2.2 Những bất cập về pháp luật bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
2.2.4 Tổn thất và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, căn cứ vào mức độ thiệt hại và tính chất của tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường tổn thất theo như cam kết với người được bảo hiểm nhằm khôi phục lại tình trạng tài chính của người này. Sự bồi thường chính là sản phẩm của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, giúp cho người được bảo hiểm tránh đƣợc rủi ro, nhanh chóng khắc phục đƣợc thiệt hại. Nhƣ đã trình bày ở mục 1.2.4, hoạt động bồi thường trong quan hệ bảo hiểm xuất phát từ cam kết nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, do vậy có bản chất khác với hoạt động bồi thường trong quan hệ dân sự thông thường.
Trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính xảy ra, nếu muốn tuyên bố tổn thất toàn bộ ước tính thì người được bảo hiểm phải gửi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến doanh nghiệp bảo hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm.Theo như khoản 1 Điều 251 BLHH 2005 thì việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải thể hiện rõ dưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, từ bỏ đối tượng bảo hiểm là một quyết định có ảnh hướng lớn, trực tiếp đến cả quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo hiểm, vì vậy khi người được bảo hiểm tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm thì quyết định này cũng phải được chấp nhận bởi doanh nghiệp bảo hiểm. Chính vì vậy, khi người đƣợc bảo hiểm tuyên bố từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm, cần thiết phải kèm theo tuyên bố là những tài liệu gốc chứng minh quyền từ bỏ. Những tài liệu này sẽ tiết kiệm công sức và thời gian cho doanh nghiệp bảo hiểm trong việc xem xét chấp nhận quyết định từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Trên thực tế, khi người được bảo hiểm tuyên bố từ
50
bỏ đối tƣợng bảo hiểm, các văn bản chủ thể này gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ có tuyên bố từ bỏ mà còn có cả những tài liệu làm cơ sở chứng minh cho quyền từ bỏ hợp lý của mình. Vì vậy, quy định của BLHH 2005 về thực hiện quyền từ bỏ đối tƣợng bảo hiểm còn chƣa đi sát với hoạt động bảo hiểm trong thực tế.
Trong hoạt động bồi thường tổn thất, pháp luật bảo hiểm quy định nghĩa vụ của các bên nhằm giúp hoạt động này diễn ra nhanh chóng, đúng với bản chất của nó.Tuy nhiên, hiện nay BLHH còn có một số những bất cập trong quy định về nghĩa vụ của các bên trong hoạt động bồi thường tổn thất. Đầu tiên, cần phải xem xét quy định về nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất tại Điều 242 BLHH 2005 còn có một số thiếu sót và chƣa hợp lý. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, ngoài những nghĩa vụ đƣợc nêu tại khoản 1 của điều này, cần phải bổ sung thêm nghĩa vụ thông báo đến cho doanh nghiệp bảo hiểm. Sở dĩ nhƣ vậy, vì chỉ khi thông báo đƣợc thực hiện nhanh chóng và kịp thời, doanh nghiệp bảo hiểm mới có thể cùng tham gia, hỗ trợ cho người được bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất.Đây cũng là một quyền của doanh nghiệp bảo hiểm bởi doanh nghiệp bảo hiểm cũng có lợi ích liên quan trực tiếp với đối tƣợng bảo hiểm, vì vậy doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền biết những thông tin về tình trạng của đối tƣợng bảo hiểm.
Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm quyền yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm đối với việc hướng dẫn người được bảo hiểm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất. Vì khi tổn thất xảy ra, nếu không có nghĩa vụ nào bị vi phạm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là chủ thể bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm.Chính vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm cần có cả quyền yêu cầu người được bảo hiểm thực hiện mọi quyết định của mình trong việc phòng tránh, hạn chế tổn thất.Ngoài ra, khoản 2 của điều này cũng có một số sai sót về lô-gích, gây khó hiểu xuất phát từ việc sử dụng sai từ ngữ. Việc khoản 2 quy định trường hợp miễn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi người được bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ ngăn ngừa, hạn chế tổn thất là không chính xác. Bởi căn cứ theo Điều 246 BLHH 2005 thì đối với bảo hiểm hàng hóa, chỉ có 4 trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được miễn trách nhiệm, đó là tổn thất bắt nguồn từ nguyên nhân do:
- Tính chất tự nhiên của hàng hoá;
- Hàng hoá rò rỉ, hao hụt hoặc hao mòn tự nhiên;
51
- Đóng gói không đúng quy cách hoặc không thích hợp;
- Chậm trễ trong việc cung ứng hàng hoá.
Vì vậy, trường hợp người được bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ ngăn ngừa, hạn chế tổn thất thì không thể được coi như trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được miễn trách nhiệm bảo hiểm, nên việc khoản 2 sử dụng khái niệm “không chịu trách nhiệm” là chƣa hợp lý. Thêm nữa, việc sử dụng khải niệm “quá cẩu thả” để làm thước đo cho sự mẫn cán của người được bảo hiểm trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình còn gây nhiều tranh cãi. Bởi trên thực tế, việc xác định nhƣ thế nào là
“quá cẩu thả” và hành vi nào đƣợc xem là “cẩu thả” còn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của mỗi cá nhân. Có thể đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì hành vi đó được xem là “cẩu thả”, tuy nhiên cùng một hành vi thì người được bảo hiểm lại xem là không “cẩu thả”. Do vậy, sử dụng khái niệm “cẩu thả” sẽ mang nặng tính chủ quan, khó cho việc xác định đúng bản chất của hành vi khách quan.
Cuối cùng, về nghĩa vụ trả tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm trên thực tế còn tồn tại một số bất cập.Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm thường trì hoãn việc bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm.Thông qua quy định thời hạn trả tiền bồi thường bảo hiểm tại Điều 29 LKDBH năm 2000, các doanh nghiệp bảo hiểm đã lợi dụng kẽ hở tại quy định “đầy đủ hồ sơ hợp lệ” để kéo dài thời gian bồi thường. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho người được bảo hiểm vì mục đích của bảo hiểm là khôi phục lại tình trạng kinh tế như ban đầu cho người được bảo hiểm, càng chậm nhận được khoản bồi thường tổn thất từ phía doanh nghiệp bảo hiểm thì thiệt hại về kinh tế của người được bảo hiểm lại càng lớn. Doanh nghiệp bảo hiểm đáng lẽ phải trả một khoản tiền để bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm thì chiếm đoạt khoản tiền này để sử dụng vào mục đích khác, làm lợi cho chính mình. Thông qua lý do chƣa “đầy đủ hồ sơ hợp lệ”, doanh nghiệp bảo hiểm thường từ chối đề nghị bồi thường tổn thất của người đƣợc bảo hiểm. Việc xác định hồ sơ nhƣ thế nào là đầy đủ rất khó bởi mỗi doanh nghiệp có một quy định khác nhau về hồ sơ yêu cầu trả tiền bồi thường và quy định này hoàn toàn không bị điều chỉnh bởi bất kỳ quy phạm pháp luật nào.Chính vì vậy, trên thực tế các doanh nghiệp bảo hiểm thường lợi dụng khe hở pháp luật này để tiến hành trục lợi bảo hiểm.
52