Quan hệ phối hợp lực lượng

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người của lực lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 59)

Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

2.2. Phân công trách nhiệm và phối hợp lực lƣợng trong công tác phòng ngừa tội phạm giết người của lực lượng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

2.2.2. Quan hệ phối hợp lực lượng

Trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, các chủ thể phòng ngừa không thể hoạt động đơn độc mà phải phối hợp với các cơ quan nhà nước khác, các

16 Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

tổ chức đoàn thể xã hội trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình và theo đúng quy định của pháp luật.

Tội phạm luôn luôn đi ngƣợc, đối kháng với lợi ích chung của xã hội và hậu quả của nó không chỉ gây tác hại cho một đối tượng, một con người, một mối quan hệ cụ thể nào đó mà trên thực tế nó xâm hại lợi ích chung của các thành viên trong xã hội, xâm phạm đến tất cả các khách thể được nhà nước bảo vệ. Do vậy, phòng ngừa tội phạm là công việc đầy khó khăn, phức tạp, phải đƣợc tiến hành trên phạm vi rộng khắp và đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội chứ không phải là công việc riêng lẻ của một cơ quan, một tổ chức hay cá nhân nào. Sự phối hợp đó vừa là yêu cầu của công tác phòng ngừa tội phạm vừa là trách nhiệm của từng cơ quan.

Theo quy định tại Điều 110 BLTTHS 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004, lực lƣợng CSND là chủ thể nòng cốt trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm về trật tự xã hội trong đó có tội giết người, cho nên lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH là chủ thể trực tiếp, chịu trách nhiệm chính trong phòng ngừa và điều tra khám phá loại tội phạm này.

Xuất phát từ yêu cầu đó, lực lƣợng CSND trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chủ động phối hợp với các cơ quan nhà nước, đoàn thể tổ chức xã hội trong công tác phòng chống tội phạm, có kế hoạch phối hợp thường xuyên, chặt chẽ để tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao trách nhiệm, vai trò chủ động của các cơ quan và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm đặc biệt là tội phạm giết người. Để phòng ngừa tốt tội phạm giết người mà chủ đạo trực tiếp là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an các huyện, thành phố. Bên cạnh đó, lực lƣợng này còn phải phối hợp tốt với các lực lƣợng khác trong ngành Công an nhƣ lực lƣợng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; Công an xã, phường; Cảnh sát khu vực; Cảnh sát giao thông, Cảnh sát 113 để kiểm tra, rà soát nắm tình hình tội phạm, nắm chắc tình hình nội bộ nhân dân, phát hiện ra những dấu hiệu tụ tập, cự cãi, đánh nhau từ những mâu thuẫn, thù tức; khi phát hiện mâu thuẫn, thù tức trong nội bộ nhân dân, kết hợp các ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể ở địa phương tổ chức ngay việc hòa giải, không để mâu thuẫn phát sinh, kéo dài nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các tội phạm nói chung, tội phạm giết người nói riêng.

Ngoài ra lực lượng CSND cũng phải phối hợp thường xuyên chặt chẽ với các cơ quan nhƣ Viện kiểm sát, Tòa án trong việc tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội phạm; phân loại xử lý tội phạm; xác định án trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử; chọn những vụ án điển hình để đưa ra xét xử lưu động nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương; kết hợp giải quyết các vụ án giết người với tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng;

lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH mời đại diện Viện kiểm sát tham gia hoạt động sau khi xảy ra vụ án giết người. Qua đó, Viện kiểm sát nắm bắt được tình hình tội phạm; đánh giá đƣợc tính chất, mức độ nguy hiểm, phức tạp của tội phạm để thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra nhất là về chủ trương, đường lối xử lý người phạm tội.

Phối hợp các đoàn thể tiếp tục xây dựng hộ gia đình an toàn về ANTT theo tinh thần Chỉ thị 01 của Tỉnh ủy Vĩnh Long, Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 05/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và các quy định của pháp luật trên lĩnh vực ANTT theo bản quyết tâm giữ gìn bình yên cuộc sống. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lƣợng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước. Xuất phát từ đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa QĐND và CAND trở thành một yêu cầu tất yếu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung và để từng lực lượng hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Những năm qua, mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa QĐND và CAND trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội luôn được sự quan tâm đặc biệt và đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, việc tăng cường quan hệ phối hợp giữa QĐND và CAND đã được thể hiện xuyên suốt trong các văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước như: Văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc; các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và các quy định của pháp luật có liên quan.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chiến đấu giữa QĐND và CAND trong thực hiện nhiệm vụ bảo

vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã không ngừng đƣợc củng cố, phát triển và mang lại hiệu quả ngày càng cao. Đảng ủy Công an Trung ƣơng và Đảng ủy Quân sự Trung ƣơng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa hai Bộ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Để đáp ứng yêu cầu mới đặt ra, lãnh đạo hai Bộ đã phối hợp tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 107/2003/QĐ-TTg ngày 02-6-2003 về Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới và Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 của Chính phủ về Phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng. Các văn bản quan trọng nêu trên đã thực sự trở thành nhân tố thúc đẩy sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa QĐND và CAND, tạo cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ, hoàn thiện để sự phối hợp giữa hai lực lƣợng ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả và nền nếp, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN17.

Nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của sự phối hợp giữa hai Bộ, thời gian qua, hai Bộ và các cơ quan chức năng của hai Bộ đã duy trì thường xuyên việc giao ban định kỳ để thống nhất đánh giá tình hình, kết quả công tác phối hợp giữa hai lực lượng, từ đó chỉ đạo tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở quy định của Chính phủ, của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an các lực lƣợng, các đơn vị nghiệp vụ thuộc hai Bộ, cũng như công an, quân sự và biên phòng các địa phương đã duy trì và tăng cường các hình thức phối hợp thường xuyên hoặc đột xuất khi có yêu cầu như: Trao đổi thông tin, hỗ trợ, phối hợp hành động … Có thể thấy, việc duy trì các hình thức trên, cùng với việc chuẩn bị chu đáo và không ngừng cải tiến về nội dung đã giúp cho chất lƣợng, hiệu quả sự phối hợp giữa hai lực lƣợng ngày càng đƣợc nâng lên, qua đó giải quyết kịp thời những vấn đề từ đòi hỏi của thực tiễn tình hình, không để bị động, bất ngờ.

Lực lƣợng CAND đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với QĐND trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh trật tự trên khu vực biên giới, vùng

17 http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/90/90/157771/Default.aspx

biển, đảo. Sự phối hợp giữa hai lực lƣợng này đã góp phần to lớn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó QĐND và CAND là lực lượng nòng cốt. Tiếp tục xây dựng QĐND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Củng cố, hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân …”. Tình hình chính trị, kinh tế, an ninh trên thế giới, khu vực đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra nhiều khó khăn thách thức đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, thâm độc, đang ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng luôn tìm cách để tấn công nhằm chia rẽ, phá hoại nội bộ, chia rẽ đoàn kết các lực lượng vũ trang, tăng cường các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc nhằm thực hiện ý đồ “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa quân đội và công an, chia rẽ giữa công an với quân đội, chia rẽ giữa quân đội và công an với nhân dân. Trong khi đó, những nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị - xã hội ở trong nước vẫn chƣa bị đẩy lùi, có nơi, có lúc còn diễn biến phức tạp hơn. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa đô thị hóa … đang làm gia tăng những yếu tố phức tạp đối với an ninh trật tự của đất nước. Đòi hỏi lực lượng QĐND và CAND phải tăng cường sức mạnh, tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN18.

Nhìn chung, lực lƣợng CSND nói chung, lực lƣợng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Vĩnh Long nói riêng luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ với các lực lƣợng nghiệp vụ Cảnh sát có liên quan để trao đổi thông tin, kiểm tra xác minh các đối tượng phạm tội giết người, tổ chức công tác truy tìm, truy nã đối tượng phạm tội giết người bỏ trốn. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh Vĩnh Long còn phối hợp với các lực lƣợng nghiệp vụ của Công an các tỉnh khác nhƣ Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh... trong việc triển khai lực lƣợng, tiến hành các biện pháp công tác, trao đổi thông tin về tội phạm giết người và các đối tượng gây án nhằm nâng cao hiệu

18 http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/90/90/157771/Default.aspx

quả hoạt động phòng ngừa tội phạm hình sự nói chung và tội phạm giết người nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người của lực lượng cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)