1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phòng ngừa tội phạm giết người
1.1.2. Vấn đề về phòng ngừa các tội phạm giết người
Phòng ngừa tội phạm giết người là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân nhằm tác động lên những yếu tố là nguyên nhân, điều kiện thực hiện tội phạm giết người hoặc là nguồn gốc làm phát sinh những nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giết người nhằm làm giảm đến mức thấp nhất số vụ phạm tội giết người và hậu quả do tội phạm giết người gây ra.
Tội phạm giết người là một hiện tượng xã hội tiêu cực có liên quan đến tính mạng của con người. Phòng ngừa tội phạm giết người là làm giảm đến mức thấp nhất số vụ phạm tội giết người và hậu quả do tội phạm giết người gây ra. Làm giảm
10 Chỉ thị số 07-TANDTC/CT ngày 22/12/1983 về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ.
Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS.
đến mức thấp nhất số vụ phạm tội giết người là ngăn chặn, ngăn ngừa làm hạn chế nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giết người. Làm giảm hậu quả do tội phạm giết người gây ra là làm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Như vậy, phòng ngừa tội phạm giết người là quá trình kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ: làm giảm số vụ phạm tội giết người và hậu quả do tội phạm giết người gây ra. Đây là quá trình thực hiện đồng bộ các biện pháp nhƣ tuyên truyền giáo dục để ngăn ngừa, răn đe tội phạm xảy ra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn hoạt động cũng như các công cụ phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, tăng cường hợp tác quốc tế, xóa bỏ mọi sơ hở, thiếu sót và những điều kiện xã hội làm nảy sinh tội phạm giết người. Như vậy phòng ngừa tội phạm giết người được tiến hành theo hai hướng như sau:
Thứ nhất: Phòng ngừa theo nghĩa hẹp, phòng ngừa xã hội là không để cho tội phạm giết người xảy ra bằng cách thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm giết người.
Thứ hai: Phòng ngừa theo nghĩa rộng, phòng ngừa nghiệp vụ là phòng ngừa tội phạm bằng mọi cách không để tội phạm giết người xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, đồng thời bằng mọi biện pháp làm giảm tình trạng phạm tội giết người, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội giết người.
Như vậy, khái niệm phòng ngừa tội phạm giết người bao hàm cả việc áp dụng các biện pháp đấu tranh ngăn chặn để tiến tới đẩy lùi tình trạng phạm tội giết người.
Phòng ngừa tội phạm là không để tội phạm xảy ra. Đây là phương hướng cơ bản, quan trọng nhất trong phòng ngừa tội phạm, thể hiện tính nhân đạo, là mong muốn của xã hội. Mặt khác, nguyên nhân của tình trạng phạm tội giết người mang tính xã hội, cho nên hoạt động phòng ngừa tình trạng phạm tội giết người là trách nhiệm của toàn xã hội. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người phải được thực hiện một cách đồng bộ trong từng thời gian, từng địa bàn, khu vực, từng địa phương hoặc phạm vi toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức và mọi công dân.
- Chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người
Chủ thể phòng ngừa tội phạm giết người là các cơ quan, tổ chức và xã hội thực hiện các hoạt động có mục đích để loại trừ, hạn chế và làm suy yếu các quá trình, các hiện tượng và tình huống thuận lợi cho tội phạm giết người xảy ra. Để thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người có hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia
của nhiều lực lƣợng, nhiều ngành, các tổ chức, đoàn thể và công dân. Hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người được tiến hành bởi các chủ thể sau:
+ Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ tiến trình cách mạng, trong đó có hoạt động phòng ngừa tội phạm. Với tƣ cách là chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm nhưng ở vị trí người lãnh đạo, Đảng đã chỉ đạo công tác phòng ngừa tội phạm giết người thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết về công tác phòng chống, quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành đấu tranh phòng chống tội phạm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ phạm tội giết người, Đảng thông qua các cấp ủy Đảng và từng đảng viên để chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và nhân dân tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm, các cấp ủy Đảng thường xuyên nghe báo cáo, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng ngừa tội phạm để kịp thời chỉ đạo, uốn nắn nhằm khắc phục những sai sót, khuyết điểm đảm bảo cho hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người đi đúng hướng và có hiệu quả.
+ Hai là, các cơ quan quyền lực và các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Đây là nhóm chủ thể quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người.
Quốc hội, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành pháp luật, ra các nghị quyết về công tác phòng chống tội phạm làm cơ sở và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện; giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm giết người của các cơ quan, tổ chức.
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Đây là nhóm chủ thể rất quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp với chức năng, nhiệm vụ chính của các cơ quan này trong phòng ngừa tội phạm là quản lý, tổ chức điều hành, phối hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người.
+ Ba là, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng, công dân là những chủ thể quan trọng của hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên... là cơ sở chính trị, chỗ dựa vững chắc của Nhà nước.
+ Bốn là, các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan tƣ pháp và các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm giết người.
- Nội dung biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người của lực lượng CSND
Đấu tranh phòng chống các tội phạm giết người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trong giai đoạn hiện nay. Là một bộ phận quan trọng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng cũng thể hiện đầy đủ những nội dung của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong tình hình hiện nay, để đấu tranh phòng chống tội phạm giết người có hiệu quả cần tiến hành tổng hợp các biện pháp kinh tế, xã hội, pháp luật và nghiệp vụ. Điều này thể hiện ở việc phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ để tiến tới hạn chế, xóa bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm này.
Phòng ngừa xã hội:
Phòng ngừa xã hội là áp dụng tổng hợp các biện pháp có liên quan do lực lượng CSND tiến hành để phòng ngừa tội phạm giết người, loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ luật định, lực lƣợng CSND tham gia phòng ngừa xã hội đối với tội phạm giết người bằng các nội dung sau:
phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người, phát hiện, tố giác các tội phạm giết người; phối hợp các đơn vị trong khu vực, địa bàn trọng điểm, phức tạp tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ khu vực trọng điểm.
Phòng ngừa nghiệp vụ:
Phòng ngừa nghiệp vụ là việc áp dụng các biện pháp mang tính đặc trƣng chuyên môn của lực lƣợng CSND nhằm mục đích phát hiện, ngăn chặn, loại trừ nguyên nhân, điều kiện phạm tội giết người. Công tác phòng ngừa nghiệp vụ đối với lực lƣợng CSND với những nội dung sau: vận động quần chúng tham gia phòng chống tội phạm, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, phát hiện, tố giác tội phạm; tiến hành công tác điều tra nắm tình hình và những vấn đề có liên quan đến công tác phòng chống tội phạm giết người để tổng hợp, nghiên cứu rút ra những kết luận, đề ra những phương án, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh thích hợp; tiến hành công tác tuần tra kiểm soát, bố trí lực lƣợng, phối hợp lực lƣợng, kiểm soát chặt chẽ các khu vực, địa bàn trọng điểm, phức tạp nhằm ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ, xử lý những hành vi phạm tội giết người; tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết như thực hiện công tác sưu tra, công tác xác minh hiềm nghi, ... chủ động thu thập thông tin thường xuyên, liên tục; tăng cường công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho lực lƣợng CSND làm công tác phòng
chống tội phạm giết người, đảm bảo lực lượng cán bộ có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn vững vàng.
Hoạt động phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng là một hệ thống đồng bộ, thống nhất các biện pháp kinh tế, văn hóa, pháp luật, nghiệp vụ. Các biện pháp phòng ngừa chung thường mang tính bao trùm nhiều lĩnh vực, mang tính chất xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục rõ rệt, làm nền tảng thực tiễn cho hoạt động phòng ngừa chuyên môn. Các biện pháp phòng ngừa chuyên môn nghiệp vụ thường có tính chất trực tiếp hơn, mang tính chuyên môn nghiệp vụ đặc trưng của lực lượng CSND trong phòng ngừa tội phạm giết người.