CHƯƠNG II. QUYỀN TỰ DO KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2014
2.3 Quyền tự chủ tổ chức, quản lý của công ty cổ phần
2.3.2 Cơ chế thông qua quyết định của công ty
2.3.2.1 Cơ chế thông qua quyết định theo quy định của pháp luật
Các quyết định quan trọng liên quan đến quá trình hoạt động, thành lập hay giải thể của CTCP đều đƣợc đƣa ra và thông qua bởi ĐHĐCĐ hoặc HĐQT.
Đại hội đồng cổ đông
Trước hết, ĐHĐCĐ là tập hợp tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong CTCP, họp thường niên mỗi năm một lần hoặc có thể họp bất thường. Về nguyên tắc, cuộc họp ĐHĐCĐ do HĐQT triệu tập. Khi HĐQT xét thấy (i) cần thiết vì lợi ích của công ty; (ii) số thành viên HĐQT, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; (iii) theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp 2014; (iv) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát; (v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty thì phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường. Trường hợp HĐQT không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình thì nhiệm vụ này lần lƣợt thuộc về Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.
Cuộc họp ĐHĐCĐ đƣợc tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện 51% tổng số phiếu biểu quyết hoặc tỷ lệ cao hơn tùy Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì trong thời hạn 30 ngày (nếu Điều lệ công ty không quy định khác) kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, cuộc họp lần thứ hai đƣợc triệu tập với số cổ đông dự họp đại diện 33% tổng số phiếu biểu quyết hoặc tỷ lệ cao hơn tùy Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì trong thời hạn 20 ngày (nếu Điều lệ công ty không quy định khác) kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, cuộc họp lần thứ 3 được triệu tập. Trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã giảm tỷ lệ % số cổ đông tối thiểu dự họp đại diện tổng số phiếu biểu quyết từ 65% lần họp thứ nhất và 51% lần họp thứ hai xuống còn 51% lần họp thứ nhất và 33% lần họp thứ hai.
74 Nguyễn Đình Cung (2008), Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam: Quy định của pháp luật, hiệu lực thực tế và vấn đề, CIEM & GTZ, tr. 43
Nghị quyết về các nội dung (i) loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; (ii) thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; (iii) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; (iv) Dự án đầu tƣ hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% (giảm 15% so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2005) tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; (v) Tổ chức lại, giải thể công ty; (vi) Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định sẽ đƣợc thông qua nếu đƣợc số cổ đông đại diện ít nhất 65% (giảm 10% so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2005) hoặc tỷ lệ khác do Điều lệ công ty quy định tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu. Các nghị quyết còn lại đƣợc thông qua khi đƣợc số cổ đông đại diện cho ít nhất 51%
(giảm 14% so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2005) hoặc tỷ lệ khác do Điều lệ công ty quy định tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành.
Quy định giảm tỷ lệ cổ đông đại diện dự họp trên tổng số phiếu biểu quyết và tỷ lệ thông qua quyết định của cổ đông dự họp tạo thuận lợi cho công ty triệu tập họp ĐHĐCĐ, thông qua các quyết định trong quá trình hoạt động một cách nhanh chóng nhằm nắm bắt các cơ hội kinh doanh, phù hợp hơn với các nội dung cam kết WTO của Việt Nam. Các cơ số 51%, 33% và không cần tỷ lệ vẫn họp đã tạo điều kiện cho các cổ đông thiểu số tiến hành họp ĐHĐCĐ đƣợc dễ dàng hơn với tỷ lệ yêu cầu thấp.
Hội đồng quản trị
HĐQT là cơ quan quản lý công ty, “mang tính hạt nhân trong CTCP”75, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có thể họp định kỳ hoặc bất thường, do Chủ tịch HĐQT triệu tập khi xét thấy cần thiết nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần. Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của những người sau đây: (i) Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập; (ii) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác; (iii) Có đề nghị của ít nhất hai thành viên điều hành của HĐQT; (iv) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định. Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi cú từ ắ tổng số thành viờn trở lờn dự họp (HĐQT cú từ ba đến 11 thành viờn, số thành viên cụ thể do Điều lệ công ty quy định). Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ thành viên dự họp thì trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất (trừ trường hợp Điều lệ quy định thời hạn khác ngắn hơn), cuộc họp lần
75 Phạm Duy Nghĩa (2013), Giáo trình Luật Kinh tế, NXB Công an nhân dân, tr. 257
thứ hai đƣợc triệu tập với số lƣợng yờu cầu là hơn ẵ thành viờn HĐQT dự họp.
HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết.
Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác cao hơn, nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT. Nhƣ vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 đã cho phép công ty đƣợc quyền đƣa ra một tỷ lệ cụ thể về việc thông qua nghị quyết của HĐQT.
2.3.2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật Đại hội đồng cổ đông
Mặt trái của việc giảm các túc số hợp lệ triệu tập và thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ là công ty dễ dàng bị “thâu tóm” bởi một số cổ đông lớn, gây khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ. Ở Luật Doanh nghiệp 2005,
“các tỷ lệ sở hữu cần thiết để tiến hành họp ĐHĐCĐ và thông qua các quyết định được quy định tương đối cao đã tạo cho các cổ đông, nhất là các cổ đông thiểu số, có được ảnh hưởng thực sự đến các quyết định tại ĐHĐCĐ khi các cơ chế kiểm soát bên ngoài chƣa có đủ điều kiện để phát huy tác dụng, các dịch vụ của Tòa án chƣa đƣợc ƣa chuộng và chƣa trở thành công cụ có hiệu quả giải quyết tranh chấp, bảo vệ công bằng của các cổ đông và các bên liên quan”76.
Bên cạnh đó, thực tế có ba loại ĐHĐCĐ nhƣ sau: (i) ĐHĐCĐ thành lập khi các sáng lập viên thông qua điều lệ và ủy nhiệm người tiến hành thành lập công ty; (ii) ĐHĐCĐ thường niên trong thời hạn bốn tháng (hoặc không quá sáu tháng) kể từ ngày kết thúc năm tài chính; (iii) ĐHĐCĐ bất thường được triệu tập và tiến hành theo thể thức Luật quy định. Một số CTCP tổ chức “đại hội đại biểu” dành cho cổ đông có số vốn vƣợt quá một hạn mức nhất định, “với lý do không thể triệu tập và điều hành các ĐHĐCĐ với hàng nghìn cổ đông phân tán từ cổ đông là người lao động cho tới cổ đông là các cơ quan Nhà nước, ngân hàng và định chế tài chính khác”77. Thực trạng này vi phạm điểm a khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 và có thể bị tòa tuyên vô hiệu. Hoặc có trường hợp công ty vi phạm trình tự thủ tục khi ĐHĐCĐ bất thường không gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp nhƣ nội dung trong Quyết định số 1435/2015/KDTM-ST ngày 31/12/2015 của TAND TPHCM.
76 Nguyễn Đình Cung, tlđd (74), tr. 25
77 Phạm Duy Nghĩa, tlđd (75), tr. 234
Đồng thời, Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn chƣa quy định trình tự thủ tục riêng triệu tập ĐHĐCĐ bất thường do nhóm cổ đông được quy định tại khoản 2 Điều 114 triệu tập trong trường hợp họ không nhận được sự phối hợp của công ty. Giả sử họ triệu tập được cuộc họp nhưng HĐQT không duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHĐCĐ thì không tiến hành cuộc họp trong trường hợp này được.
Hội đồng quản trị
Khoản 5 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nếu Chủ tịch không triệu tập họp HĐQT theo đề nghị thì người đề nghị có quyền thay thế HĐQT triệu tập họp HĐQT. Trong trường hợp này, nếu số phiếu thông qua và không thông qua nghị quyết nhƣ nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của bên nào?
Khoản 2 Điều 162 quy định trường hợp các hợp đồng, giao dịch phải được HĐQT chấp thuận thì thành viên có lợi ích liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó sẽ không có quyền biểu quyết. Vậy trong trường hợp công ty có 5/7 thành viên HĐQT có lợi ích liên quan đến hợp đồng nên không có quyền biểu quyết trong cuộc họp.
Để cuộc họp tiến hành hợp pháp thì phải có ít nhất 5 người đi họp, trong đó xác suất 5 người không có lợi ích liên quan có mặt là rất cao. Trường hợp chỉ tính những người được quyền biểu quyết thì khi 2 người còn lại trong HĐQT biểu quyết tán thành, họ sẽ đạt tỷ lệ 100% nhƣng lại không đạt đƣợc tỷ lệ thông qua quyết định mà Luật yêu cầu là trên một nửa số người dự họp. (Nếu có đầy đủ 7 người họp thì chỉ đạt 2/7 tán thành). Trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?
Bên cạnh đó còn có ý kiến cho rằng trình tự, thủ tục ra quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT chỉ phù hợp với CTCP cỡ lớn còn đối với CTCP có 3 – 10 cổ đông thì quy định về ĐHĐCĐ chỉ mang tính hình thức vì với số lƣợng ba cổ đông trong một công ty, rất khó áp dụng các túc số luật định để đáp ứng các yêu cầu tiến hành họp hay thông qua các quyết định.78