ quy định tại khoản 2 với quy định tại Điều 246 BLHH 2005. Nhờ sự thay đổi về cách sử dụng từ ngữ, khoản 2 Điều 242 mới đã khách quan hơn, đồng thời giúp các nhà tƣ pháp cũng nhƣ các bên liên quan dễ dàng xác định đƣợc một hành vi có vi phạm hay không vi phạm nghĩa vụ phòng ngừa, hạn chế tổn thất. Những sửa đổi tại Điều 246 là cần thiết bởi hiện nay nghĩa vụ phòng ngăn ngừa, hạn chế tổn thất còn nhiều bất cập, dẫn đến những hậu quả không mong muốn nhƣ tổn thất xảy ra hoặc tổn thất nhiều hơn mặc dù có thể đƣợc ngăn ngừa, hạn chế bởi sự kết hợp kịp thời giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo
57
hiểm. Tóm lại, những sửa đổi này sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho các bên trong quan hệ bảo hiểm mà còn cho cả nền kinh tế nói chung.