Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.1. Vị trí, vai trò của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân trong đấu tranh, phòng chống tội phạm
2.1.1. Vai trò của lực lượng CSND với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm
Lực lƣợng CSND phải nắm sát tình hình từng cụm dân cƣ, từng loại địa bàn, tuyến, khu vực, nhất là những tuyến, địa bàn trọng điểm trên cơ sở xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, cách thức tiến hành và đối tƣợng áp dụng; phối hợp với các ngành Kiểm sát, Tòa án tổ chức xét xử lưu động các vụ án giết người, cướp tài sản,... từ đó tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cho quần chúng nhân dân; thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát tội phạm theo quy định của pháp luật; đảm bảo việc thực hiện quy định của nhà nước về phòng chống tội phạm; tiến hành những biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định; thực hiện thống kê nhà nước về phòng chống tội phạm; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về phòng chống tội phạm giết người.
Lực lƣợng CSND là một bộ phận của CAND, là lực lƣợng nòng cốt của lực lƣợng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 4 Luật CAND 2005).
Lực lượng CSND là một bộ phận của CAND, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an; lực lượng này được tổ chức tập trung, thống nhất và theo cấp hành chính từ trung ƣơng đến cơ sở; hoạt động của lực lƣợng này phải tuân thủ
Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 5 Luật CAND 2005).
Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lƣợng CSND (Điều 14, 16 Luật CAND 2005):
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành và chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lƣợc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiến nghị việc kết hợp yêu cầu của chiến lƣợc, chính sách về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước.
2. Bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân; bảo vệ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và khách quốc tế; bảo vệ sự kiện quan trọng, mục tiêu, công trình trọng điểm về an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước.
3. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tƣ pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
6. Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
7. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết để chủ động tấn công tội phạm và phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.
8. Trong trường hợp cấp thiết, được ra quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và trưng dụng phương tiện giao thông, thông tin, các phương tiện kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện đó theo quy định của pháp luật.
9. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin có liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
10. Phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, cơ quan nhà nước trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
11. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
12. Xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn.
13. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
14. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc phục; tham gia giáo dục đối tƣợng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật liệu nổ;
quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Vai trò của lực lượng CSND với tư cách là cơ quan tiến hành hoạt động điều tra vụ án giết người
Điều 5 – Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định:
- Chỉ Cơ quan điều tra và các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định trong Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự mới đƣợc tiến hành điều tra các vụ án hình sự. Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.
- Hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
- Cơ quan điều tra cấp dưới phải chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.
Thông tƣ số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23 tháng 9 năm 2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số qui định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004 trong Công an nhân dân; qui định nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhƣng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Tội giết người qui định tại Điều 93 thuộc Chương XII (Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) Bộ luật hình sự, thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Vai trò của lực lượng CSND trong hoạt động điều tra vụ án giết người:
- Tiếp nhận, kiểm tra và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm giết người
- Điều tra tại hiện trường vụ án giết người. Điều tra tại hiện trường là hoạt động điều tra trực tiếp ở nơi xảy ra sự việc nhằm truy tìm thủ phạm theo dấu vết nóng, thu thập thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho công tác điều tra tiếp theo. Điều tra tại hiện trường được bắt đầu khi nhận tin báo về vụ việc nghi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi hoàn thành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi (nếu có người chết) và đề xuất phương án giải quyết tiếp theo.
- Khởi tố vụ án hình sự giết người - Khởi tố bị can.
- Xây dựng giả thuyết điều tra và lập kế hoạch điều tra vụ án giết người - Tiến hành những biện pháp điều tra vụ án giết người theo tố tụng hình sự.
Lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị hại (nếu bị hại còn sống); lấy lời khai đối tƣợng nghi vấn; xem xét dấu vết trên thân thể, quần áo đối tƣợng nghi vấn; nhận dạng trong điều tra vụ án giết người; bắt đối tượng trong điều tra vụ án giết người; khám xét; hỏi cung bị can; đối chất; thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định.
- Kết thúc điều tra vụ án giết người. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
- Những lực lượng được sử dụng trong hoạt động điều tra vụ án giết người Trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra vụ án giết người, phải phối hợp sử dụng nhiều lực lƣợng để giải quyết nhiệm vụ trọng tâm là nhanh chóng khám phá vụ án tìm ra người phạm tội, đề nghị truy tố bị can trước pháp luật. Căn cứ vào từng tình huống cụ thể để huy động một số hay nhiều lực lƣợng điều tra phối hợp cũng như các lực lượng hỗ trợ cho hoạt động điều tra vụ án giết người. Lực lƣợng tham gia gồm điều tra viên, trinh sát, lực lƣợng kỹ thuật hình sự, lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính, Cảnh sát giao thông trật tự, lực lƣợng Cảnh khuyển, lực lượng hồ sơ tàng thư căn cước, lực lượng giám định … Mặt khác, cần mở rộng việc sử dụng các lực lƣợng trong hoạt động điều tra mà pháp luật tố tụng hình sự quy định bao gồm: các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng và mọi công dân nhằm giúp Cơ quan điều tra, điều tra viên giải quyết những công việc cụ thể như: truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng; bảo vệ hiện trường, cấp cứu người bị hại, bảo vệ tài sản, hạn chế thấp nhất những hậu quả do tội phạm gây ra;
truy tìm người làm chứng, người bị hại, vật chứng của vụ án; phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ của vụ án; theo dõi, giám sát đối tƣợng nghi vấn của vụ án.
Khi sử dụng các lực lượng tham gia hoạt động điều tra vụ án giết người phải tuân thủ pháp luật, bảo đảm nghiệp vụ và trên cơ sở tự nguyện. Không giao cho lực lƣợng khác tiến hành những biện pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên và phải bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân.