CHƯƠNG II. QUYỀN TỰ DO KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
2.2 Quyền tự do thành lập doanh nghiệp
2.2.1 Thủ tục thành lập doanh nghiệp
2.2.1.1 Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Nhằm thể chế hóa quyền tự do kinh doanh, Luật Doanh nghiệp 2014 đã rút ngắn thời gian, trình tự thực hiện thủ tục đăng ký, gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
Nếu như dưới sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005, thời hạn để được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thì nay chỉ còn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trước đây, đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, kể cả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi và không quy định rõ thời gian làm việc của cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này đã đƣợc Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ: việc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ đƣợc cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ thể đăng ký chỉ phải nộp một bộ hồ sơ với các giấy tờ kèm theo đã đƣợc quy định rõ tại các Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014 đối với loại hình doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN), CTHD, công ty TNHH và CTCP. Bộ hồ sơ này không yêu cầu doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện kinh doanh tại thời điểm thành lập doanh nghiệp nhƣ chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận vốn pháp định,…
Quy định cần phải có một số điều kiện như bản sao chứng chỉ hành nghề của người quản lý và xác nhận về vốn pháp định tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Doanh nghiệp 2005 đã tỏ ra chưa hợp lý, ít có hiệu lực quản lý Nhà nước nhưng lại gây ra nhiều khó khăn, tốn kém không cần thiết cho các nhà đầu tƣ và thành lập doanh nghiệp mới. Luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định này và chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tƣ kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Cơ quan Đăng ký kinh doanh không được quyền yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật. Cách quản lý trên bảo đảm thuận tiện cho doanh nghiệp, phù hợp với định hướng “đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân”45.
Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Các khái niệm “hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia”,
“cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” và “cơ sở dữ liệu quốc gia” đƣợc định nghĩa lần đầu tiên tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về “Đăng ký doanh nghiệp” (Nghị định 43/2010/NĐ-CP). Lúc này, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử yêu cầu có chữ kí điện tử hoặc nếu không có chữ kí điện tử thì thủ tục khá lòng vòng, gây mất thời gian46; đồng thời, thông tin thay đổi của doanh nghiệp không đƣợc cập nhật vào hệ thống. Luật Doanh nghiệp 2014 chính thức ghi nhận Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hạ tầng kỹ thuật hệ thống. Doanh nghiệp phải thông báo công khai thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia (gồm thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài); nội dung đăng ký doanh nghiệp được thay đổi; mẫu con dấu và quyết định giải thể. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý doanh nghiệp của Nhà nước “tạo thuận lợi cho việc tra cứu thống nhất và dễ dàng các thông tin về doanh nghiệp cũng nhƣ giảm tải các công việc giấy tờ của các cơ quan Nhà nước, từ đó phục vụ doanh nghiệp tốt hơn”47.
Dựa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân
45 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, tr. 250
46 Khoản 3 Điều 27 Nghị định 43/2010/NĐ-CP
47 Nguyễn Nhƣ Chính (2016), “Đánh giá một số quy định mới trong Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Luật học, số 1/2016, tr. 4
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Điều này giúp rút ngắn thủ tục cho chủ thể đăng ký kinh doanh khi kết hợp đồng thời các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng lý lao động và đăng ký bảo hiểm.48 Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử đƣợc quy định cụ thể tại các Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Các cơ quan sử dụng thông tin này không đƣợc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin mà Phòng đăng ký kinh doanh đã gửi.
Tên doanh nghiệp
Dưới sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2014, tên doanh nghiệp cần thỏa mãn một số yêu cầu nhất định: phải đƣợc viết bằng tiếng Việt và không rơi vào các trường hợp bị cấm.49 Điều 38 quy định: “Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự lần lƣợt là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng đƣợc viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.” Luật Doanh nghiệp 2005 yêu cầu tên doanh nghiệp phải viết đƣợc bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm đƣợc. Nhƣ vậy, Luật hiện hành đã bỏ yêu cầu tên doanh nghiệp phải phát âm đƣợc, thỏa mãn cho các tên doanh nghiệp có các chữ F, J, Z, W và ký hiệu. Ngoài ra, tên doanh nghiệp còn được viết bằng tiếng nước ngoài, là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp nhƣ sau: (i) Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký; (ii) Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; (iii) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết “người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký
48 Từ Thanh Thảo (2015), Cải cách trong đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư theo Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật đầu tư năm 2014 – nhìn từ góc độ quyền con người, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 8
49 Phạm Hoài Huấn, tlđd (28), tr. 12
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.” Quy định không đƣợc đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký mặc dù cản trở quyền tự do kinh doanh nhưng lại mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp theo pháp luật về sở hữu trí tuệ. “Tên doanh nghiệp là loại tài sản vô hình nhƣng lại có giá trị to lớn, nó có khả năng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, mang lại lợi thế cạnh tranh cho chủ sở hữu tài sản hoặc người nắm giữ, sử dụng tài sản.”50 Các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị xử lý theo Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Nhƣ vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 đã góp phần củng cố hơn nữa quyền tự do kinh doanh xét ở khía cạnh thành lập như thời gian gia nhập thị trường rút ngắn, mở ra cơ hội đăng ký bằng điện tử, không còn bắt buộc tên doanh nghiệp phải phát âm đƣợc.