Thời hạn bảo hiểm

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (Trang 31 - 41)

1.2 Quy định pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

1.2.3 Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn là khoảng thời gian quy định để làm xong hoặc chấm dứt việc nào đó32.Theo từ điển Luật học, thời hạn là khoảng thời gian đƣợc xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác, bao gồm thời điểm bắt đầu thời hạn và thời điểm kết thúc thời hạn33.Có thể thấy rằng thời hạn vừa mang tính khách quan của thời gian, vừa mang tính chủ quan bởi ý chí của con người.Cụ thể, bản chất của thời hạn giống nhƣ thời gian, tức là nó kéo dài vô hạn và luôn trôi dần đều. Tuy nhiên, thời hạn lại là một thành phần của hợp đồng, sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự, nên nó không còn kéo dài vô tận nhƣ bản chất của thời gian, mà sẽ bị giới hạn bởi ý chí của các chủ thể trong giao dịch dân sự. Theo khoản 1 Điều 149 BLDS năm 2005 thì khái niệm của thời hạn là “Thời hạn là một khoảng thời gian đƣợc xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”. Vậy có thể kết luận, thời hạn là một khoảng thời gian trôi qua hoặc là một thời điểm mà khi nó kết thúc hoặc xuất hiện thì làm phát sinh hậu quả pháp lý34.

2. Hợp đồng bảo hiểm đã đƣợc giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;

3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã đƣợc giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.”

32Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Tp. Đà Nẵng, tr. 1265.

33 Bộ Tƣ pháp và Viện Khoa học pháp lý (1999), Từ điển Luật học, NXB Tƣ pháp phối hợp với NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 718.

34 Trường Đại học Luật TP.HCM (2012), Giáo trình Những quy định chung về luật Dân sự, NXB Hồng Đức, Tp. HCM, tr. 323.

26

Thời hạn bảo hiểm là khoảng thời gian nhằm xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và thời điểm chấm dứt trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm35.Tuy nhiên, do đặc điểm và tính chất của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa khác nhau nên cách xác định thời hạn bảo hiểm trong từng loại hợp đồng bảo hiểm cũng sẽ khác nhau.Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển gồm hai loại hợp đồng chính đó là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao. Đối với hợp đồng bảo hiểm chuyến, thời hạn bảo hiểm khá giống với những loại hợp đồng bảo hiểm thông thường khác, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi một chuyến hàng nhất định. Để hợp đồng bảo hiểm phát sinh hiệu lực, người mua bảo hiểm phải thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa với doanh nghiệp bảo hiểm và phải đóng đủ phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm đối với loại hợp đồng này chỉ giới hạn trong một chuyến hàng cụ thể nhất định. Loại hợp đồng này đã bộc lộ nhiều nhƣợc điểm nhƣ chỉ áp dụng cho một chuyến hàng duy nhất, thủ tục ký kết rườm rà mất thời gian, có thể chủ hàng quên mua bảo hiểm cho chuyến hàng vì một số lý do khách quan. Trong tình hình giao thương quốc tế phát triển mạnh mẽ hiện nay, mối quan hệ buôn bán thông thương giữa các quốc gia thường tồn tại tương đối lâu dài và ổn định.Đối với nhiều quốc gia và các khối liên minh, sự ra đời của các hiệp định thương mại đã góp phần thúc đẩy và củng cố sự ổn định của việc xuất nhập khẩu hàng hóa.Vì vậy, vấn đề vận chuyển hàng hóa không chỉ là một chuyến mà rất nhiều chuyến trong một thời gian tương đối dài.Việc mua bảo hiểm cho từng chuyến hàng sẽ làm mất nhiều thời gian, tiền bạc của các bên trong quan hệ giao thương.Vì vậy, để khắc phục các nhược điểm này, hợp đồng bảo hiểm bao ra đời.Với mục đích là khỏa lấp những yếu điểm của hợp đồng bảo hiểm chuyến, hợp đồng bảo hiểm bao bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định.Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cam kết bảo hiểm cho tất cả các chuyến hàng xuất nhập khẩu của người mua bảo hiểm trong một khoảng thời gian xác định. Người mua bảo hiểm muốn bảo hiểm một chuyến hàng trong khoảng thời gian này chỉ cần khai báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về hàng hóa xuất nhập khẩu và yêu cầu cấp đơn bảo hiểm. Tuy nhiên, vì lý do

35Nguyễn Thị Thủy (2012), Pháp luật Bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, NXB Thanh Niên, Tp.HCM, tr. 87.

27

khách quan nào đó mà người mua bảo hiểm chưa kịp thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về một lô hàng mà sự kiện đƣợc bảo hiểm đã xảy ra gây thiệt hại cho lô hàng đó thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bồi thường cho người được bảo hiểm.

Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm bao vừa có điểm tương đồng với thời hạn của hợp đồng bảo hiểm chuyến, vừa mang đặc trƣng của loại hợp đồng bảo hiểm này.Theo đó, đối với mỗi chuyến hàng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bao, thời điểm phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đƣợc xác định tương tự như hợp đồng bảo hiểm chuyến. Nhưng khi chuyến hàng kết thúc, hợp đồng bảo hiểm bao vẫn tiếp tục phát sinh hiệu lực nếu có một chuyến hàng tiếp theo diễn ra trong thời hạn bảo hiểm đƣợc quy định tại hợp đồng bảo hiểm bao. Có thể thấy rằng sự chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm chỉ diễn ra tạm thời.Chỉ khi hết thời hạn bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm bao, hợp đồng bảo hiểm này mới thực sự chấm dứt hiệu lực đối với các bên trong quan hệ bảo hiểm.

Thời điểm phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm thường được xác định khi hàng hoá đƣợc bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển36. Trước kia, khi bảo hiểm còn chưa phát triển mạnh, người ta chủ yếu chỉ bảo hiểm cho hàng hóa trong thời gian hành trình trên biển, còn trên quãng đường vận chuyển phụ và thời gian bốc và dỡ hàng sẽ không đƣợc tính vào thời hạn bảo hiểm. Điều này vừa gây thiệt thòi, vừa gây phiền toái cho người mua bảo hiểm bởi hành trình của một chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển thường không chỉ có hành trình trên biển được thực hiện bởi tàu hàng chuyên chở mà còn có sự tham gia của rất nhiều các loại hình vận tải như đường bộ, đường sông, đường sắt và thậm chí là đường hàng không. Trong quãng đường vận chuyển phụ này, hàng hóa vẫn sẽ chịu rủi ro, vì vậy, người mua bảo hiểm muốn tránh đƣợc những rủi ro xảy ra trong khoảng thời gian này phải mua thêm một số bảo hiểm cho các quãng đường vận chuyển phụ.

Để khắc phục nhƣợc điểm này, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thống nhất mở rộng thời hạn bảo hiểm bằng cách quy định thêm điều khoản bảo hiểm sà lan nhằm bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng sà lan, thuyền bé từ bờ ra tàu và ngƣợc lại.

36Xem thêm khoản 1 Điều 8 QTC 1990.

28

Tuy nhiên, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chỉ giới hạn trong thời gian hàng hóa được quá tải bằng đường thủy lên tàu vận chuyển mà không xét đến khoảng thời gian vận chuyển phụ từ kho đến bến cảng và từ bến cảng đến kho.Đến đầu thế kỷ XX, Hiệp hội bảo hiểm London đã cho ra đời điều khoản “từ kho đến kho”. Đây là một sự tiến bộ vƣợt bậc bởi khi này, thời hạn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không chỉ gói gọn trong quãng đường vận chuyển chính trên biển, mà còn bao gồm tất cả các quãng đường vận chuyển phụ (nếu có) và cả thời gian bốc hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm chuyến ngoài điều kiện xác định từ khi hàng hóa rời kho đƣợc ghi tại hợp đồng bảo hiểm còn đƣợc xác định nhƣ sau “Khi đối tƣợng bảo hiểm đƣợc bảo hiểm theo một đơn bảo hiểm chuyến “tại và từ”37 hoặc

“từ” một địa điểm cụ thể nào đó, không nhất thiết là tàu phải ở tại địa điểm đó khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, nhƣng có một điều kiện ngụ ý là hành trình phải bắt đầu trong một thời gian hợp lý và nếu hành trình không bắt đầu đúng như vậy thì người bảo hiểm có thể hủy hợp đồng”38. Do tính chất của hợp đồng bảo hiểm bao, việc vận chuyển có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bao. Vì thời hạn bắt đầu phát sinh trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm thường được xác định từ khi hàng hóa bắt đầu rời kho bãi để vận chuyển nên khi bốc hàng lên phương tiện vận tải trong kho đi, vận chuyển tới nơi đóng gói hoặc từ nơi đóng gói hoặc bất cứ khoảng thời gian nào trước khi việc vận chuyển thực sự bắt đầu thì hàng hóa sẽ không đƣợc bảo hiểm trong giai đoạn này.

Thông thường, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ kéo dài trong suốt quá trình vận chuyển “bình thường”39.Quá trình vận chuyển này trong thuật ngữ chuyên ngành hàng hải đƣợc gọi là hành trình hàng hải và nếu hàng hóa trong hành trình này đƣợc bảo hiểm thì sẽ đƣợc gọi là hành trình bảo hiểm.Hành trình bảo hiểm

“là quãng đường vận chuyển từ kho của người bán đến kho của người nhận hàng

37 Định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm chuyến theo khoản 1 Điều 25 MIA năm 1906 “Trường hợp hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm cho đối tƣợng bảo hiểm “tại và từ”, hoặc từ một địa điểm này đến một hoặc nhiều địa điểm khác, hợp đồng bảo hiểm sẽ đƣợc gọi là “hợp đồng bảo hiểm chuyến”, và trường hợp hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm trong một khoảng thời gian nhất định thì hợp đồng bảo hiểm sẽ đƣợc gọi là “hợp đồng bảo hiểm thời hạn”. Một hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồm cả chuyến và thời gian”.

38Khoản 1 Điều 42, MIA năm 1906.

39Xem thêm khoản 1 Điều 8 QTC 1990.

29

bao gồm cả quãng đường phụ, cảng đi, cảng đến và những thay đổi được coi là hợp lý của hành trình”40.

Có thể thấy rằng khái niệm hành trình bảo hiểm và khái niệm thời hạn bảo hiểm khá giống nhau ở chỗ thời điểm thời hạn bảo hiểm bắt đầu cũng trùng với thời điểm hành trình bảo hiểm xuất phát và thời điểm kết thúc trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cũng là điểm cuối cùng trong hành trình bảo hiểm. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày, thời hạn bảo hiểm chỉ quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc một hành trình chứ không quy định thời hạn của một hành trình, còn hành trình bảo hiểm, ngoài những quy định về quãng đường vận chuyển giống như thời hạn bảo hiểm, còn bao gồm cả tập quán hàng hải thông thường về thời hạn của một chuyến đi. Vì trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ duy trì trong quá trình vận chuyển “bình thường”, nên những thay đổi về hành trình bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến thời hạn bảo hiểm cũng như quyền và nghĩa vụ các bên có liên quan trong quan hệ bảo hiểm. Pháp luật Việt Nam, các bộ quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đều không quy định rõ về khái niệm “bình thường” cũng như những thay đổi cụ thể trong quá trình vận chuyển, mà chỉ tồn tại duy nhất một điều khoản quy định về việc thay đổi hành trình tại Điều 10 QTCB 200441. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển phát sinh rất nhiều những thay đổi phức tạp mà nếu chỉ căn cứ vào điều khoản thay đổi hành trình tại Điều 10 của QTCB 2004 thì khó có thể điều chỉnh một cách cụ thể và chính xác. Vì vậy, trong trường hợp này có thể tham khảo những quy định của MIA 1906 về hành trình bảo hiểm.

Thứ nhất, nếu có sự thay đổi hành trình từ cảng đã đƣợc quy định trong hợp đồng bảo hiểm đến cảng khác thì bảo hiểm sẽ không có hiệu lực trong trường hợp này42. Cụ thể là trong hợp đồng bảo hiểm đã ghi rõ tàu phải xuất phát từ cảng A

40Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM (2004), Giáo trình Bảo hiểm hàng hải, tài liệu lưu hành nội bộ, Tp.HCM, tr. 89.

41 Điều 10 QTCB 2004: “Sau khi bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực nếu người được bảo hiểm thay đổi nơi nhận hàng thì phải thông báo ngay cho người bảo hiểm, hành trình này vẫn được bảo hiểm với phí bảo hiểm và những điều kiện đƣợc thỏa thuận riêng”.

42 Điều 43 MIA 1906: “Trường hợp địa điểm xuất phát được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo hiểm, nhƣng tàu thay vì xuất phát tại địa điểm đó lại xuất phát ở một địa điểm khác, thì rủi ro sẽ không đƣợc bảo hiểm”.

30

nhƣng thay vào đó tàu lại xuất phát tại cảng B hoặc tàu phải đến cảng C nhƣng tàu lại đến cảng D, trong các trường hợp trên thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra cho đối tƣợng bảo hiểm trong quá trình vận chuyển43. Do vậy, việc tàu giữ đúng hành trình rất quan trọng đối với trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như trách nhiệm của người vận chuyển. Chỉ cần tàu có biểu hiện thay đổi hành trình mặc dù sự thay đổi có thật sự xảy ra hay không, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn sẽ đƣợc miễn trừ trách nhiệm và người vận chuyển sẽ đương nhiên phải chịu trách nhiệm đối với mọi tổn thất có thể xảy ra cho hàng hóa. Vì vậy, người được bảo hiểm cần phải chú ý trường hợp này để giám sát hành trình của tàu một cách chặt chẽ nhằm xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bảo hiểm.

Thứ hai, về việc thay đổi tuyến đường hải trình.Cần phải phân biệt rõ giữa sự thay đổi tuyến đường và sự thay đổi hành trình. Thay đổi hành trình, như đã trình bày, là sự thay đổi về cảng đi hoặc cảng đến, trong khi đó, thay đổi tuyến đường chỉ là sự đi chệch hướng làm thay đổi đường đi từ cảng đi đến cảng đến mà không làm thay đổi địa điểm xuất phát và đích đến44. Khi xảy ra trường hợp thay đổi tuyến đường, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ kết thúc kể từ khi trên thực tế xảy ra hành vi làm thay đổi tuyến đường đi của tàu, kể cả khi tàu đã quay trở lại tuyến đường cũ trước khi có bất kỳ tổn thất nào xảy ra45. Vì vậy, trường hợp thay đổi tuyến đường khác với thay đổi hành trình ở chỗ, nếu chỉ mới biểu hiện ý định thay đổi tuyến đường mà chưa thực hiện ý định đó trên thực tế thì bảo hiểm vẫn còn

Điều 44 MIA 1906: “Trường hợp địa điểm đích đến được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo hiểm, nhƣng tàu thay vì đến địa điểm đích đến đó lại đến một địa điểm khác, thì rủi ro sẽ không đƣợc bảo hiểm”.

43 Điều 45 MIA 1906:

“1. Trường hợp sau khi bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực, cảng đến của tàu được tự ý thay đổi khác với cảng đến dự kiến trong đơn bảo hiểm, sẽ đƣợc gọi là thay đổi hành trình.

2. Trường hợp có sự thay đổi hành trình, người bảo hiểm sẽ được miễn trách nhiệm kể từ lúc xảy ra sự thay đổi đó, nghĩa là kể từ thời điểm mà quyết định thay đổi đƣợc biểu hiện ra bên ngoài, và kể cả nếu nhƣ trên thực tế tàu đã không thật sự thay đổi hành trình quy định tại đơn bảo hiểm khi tổn thất xảy ra. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

44 Khoản 2 Điều 46 MIA năm 1906 quy định về khái niệm thay đỏi tuyến đường như sau:

“Xảy ra sự trệch hướng làm thay đổi tuyến đường khác với quy định tại đơn bảo hiểm trong trường hợp:

a. Trường hợp tuyến đường thực tế trệch khỏi tuyến đường được thiết kế và quy định cụ thể tại hợp đồng bảo hiểm hoặc;

b. Trường hợp tuyến đường thực tế trệch khỏi tuyến đường thông thường và tập quán nếu như tuyến đường không được thiết kế và quy định cụ thể tại hợp đồng bảo hiểm”.

45Xem thêm Điều 46 MIA năm 1906.

Một phần của tài liệu Pháp luật bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)