Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.3. Thực trạng tiến hành các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
2.3.2. Thực trạng tiến hành các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ
2.3.2.1. Các biện pháp phòng ngừa theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước
Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giữ vai trò tổ chức và điều hành, phối hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người. Trên cơ sở chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng về các vấn đề liên quan đến đấu tranh phòng chống tội phạm giết người mà cụ thể hóa là bằng các văn bản có tính pháp quy hướng dẫn, tổ chức các lực lượng thực hiện các hoạt động phòng ngừa tội phạm. Phối hợp đồng bộ với các cơ quan nhƣ Viện kiểm sát, Tòa án, ... nhằm phối hợp các lực lƣợng này tham gia phòng chống tội phạm theo một kế hoạch thống nhất. Đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động này, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cả về tổ chức, văn bản nhằm đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tội phạm.
Cùng với việc đảm bảo về cơ sở vật chất (ngân sách, phương tiện, điều kiện làm việc) cho các hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người, Ủy ban nhân dân các cấp đã kịp thời khen thưởng những cá nhân tiên tiến, tiêu biểu trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn dân tham gia phòng chống tội phạm. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người như: việc quản lý chƣa đƣợc chặt chẽ, triệt để, chỉ đạo mang tính hình thức, quan liêu; việc phối, kết hợp chƣa đảm bảo đồng bộ, thống nhất.
2.3.2.2. Các biện pháp phòng ngừa theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật
- Công tác điều tra cơ bản
Theo báo cáo tổng kết của Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long thì công tác điều tra cơ bản phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm chủ động nắm tình hình chung về những vấn đề có liên quan đến công tác phòng ngừa đấu tranh với tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, là cơ sở ban đầu phát
hiện đối tượng sưu tra, đối tượng hiềm nghi, những điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm hình sự trên các địa bàn, tuyến trọng điểm, góp phần làm trong sạch các địa bàn, khu vực đó. Công tác điều tra cơ bản đƣợc thể hiện bằng các công việc: thu thập nguồn tin về các tuyến, các địa bàn trọng điểm và đối tƣợng hình sự trong đó có nguồn tin liên quan đến phòng ngừa tội phạm giết người; xác định các khu vực, địa bàn trọng điểm nhất là khu vực, địa bàn có khả năng xảy ra tội phạm giết người;
lập danh sách các đối tƣợng cần điều tra, nghiên cứu trong đó có đối tƣợng có khả năng liên quan đến tội phạm giết người; xác định được mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai, tài sản.
Xuất phát từ khái niệm, mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp tiến hành, vấn đề phân công, phân cấp, thì công tác điều tra cơ bản phải đƣợc tiến hành thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng làm cơ sở quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình, phát hiện sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự và đề ra các chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên công tác điều tra cơ bản vẫn còn những mặt chƣa đạt đƣợc: chƣa được tiến hành thường xuyên, liên tục theo đúng yêu cầu của công tác điều tra cơ bản; không đƣợc tiến hành toàn diện mà tiến hành theo điểm, theo đợt khi có yêu cầu cấp thiết đặt ra; chất lƣợng của công tác điều tra cơ bản chƣa cao, nhiều địa bàn, khu vực, tuyến phức tạp mới chƣa đƣợc phát hiện. Nhiều điểm nóng về trật tự xã hội không đƣợc phát hiện xử lý kịp thời, nhiều vụ tranh chấp dân sự, nhiều mâu thuẫn có nguy cơ trở thành tội phạm giết người nhưng không được phát hiện, không đƣợc ngăn chặn.
Mặt khác, trong nhận thức của lực lƣợng CSND, nhất là ở cơ sở còn biểu hiện tư tưởng cho rằng công tác điều tra cơ bản là công tác chung, thường ngày nên ít được chú ý quan tâm và không tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện, không đáp ứng yêu cầu công tác điều tra cơ bản, chất lƣợng công tác điều tra cơ bản chƣa cao, lực lượng Công an phường, xã nhất là Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã chƣa nắm vững tình hình an ninh trật tự, dân cƣ, kinh tế, xã hội địa bàn mình quản lý, Công an xã, phường chưa thường xuyên phối hợp với chính quyền cơ sở để phát động phong trào quần chúng cung cấp, tố giác tin báo có liên quan đến tội phạm. Vì vậy, quá trình phối hợp với Cảnh sát hình sự cung cấp thông tin mới tại địa phương về điều tra cơ bản còn nhiều hạn chế. Chƣa nắm đƣợc số thanh niên mới lớn chƣa có việc làm, tình trạng nghiện hút, cờ bạc, mâu thuẫn trong kinh tế, làm ăn; tình
hình biến động của đối tượng sưu tra. Vì vậy, thông tin, tài liệu phục vụ cho phòng ngừa tội phạm giết người còn hạn chế. Lực lượng tiến hành công tác điều tra cơ bản vừa thiếu, vừa yếu, một phần do những cán bộ chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, tuổi đời, tuổi ngành còn ít nên việc tính toán, chọn lọc tình hình, số liệu cơ bản làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phục vụ công tác còn hạn chế.
- Công tác sưu tra:
Lực lƣợng CSND - Công an tỉnh Vĩnh Long phòng ngừa tội phạm hình sự nói chung và tội phạm giết người nói riêng, trước tiên phải làm tốt công tác sưu tra, trên cơ sở sưu tra quản lý đối tượng hình sự nói chung, sắp xếp theo loại đối tượng để tiến hành sưu tra, quản lý đối tượng loại xâm phạm tính mạng và sử dụng vũ lực chiếm đoạt tài sản và những đối tƣợng khác có khả năng sẽ thực hiện tội phạm giết người.
Công tác sưu tra quản lý đối tượng của lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Vĩnh Long đối với các loại xâm phạm tính mạng và sử dụng vũ lực chiếm đoạt tài sản trong những năm qua đã có nhiều cố gắng. Khi có văn bản mới của Bộ về công tác sưu tra, lãnh đạo đơn vị tổ chức tập huấn và triển khai tổ chức thực hiện ngay. Vì vậy, công tác sưu tra đối tượng có dấu hiệu nghi vấn có thể sẽ thực hiện tội phạm giết người đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều đối tượng nghi vấn có khả năng phạm tội đƣợc ngăn chặn kịp thời.
Tuy nhiên, công tác sưu tra vẫn còn những hạn chế: sưu tra không đầy đủ các đối tượng trong các danh mục, hệ loại sưu tra; số lượng đối tượng sưu tra hàng năm còn tăng chủ yếu là những đối tƣợng có tiền án, tiền sự; việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trong quá trình sưu tra còn ít được quan tâm, chưa phát hiện và bổ sung kịp thời về diễn biến hoạt động của đối tƣợng; quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng khác trong quá trình sưu tra đạt hiệu quả chưa cao do không có điều kiện phối hợp với Cảnh sát khu vực, Công an xã; quan hệ phối hợp giữa tỉnh, thành với nhau trong sưu tra các đối tượng còn mờ nhạt. Đối tượng sưu tra chuyển đến nơi khác, Cảnh sát hình sự quản lý hồ sơ đối tƣợng không báo cho Cảnh sát hình sự nơi đối tƣợng chuyển đến biết. Đối tượng sưu tra đi khỏi nơi cư trú, lực lượng Cảnh sát hình sự quản lý đối tƣợng không thông báo cho Cảnh sát hình sự những nơi đối tƣợng có khả năng tới biết để quản lý đối tƣợng.
Nguyên nhân hình thành nên những sự hạn chế đó là: lực lƣợng tiến hành công tác sưu tra còn thiếu, quan hệ phối hợp giữa các lực lượng không đồng bộ, không theo đúng quy định; do yêu cầu công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự luôn ở
mức độ cao, lực lƣợng Cảnh sát hình sự chủ yếu tập trung giải quyết các vụ án, vụ việc xảy ra thường nhật do đó không có điều kiện để tiến hành công tác sưu tra một cách thường xuyên, hồ sơ tài liệu chỉ được bổ sung theo đợt, nhất là khi có đoàn thanh tra, kiểm tra đến nắm tình hình; vấn đề phân loại đối tượng sưu tra, bổ sung đối tượng mới, phân loại số đối tượng không còn thuộc diện sưu tra thường mang nặng tính hình thức, không đảm bảo yêu cầu của công tác sưu tra; công tác phối hợp giữa các lực lượng, địa phương trong công tác sưu tra ít được quan tâm, hạn chế đến việc quản lý, nắm biến động và đánh giá phân loại đối tượng. Công tác sưu tra đối với danh mục về những người có tiền án về tội giết người, giết người cướp tài sản cho thấy trong các vụ án giết người đã được điều tra khám phá có hơn 50% đối tượng phạm tội thuộc diện đối tượng sưu tra, điều này đã nói lên công tác quản lý, nắm tình hình đối tượng sưu tra ở trong địa bàn tỉnh còn nhiều thiếu sót.
- Công tác xác minh hiềm nghi
Công tác xác minh hiềm nghi đƣợc lực lƣợng Cảnh sát hình sự tiến hành gắn liền với công tác sưu tra hình sự. Thông qua công tác sưu tra phát hiện những đối tƣợng có biểu hiện nghi vấn phạm tội để xác lập hiềm nghi và tiến hành xác minh hiềm nghi. Sau khi đối tƣợng hiềm nghi đã đƣợc lãnh đạo có thẩm quyền xét duyệt, lực lƣợng Cảnh sát hình sự đã quan tâm bố trí lực lƣợng bám sát đối tƣợng, nhằm kiểm soát toàn bộ diễn biến hành vi, hoạt động của đối tƣợng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu liên quan đến hiềm nghi, có đối sách khi đối tƣợng có biểu hiện chuẩn bị phạm tội hoặc có hành động phạm tội, đối tƣợng hiềm nghi có nhiều vấn đề phức tạp, có khả năng còn nhiều đối tƣợng khác cùng tham gia hoặc có liên quan trong một tổ chức tội phạm.
Công tác xác minh đối tượng hiềm nghi phạm tội giết người đã đáp ứng được một phần yêu cầu thực tiễn, đã ngăn chặn đƣợc nhiều hành vi phạm tội có thể xảy ra. Nhiều đối tƣợng hiềm nghi đã đƣợc xác minh kịp thời, xác lập chuyên án hoặc khởi tố, điều tra, kịp thời ngăn chặn tội phạm. Bên cạnh đó, công tác xác minh hiềm nghi vẫn còn những hạn chế nhất định: do chưa làm tốt công tác sưu tra nên việc xác minh hiềm nghi chưa được tiến hành kịp thời, nhiều trường hợp bỏ sót, khi xảy ra tội phạm mới biết; tổ chức lực lượng, phương tiện xác minh hiềm nghi còn nhiều trường hợp chưa toàn diện, chưa bám sát đối tượng, chưa giám sát được mọi hành vi của đối tƣợng.
Nguyên nhân hình thành nên những hạn chế trong công tác xác minh hiềm nghi là: năng lực cán bộ tiến hành công tác xác minh hiềm nghi còn hạn chế, số
lượng đối tượng xác lập hiềm nghi trả về đối tượng sưu tra tương đối nhiều và trong số đó có nhiều đối tƣợng lại thực hiện tội phạm; lực lƣợng tiến hành công tác xác minh hiềm nghi còn thiếu, công tác phối hợp giữa các lực lƣợng không đồng bộ, ít đƣợc quan tâm, hạn chế lớn đến việc quản lý, nắm biến động và đánh giá phân loại đối tƣợng.
- Công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật
Lực lƣợng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Vĩnh Long đã xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật để phòng ngừa tội phạm hình sự nói chung và tội phạm giết người nói riêng mang lại hiệu quả cao trong các công tác hoạt động: mạng lưới bí mật đã cung cấp thông tin phục vụ cho công tác điều tra cơ bản, công tác sưu tra, công tác xác minh hiềm nghi; bên cạnh việc mang lại hiệu quả trong công tác phòng ngừa, mạng lưới bí mật của lực lượng Cảnh sát hình sự còn góp phần quan trọng trong công tác khám phá nhiều vụ án giết người xảy ra chưa rõ thủ phạm gây án.
Tuy nhiên, công tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật trong phòng ngừa tội phạm giết người vẫn còn một số tồn tại: mạng lưới bí mật của lực lượng Cảnh sát hình sự xây dựng mới hàng năm còn thấp, nhất là cơ sở bí mật, nhiều địa bàn, khu vực trọng điểm khi có nhu cầu trinh sát cần xây dựng cơ sở bí mật để trinh sát các đối tƣợng phục vụ cho phòng ngừa tội phạm nhƣng tiến trình xây dựng còn chậm, chƣa mang lại hiệu quả cao.
- Công tác phòng ngừa cá biệt
Phòng ngừa cá biệt là biện pháp cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phòng ngừa tội phạm giết người. “Phòng ngừa cá biệt được áp dụng cho cả hai đối tượng: những người có ý định phạm tội giết người và những người có khả năng nguy hiểm về tính mạng”21. Xuất phát từ tầm quan trọng của khách thể bị xâm hại, trong phòng ngừa tội phạm giết người, ngoài những biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ chung thì lực lƣợng Cảnh sát hình sự còn sử dụng biện pháp phòng ngừa cá biệt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp do sơ hở của người dân là điều kiện thuận lợi cho những đối tƣợng nguy hiểm nảy sinh ý định và tiến hành thực hiện tội phạm, nhất là những trường hợp: giết người cướp tài sản, hiếp dâm rồi giết người để che dấu tội phạm. Nhìn chung, công tác phòng ngừa cá biệt đối với những người có khả năng nguy hiểm đến tính mạng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa cá biệt đối với những người đang có khả năng bị đe dọa về
21 Nguyễn Hồng Cử (2005), Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, tr.61.
tính mạng còn rất mờ nhạt: phổ biến thủ đoạn hoạt động của tội phạm cướp, giết người cướp tài sản đến những người có nguy cơ nguy hiểm về tính mạng thông qua tổ chức quản lý của họ; tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu công an cơ sở phổ biến trong khi họp tổ dân phố.
- Công tác điều tra khám phá các vụ án giết người + Trong tiếp nhận, xử lý tin báo ban đầu về tội phạm
Quá trình tiếp nhận, xử lý tin báo ban đầu về vụ án giết người là cơ sở quan trọng cho cả quá trình điều tra vụ án. Tiếp nhận tin báo nhanh, xử lý kịp thời là cơ sở để ngăn chặn hậu quả đang xảy ra và kịp thời phát hiện thu giữ vật chứng phục vụ cho quá trình điều tra vụ án. Trong các vụ án giết người xảy ra, thời gian từ khi tiếp nhận tin báo đến thời điểm tiến hành điều tra tại hiện trường thường bị kéo dài.
Tình trạng này vẫn tồn tại là do: kiến thức pháp luật, trình độ nghiệp vụ về tiếp nhận, xử lý tin báo ban đầu các vụ án giết người của lực lượng Công an cơ sở còn hạn chế và phần lớn là Công an các xã, lực lượng này tiến hành ghi lời khai người báo tin sự việc xong, huy động lực lƣợng tiến hành kiểm tra xác minh, sau đó mới báo cho cơ quan chức năng; trong một số trường hợp, sau khi nhận tin báo từ Công an cơ sở, trực ban hình sự đội Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện không tin tưởng, cử lực lƣợng kiểm tra, xác minh lại có kết quả đúng mới đến báo cho trực ban hình sự cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh. Vì vậy, tin báo vụ án giết người từ lực lượng tiếp nhận ban đầu đến cơ quan có chức năng giải quyết thường kéo dài; quan hệ phối hợp giữa Công an cơ sở, Công an cấp huyện và cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong tiếp nhận, xử lý tin báo, tiến hành các hoạt động cấp bách tại hiện trường còn chưa thực hiện đúng quy định.
+ Trong tiến hành điều tra tại hiện trường
Điều tra tại hiện trường có tầm quan trọng đối với cả quá trình điều tra vụ án.
Điều tra tại hiện trường các vụ việc có người chết chưa rõ nguyên nhân là sử dụng tổng hợp nhiều lực lượng, nhiều phương tiện, nhiều biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, thu thập tài liệu, dấu vết, vật chứng tại hiện trường và những nơi có liên quan để xây dựng giả thuyết điều tra, lập kế hoạch cho cả quá trình điều tra vụ án. Bên cạnh những thành tích đạt đƣợc thì lực lƣợng thực hiện công tác này vẫn còn những tồn tại nhất định: nhiều trường hợp khám nghiệm hiện trường sơ sài, không thu được dấu vết, không phân biệt hiện trường nơi khám nghiệm là nơi gây án hay là nơi giấu xác nạn nhân, hiện trường thật hay hiện trường giả; nhiều trường hợp không còn điều kiện để khám nghiệm lại, khám nghiệm bổ sung; trong quá trình