Khái niệm và phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (Trang 41 - 44)

1.2 Quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

1.2.5 Tổn thất và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

1.2.4.1 Khái niệm và phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là những thiệt hại, hƣ hỏng của hàng hóa đƣợc bảo hiểm do rủi ro gây nên54. Giữa tổn thất và rủi ro tồn tại mối quan hệ nhân quả, nếu coi rủi ro là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại thì tổn thất chính là hậu quả mà rủi ro gây nên.Trong quan hệ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhận rủi ro về phía mình và chỉ bồi thường cho người được bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra bắt nguồn từ rủi ro đƣợc bảo hiểm.Việc xác định tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất rất quan trọng trong hoạt động bồi thường, tổn thất chỉ được bồi thường khi nguyên nhân gây ra phải là những rủi ro được bảo hiểm và nguyên nhân này phải đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây nên tổn thất.Nếu tổn thất không xuất phát trực tiếp từ rủi ro đƣợc bảo hiểm gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm đương nhiên không có trách nhiệm phải bồi thường cho tổn thất này.

53Xem Điều 9 QTCB 2004, Điều 9 ICC 1982.

54 Hồ Sĩ Gà (2000), Giáo trình bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 127.

36

Vì vai trò quan trọng của tổn thất trong quan hệ bảo hiểm hàng hóa nói chung và trong hoạt động bồi thường thiệt hại do những rủi ro hàng hải gây ra nói riêng, nên việc phân loại tổn thất và gọi tên đúng với bản chất của tổn thất cũng phải chính xác, phù hợp với mức độ và bản chất của tổn thất. Xác định đƣợc đúng loại tổn thất sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, hạn chế tối đa thiệt hại tài chính mà người được bảo hiểm phải chịu.

Căn cứ vào mức độ thiệt hại, tổn thất có thể chia thành hai loại là tổn thất bộ phận và tổn thất toàn bộ. Nếu đối tƣợng bảo hiểm chỉ bị hƣ hỏng, mất mát, thiệt hại một phần thì sẽ là trường hợp tổn thất bộ phận.Tổn thất bộ phận thường được biểu hiện ở sự sụt giảm về giá trị sử dụng của hàng hóa, về số lƣợng hoặc về khối lƣợng của hàng hóa đƣợc bảo hiểm.Tùy thuộc vào đặc điểm của những loại hàng hóa khác nhau mà tổn thất bộ phận sẽ thể hiện ở những phương diện khác nhau.

Trái với tổn thất bộ phận là tổn thất toàn bộ.Khi hàng hóa đƣợc bảo hiểm bị thiệt hại, hƣ hỏng hoàn toàn và không còn giá trị cũng nhƣ không thể sử dụng đƣợc nữa, thì tổn thất này đƣợc gọi là tổn thất toàn bộ.Theo BLHH năm 2005 cũng nhƣ MIA 1906, tổn thất toàn bộ gồm hai loại là tổn thất toàn bộ thực sự và tổn thất toàn bộ ƣớc tính. Tổn thất toàn bộ thực sự là toàn bộ đối tƣợng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị hƣ hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới bảo hiểm nữa hay bị mất đi, bị tước đoạt đi không lấy lại được nữa55. Nhƣ vậy, tổn thất toàn bộ thực sự xảy ra khi toàn bộ hàng hóa bị phá hủy hoàn toàn hoặc khi hàng hóa bị chiếm đoạt mà người được bảo hiểm không có khả năng lấy lại đƣợc. Nếu tổn thất toàn bộ thực tế là những tổn thất đã xảy ra trong thực tế thì tổn thất toàn bộ ƣớc tính là những thiệt hại thực tế của hàng hóa tuy chƣa tới mức tổn thất toàn bộ tuy nhiên hàng hóa có thể bị từ bỏ vì tổn thất toàn bộ thực tế là không tránh khỏi, hoặc có thể tránh đƣợc nhƣng chi phí phải bỏ ra cao hơn giá trị của hàng hóa. Cần lưu ý đối với trường hợp tuyên bố tổn thất toàn bộ ước tính thì buộc phải có hành vi từ bỏ hàng hóa xảy ra trước56. Khác với MIA quy định thông

55 Nguyễn Vũ Hoàng (2001), Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trong thương mại quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 124.

56 Điều này được BLHH năm 2005 quy định tại khoản 1 Điều 254: “… trong trường hợp này (tổn thất toàn bộ ước tính), người được bảo hiểm phải gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm”. Khoản 1 Điều 62 MIA 1906 cũng quy định: “Theo các quy định của phần này, trường hợp người được bảo hiểm chọn việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm

37

báo từ bỏ có thể đưa ra dưới hình thức văn bản hoặc lời nói hoặc kết hợp cả hai phương pháp thì BLHH chỉ chấp nhận việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm dưới hình thức văn bản57. Việc thông báo từ bỏ chỉ có thể diễn ra khi hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển và chƣa xảy ra tổn thất toàn bộ thực tế.

Ngoài tiêu chí mức độ để phân loại tổn thất, căn cứ vào tiêu chí tính chất của tổn thất, có thể phân tổn thất ra thành tổn thất riêng và tổn thất chung. Tổn thất riêng là những thiệt hại của hàng hóa do rủi ro ngẫu nhiên trực tiếp gây ra. Về mặt ý nghĩa, thuật ngữ tổn thất riêng dùng để xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường tổn thất. Khác với tổn thất riêng xuất phát từ sự bất ngờ, ngẫu nhiên, hành động gây nên tổn thất chung hoàn toàn được thực hiện do chủ đích của con người nhằm bảo vệ cho sự an toàn chung. Để một tổn thất đƣợc coi là tổn thất chung phải có các đặc điểm sau: hành động gây ra tổn thất chung phải là hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu; có sự hy sinh hoặc chi phí bất thường; sự hy sinh hoặc chi phí bất thường phải hợp lý và vì sự an toàn chung chứ không phải vì sự an toàn của bất kỳ tài sản cụ thể nào58. Hậu quả của tổn thất chung khác với tổn thất riêng, đó là các bên phải đóng góp theo tỷ lệ cho tổn thất chung và đặc biệt là dù được bảo hiểm theo điều kiện nào thì người được bảo hiểm vẫn luôn được bồi thường đối với tổn thất chung. Vì mục đích của việc phân loại tổn thất theo tính chất là để xác định trách nhiệm bồi thường tổn thất nên cả BLHH và MIA đều có một mục quy định rõ về khái niệm, đặc điểm, điều kiện cũng nhƣ hậu quả. Khái niệm tổn thất chung trong BLHH năm 2005 và MIA 1906 cũng đã phản ánh đầy đủ đƣợc bản chất của tổn thất chung. Tuy nhiên, ngƣợc lại với MIA 1906 quy định rằng những tổn thất nào không phải là tổn thất riêng thì sẽ đƣợc coi nhƣ tổn thất

sang cho người bảo hiểm thì anh ta phải thông báo từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Nếu không thông báo từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm thì thiệt hại xảy ra chỉ đƣợc coi nhƣ tổn thất bộ phận”.

57 Khoản 2 Điều 62 MIA 1906: “Thông báo từ bỏ có thể dưới hình thức văn bản, hoặc lời nói, hoặc một phần văn bản và một phần lời nói, và có thể đƣa ra với bất cứ điều khoản nào nhằm để chỉ ý định của người được bảo hiểm về việc từ bỏ quyền lợi bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm một cách vô điều kiện cho người bảo hiểm”.

Khoản 1 Điều 251 BLHH năm 2005: “Việc thực hiện quyền từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm phải đƣợc tuyên bố bằng văn bản ghi rõ căn cứ áp dụng quyền từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm”.

58 Ngô Khắc Lễ (2010), Khi nào một tai nạn hàng hải đƣợc công nhận là tổn thất chung?,Tạp chí Hàng hải Việt Nam, số 6, tr. 38 – 39.

38

chung thì BLHH năm 2005 lại quy định rằng những gì không đƣợc tính vào tổn thất chung thì sẽ là tổn thất riêng59.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)