Bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (Trang 44 - 48)

1.2 Quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

1.2.5 Tổn thất và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

1.2.4.2 Bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Bồi thường là sự đền bù lại tất cả những lợi ích mà chủ thể bị thiệt hại bởi lỗi của một chủ thể khác. Tuy nhiên, bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa có bản chất khác với bồi thường thiệt hại nói chung trong lĩnh vực dân sự. Nếu bồi thường thiệt hại trong chế định dân sự thường bắt nguồn từ lỗi của người có hành vi gây ra thiệt hại60 thì bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa lại là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm. Có thể thấy rằng trách nhiệm bồi thường trong bảo hiểm hàng hóa xuất phát từ đặc điểm của quan hệ bảo hiểm, đó là doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra gây tổn thất cho đối tƣợng bảo hiểm.Doanh nghiệp bảo hiểm không hề có lỗi trong thiệt hại của người được bảo hiểm, nhưng thông qua hoạt động bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đã nhận rủi ro từ người được bảo hiểm về phía mình. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường trong hoạt động bảo hiểm là nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm theo những quy định nhất định của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa61.

Bồi thường tổn thất là hoạt động cuối cùng trong quan hệ bảo hiểm hàng hóa giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm. Tuy nhiên để hoạt động bồi thường tổn thất diễn ra hợp pháp và nhanh chóng thì cả người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định. Trong quá trình bồi thường tổn thất, các bên trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đều có những nghĩa vụ nhất định phải thực hiện.Đối với người được bảo hiểm, khi có tổn thất xảy ra, hành động đầu tiên phải đƣợc thực hiện một cách kịp thời và khẩn cấp đó chính là phòng tránh, hạn chế tổn thất xảy ra ở quy mô nhỏ nhất. Điều này rất quan trọng bởi tâm lý của người được bảo hiểm thường hay chủ quan, không đề phòng vì có

59Xem thêm Điều 213, 216 BLHH năm 2005 và Điều 64, 66 MIA 1906.

60Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, Tp. HCM, tr. 443.

61 Khoản 1 Điều 244 BLHH năm 2005: “Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất là hậu quả trực tiếp của rủi ro đƣợc bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm và bồi hoàn những chi phí quy định tại Điều 243 của Bộ luật Hàng hải, mặc dù tổng số tiền phải trả cho người đƣợc bảo hiểm có thể vƣợt quá số tiền bảo hiểm.”.

39

suy nghĩ là rủi ro đã đƣợc chuyển sang cho doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ phải bồi thường khi có tổn thất xảy ra xuất phát từ rủi ro đó.

Tuy nhiên điều này không chính xác bởi hàng hóa chỉ đƣợc chuyển rủi ro chứ không phải chuyển quyền sở hữu, vì vậy, với tƣ cách là chủ sở hữu của hàng hóa, người được bảo hiểm có nghĩa vụ phải bảo vệ tài sản của mình. Việc một chủ thể bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thể hiện ý chí muốn tiếp tục duy trì quyền sở hữu đối với tài sản đó. Vì vậy, nếu rủi ro xảy ra mà người được bảo hiểm hay đại lý của họ không cố gắng để phòng tránh và hạn chế tổn thất một cách thận trọng và hợp lý trong phạm vi khả năng của mình thì coi như người được bảo hiểm đã từ bỏ quyền lợi bảo hiểm đối với đối tƣợng bảo hiểm và hậu quả pháp lý là doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ phải bồi thường trong trường hợp này.

Ngoài ra, theo nhƣ hợp đồng bảo hiểm hàng hóa thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất xảy ra do những rủi ro nhất định, còn tổn thất xuất phát từ sự cẩu thả của người được bảo hiểm trong nghĩa vụ đề phòng và hạn chế tổn thất sẽ được coi như là lỗi của người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm được miễn trách nhiệm bồi thường. BLHH năm 2005 cũng như QTC 1990 đều có quy định buộc người được bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tài sản khi xảy ra tổn thất62.

Tuy BLHH năm 2005 không quy định người được bảo hiểm có nghĩa vụ phải thông báo những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm biết và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giám định nhƣng QTC 1990 lại có quy định về nghĩa vụ này của người được bảo hiểm63. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi nhờ có sự cung cấp thông tin về tình trạng của hàng hóa kịp thời từ người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đề ra những phương pháp hạn chế tổn thất kịp thời và hiệu quả để phối hợp hoặc hướng dẫn người được bảo hiểm thực hiện. Song song với đó, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể tiến hành công việc giám định trong thời gian sớm nhất có thể vì việc giám định càng đƣợc tiến hành gần với thời điểm xảy ra tổn thất thì càng dễ dàng thu đƣợc những kết quả giám định khách quan, chính xác. Thông qua đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đƣa ra kết luận về nguyên nhân gây ra tổn thất và mức bồi thường xác thực nhất.

62Xem thêm Điều 242 BLHH năm 2005 và Điều 19 QTC 1990.

63Theo Điều 18 QTC 1990 thì “khi xảy ra mất mát hay hƣ hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại lý họ chỉ định đến giám định”.

40

Nghĩa vụ cuối cùng của người được bảo hiểm đó là bảo lưu quyền khiếu nại người vận chuyển, người nhận hàng ủy thác hoặc người thứ ba khác theo như quy định tại BLHH năm 2005 cũng nhƣ QTC 1990, QTCB 2004 và ICC 198264. Việc bảo lưu quyền khiếu nại nhằm bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng như đảm bảo cho hoạt động bảo hiểm diễn ra đúng với bản chất của nó.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động bảo hiểm chỉ là nhận rủi ro từ người được bảo hiểm chứ không nhằm gánh chịu trách nhiệm thay cho các chủ thể khác. Vì vậy, khi thiệt hại gây ra bởi những chủ thể này thì sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm đồng nghĩa với việc quyền lợi của người được bảo hiểm đã chuyển sang cho doanh nghiệp bảo hiểm và họ có quyền khiếu nại người thứ ba theo giá trị họ đã bồi thường cho người được bảo hiểm.

Qua những quy định về nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong hoạt động bồi thường tổn thất, có thể thấy những nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm cũng được quy định đồng thời. Đối với trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất, thối,… ở cảng đến hoặc tại cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cử người đến giám định hoặc yêu cầu giám định có đăng ký ở nơi xảy ra sự kiện bảo hiểm đến giám định. Sau đó, thông qua kết quả giám định đánh giá tổn thất, người bảo hiểm tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm. Những tổn thất như do tàu đắm, tàu mất tích, không giao hàng thì không cần phải giám định và cũng không thể giám định đƣợc65. Ngoài số tiền bồi thường tổn thất dựa trên biên bản giám định, người bảo hiểm còn phải bồi hoàn cho người được bảo hiểm những chi phí hợp lý và cần thiết để người được bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ phòng tránh và hạn chế tổn thất xảy ra66.

Bằng những cơ sở pháp lý cụ thể, những quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được phân tích tại Chương I không chỉ có ý nghĩa đối với việc tìm ra những bất cập, thông qua đó đề ra những kiến nghị hoàn thiện tại Chương II mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với những chủ thể đang hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.

64 Xem thêm tại Điều 242 BLHH năm 2005, Điều 20 QTC 1990, Điều 16 QTCB 2004 và Điều 16 ICC 1982.

65Đỗ Hữu Vinh (2009), Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, NXB Giao thông vận tải, Tp. HCM, tr.126.

66Xem thêm Điều 244 BLHH năm 2005.

41

42

Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)