Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.3. Thực trạng tiến hành các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
2.3.1. Thực trạng tiến hành các biện pháp phòng ngừa chung
Phòng ngừa chung (xã hội) là hệ thống các biện pháp kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và pháp luật nhằm góp phần hạn chế tiến tới loại trừ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân và điều kiện thực hiện tội phạm; phòng ngừa chung đƣợc tiến hành bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động cũng nhƣ bản thân từng công dân – cá nhân thành viên của xã hội, trong đó lực lƣợng Công an nhân dân là nòng cốt thực hiện chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp tiến hành các mặt công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.
Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người, công tác phòng ngừa chung có vị trí đặc biệt quan trọng. “Phòng ngừa chung tốt sẽ góp phần ngăn chặn những nguyên nhân sâu xa và một số nguyên nhân trực tiếp của hành vi phạm tội”19. Bởi lẽ khi nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện tội phạm giết người, thực tế cho thấy tất cả các nhóm nguyên nhân phạm tội đều chứa đựng các yếu tố liên quan đến sự cần thiết phải làm tốt công tác phòng ngừa chung đối với tội phạm.
Thực tế công tác phòng ngừa chung đối với tội phạm giết người của lực lượng CSND Công an tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua đƣợc thể hiện ở các mặt sau:
- Thực hiện chức năng tham mưu hướng dẫn của lực lượng CSND trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.
Trong những năm qua, lực lượng CSND Công an tỉnh Vĩnh Long đã tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm;
xây dựng và thực hiện nhiều phong trào, nhiều kế hoạch phòng chống tội phạm, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đặc biệt là đối với các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm nguy hiểm như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, tội phạm về ma túy ...
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự diễn ra khá quyết liệt, là thời điểm xuất hiện nhiều hình
19 Nguyễn Hồng Cử (2005), Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, tr.39.
thức tổ chức phong phú và có tính sáng tạo trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Với sự tham gia đắc lực của lực lƣợng CSND, các Nghị quyết liên tịch giữa Công an – Quân đội; giữa Công an – Quân đội – thanh niên; giữa Công an - Quân đội – thanh niên – công nhân được ký kết ở nhiều cấp, nhiều địa phương, tạo ra sự phối hợp rộng khắp trong công tác bảo đảm an ninh trật tự.
Trong tình hình bọn tội phạm hình sự hoạt động trắng trợn, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản của nhà nước, của nhân dân, lực lượng CSND đã vận dụng có hiệu quả Chỉ thị 135 của Chính phủ nhằm kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và tấn công tội phạm. Từ chương trình “3 giảm” của Thành phố Hồ Chí Minh:
giảm phạm pháp hình sự; giảm tệ nạn mại dâm; giảm tệ nạn ma túy, đến chương trình “5 không” của thành phố Đà Nẵng: không có người mù chữ; không có người lang thanh xin ăn; không có hộ đói; không có người nghiện ma túy; không cướp của giết người, đã được nhân rộng hầu khắp các tỉnh, thành trong phạm vi cả nước20.
Lực lượng CSND hướng dẫn, tổ chức vận động quần chúng và được mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia nhƣ: phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ; phát động nhân dân vận động đối tƣợng phạm tội ra tự thú; vận động nhân dân tham gia quản lý giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại cộng đồng dân cƣ; lập hội đồng bảo vệ an ninh trật tự; lập quỹ bảo trợ an ninh trật tự; vận động nhân dân thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, không buôn bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma túy.
Sự phát triển của phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời gian qua ở tỉnh Vĩnh Long với nhiều mô hình tiên tiến, đặc biệt trong công tác phòng, chống tội phạm giết người, mô hình “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ” đã được lực lượng CSND hướng dẫn cụ thể đến từng thôn xóm, từng hộ gia đình với mục tiêu:
thôn, xóm, xã, phường bình yên, gia đình hạnh phúc; xây dựng các hộ tự phòng, nhà tự quản, an toàn. Tự quản về an ninh trật tự đã góp phần tạo nên nền tảng tốt cho phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, huy động đƣợc đông đảo lực lƣợng tham gia như Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, người có uy tín trong nhân dân, trong tôn giáo để giải quyết các mâu thuẫn tại cộng đồng, góp phần giải quyết, hòa giải đƣợc phần lớn số vụ mâu thuẫn, bất hòa trong nhân dân, xây dựng hệ
20 Nguyễn Hồng Cử (2005), Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, tr.42.
thống chính trị cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng cuộc sống mới, văn hóa, văn minh ở khu dân cƣ, góp phần tích cực trong phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm.
“Vùng giáp ranh an toàn” là mô hình liên kết đƣợc xây dựng và thực hiện khá phổ biến và có hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm giữa tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh lân cận, góp phần hạn chế và xóa bỏ các “điểm đen” mà bọn tội phạm giết người thường lợi dụng để gây án hoặc lẩn trốn, nhất là các vùng giáp ranh giữa tỉnh với tỉnh; giữa huyện với huyện; giữa xã, phường với xã, phường.
Do vậy, với sự tham mưu của lực lượng CSND, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ban hành các văn bản về phòng ngừa tội phạm trong đó có liên quan đến phòng ngừa tội phạm giết người; văn bản về phòng ngừa, đấu tranh với các tệ nạn xã hội; văn bản về giải quyết việc làm cho người lao động; hướng dẫn và tham mưu xây dựng xã, phường, thị trấn có khu phố văn hóa, ấp văn hóa. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở nhiều nơi đƣợc nâng cao, đã kiềm chế, áp đảo những hành động trắng trợn, côn đồ, lưu manh; giữ cho phố phường, làng xóm được bình yên;
tình trạng “người ngay sợ kẻ gian” ở nhiều nơi đã được khắc phục; ý thức cảnh giác, ý thức tự bảo vệ và sẵn sàng chiến đấu với bọn tội phạm giết người, giết người cướp tài sản đã được nâng lên, đạt hiệu quả rõ rệt.
Bên cạnh những phong trào, hành động đã đạt đƣợc còn những hạn chế nhƣ việc tăng cường công tác tham mưu của lực lượng CSND, nhất là ở cấp cơ sở chưa thực sự coi trọng, chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng cũng như nội dung, phương pháp tiến hành công tác tham mưu, thường đề xuất lên lãnh đạo theo từng vụ việc, ít tổng hợp vấn đề, tổng kết theo chuyên đề một cách có hệ thống.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhiều kiến nghị đề xuất còn thể hiện ở mức độ chung chung, tính thuyết phục chƣa rộng khắp, chƣa cao. Một số văn bản đã đƣợc cấp lãnh đạo ký ban hành nhƣng vẫn còn những thiếu sót, chƣa bám sát yêu cầu, tính chất của cuộc đấu tranh với tội phạm giết người ở từng địa bàn nhất định;
trong quá trình áp dụng cũng còn một số địa bàn, khu vực trong tỉnh còn áp dụng các mô hình, các sáng kiến một cách rập khuôn, máy móc không phù hợp tình hình thực tế ở địa phương hay ở khu vực mình.
Một trong những nguyên nhân hạn chế chất lƣợng công tác phòng ngừa chung đối với chức năng tham mưu, hướng dẫn của lực lượng CSND trong công tác phòng ngừa tội phạm giết người trong thời gian qua là tính tổng hợp bao quát vấn đề trong công tác tham mưu ít được cân nhắc, quan tâm. Do đó, nội dung của một số văn bản
của Ủy ban nhân dân các cấp ban hành trên cơ sở ý kiến tham mưu của lực lượng CSND chƣa đƣợc phản ánh những vấn đề có tính chất phổ biến, mang tính quy luật thể hiện trong phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm giết người.
- Công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục nếp sống lành mạnh, tiến bộ trong nhân dân và phổ biến những thủ đoạn mới của tội phạm giết người để nhân dân đề phòng.
Tuyên truyền pháp luật, giáo dục nếp sống mới, văn minh lịch sự; thường xuyên phổ biến kịp thời những thủ đoạn hoạt động của tội phạm giết người để nhân dân đề phòng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác phòng ngừa chung.
Đây là hoạt động rất phổ biến và được thực hiện thường xuyên, rộng khắp ở tỉnh Vĩnh Long nhằm phòng ngừa các loại tội phạm nói chung trong đó có tội phạm giết người. Nói chung, đây là hoạt động rất có hiệu quả của Công an tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua, điều đó chứng minh rằng công tác tuyên truyền pháp luật có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, một khi từng người dân hiểu về pháp luật, họ sẽ có khả năng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời có tri thức, kinh nghiệm và niềm tin trong đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến những thủ đoạn mới của tội phạm giết người để nhân dân đề phòng được tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhƣ: thông qua các buổi họp, tập huấn phổ biến về pháp luật; mở các lớp ngắn hạn giảng dạy về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật như Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Đất đai, Luật An toàn giao thông đường bộ...; hướng dẫn quần chúng nhân dân tiếp cận với các chương trình, kế hoạch phòng ngừa tội phạm ở các cụm, tuyến dân cƣ; tổ chức nghe và tuyên truyền các câu chuyện cảnh giác, các gương người tốt, việc tốt trong các lĩnh vực an ninh trật tự, được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ... Đặc biệt đối với những địa bàn trọng điểm, phức tạp, lực lượng Công an cơ sở tham mưu cho chính quyền đưa nội dung tuyên truyền vào các cuộc họp tổ, ấp dân phố, họp cơ quan và tổ chức cho nhân dân thảo luận tham gia ý kiến về công tác bảo vệ an ninh trật tự ở nơi mình sinh sống.
Công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục nếp sống lành mạnh, tiến bộ trong nhân dân và phổ biến những thủ đoạn phạm tội mới của tội phạm để nhân dân đề phòng đã trở thành một nội dung quan trọng không thể thiếu trong phòng ngừa tội
phạm. Thông qua công tác này đã góp phần quan trọng trong việc nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cộng đồng tiến bộ và tinh thần cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.
Nhìn chung, các hoạt động phòng ngừa nêu trên đã quán triệt tốt tinh thần chủ động phòng ngừa, chủ động tấn công tội phạm. Bởi lẽ, dù tội phạm có tinh vi, nham hiểm đến đâu nhưng khi từng người dân đều nêu cao tinh thần cảnh giác và tích cực tham gia phòng chống tội phạm thì tội phạm rất ít có cơ hội để hoạt động, và nếu có hoạt động đi nữa thì cũng rất dễ bị phát hiện, ngăn chặn. Mặt khác, khi nghiên cứu về đặc điểm tội phạm học của tội phạm giết người thì thấy động cơ gây án rất đa dạng, quá trình gây án có chuẩn bị trước hoặc không có chuẩn bị trước, nạn nhân trong các vụ án giết người có quan hệ quen biết với đối tượng hoặc không có mối quan hệ nào với đối tƣợng. Do đó, lực lƣợng CSND luôn gắn hoạt động phòng ngừa chung với những địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính hoặc theo các chương trình, kế hoạch phòng ngừa tội phạm với việc xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, phạm vi, đối tƣợng áp dụng là một việc làm rất hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực trong phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm giết người.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục nếp sống lành mạnh, văn minh trong nhân dân vẫn còn những khiếm khuyết: trong quá trình thực hiện công tác này vẫn còn tình trạng chưa tiến hành thường xuyên, liên tục, chưa đa dạng về hình thức; về nội dung chƣa phù hợp với từng đối tƣợng, từng khu vực. Do việc tuyên truyền, phổ biến chủ yếu trong các nội dung chương trình vì an ninh tổ quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chưa có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chính quyền, chƣa đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền. Vì vậy ý thức phòng ngừa tội phạm của nhân dân ở một số nơi, khu vực trong tỉnh chƣa cao, nhiều vụ án giết người, giết người cướp tài sản vẫn còn xảy ra một phần nguyên nhân do người bị hại mất cảnh giác.
- Công tác tổ chức, phối hợp lực lƣợng trong phòng ngừa tội phạm.
Hoạt động phòng ngừa ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm thường có nội dung rộng và hình thức đa dạng, phong phú, nhƣng vấn đề cơ bản nhất vẫn là việc hạn chế một cách kịp thời, có hiệu quả các nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tội phạm ngay trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày của mọi công dân trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, trong công tác phòng ngừa chung, vấn đề tổ chức và phối hợp lực lƣợng phòng ngừa tội phạm là hết sức cần thiết.
Qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết của lực lƣợng CSND, Công an tỉnh Vĩnh Long, công tác tổ chức, phối hợp lực lượng phòng ngừa tội phạm giết người được tiến hành nhƣ sau:
Thứ nhất, với vai trò nòng cốt trong công tác phòng chống tội phạm giết người, lực lượng CSND đã rất chú ý, coi trọng hoạt động này thông qua các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị để hướng dẫn quần chúng kịp thời phát hiện và loại trừ những tình huống có thể phát sinh mâu thuẫn, phát sinh tội phạm, những tình huống có khả năng dẫn đến giết hại lẫn nhau, làm cho quần chúng hiểu rõ những tình huống nhƣ vậy có khả năng xảy ra ngay trong chính gia đình mình đang sinh sống hay trong cộng đồng dân cƣ.
Thứ hai, lập các hộp thư, các đường dây nóng và tạo điều kiện thuận lợi khác để quần chúng thông tin kịp thời với các cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật.
Thứ ba, thành lập các tổ an ninh nhân dân, tổ hòa giải, đội dân phòng để cùng với cơ quan công an giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; đấu tranh với các hành vi gây rối trật tự công cộng, các tệ nạn xã hội, các đối tƣợng nghiện rƣợu, trộm cắp, các tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên và giáo dục cảm hóa những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư.
Thứ tƣ, phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng các quy định nhằm thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn xã hội; qua nghiên cứu đặc điểm tội phạm học của tội phạm giết người cho thấy phần lớn đối tượng gây án giết người là những đối tượng không nghề nghiệp hoặc có nghề nghiệp không ổn định cho nên việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp giải quyết việc làm cho những người trong độ tuổi lao động.
Với cách thức tiến hành công tác tổ chức, phối hợp lực lƣợng phòng ngừa tội phạm giết người như vậy lực lượng CSND đã tổ chức, huy động được đông đảo các lực lượng tham gia phòng ngừa, tấn công tội phạm và tình hình tội phạm giết người đƣợc phòng ngừa, ngăn chặn một cách có hiệu quả. Theo báo cáo về công tác phòng ngừa tội phạm giết người của lực lượng CSND - Công an tỉnh Vĩnh Long cho thấy nhờ làm tốt công tác tổ chức, phối hợp lực lƣợng trong phòng ngừa tội phạm do đó hoạt động của lực lƣợng CSND không đơn lẻ mà luôn có chỗ dựa vững chắc, luôn đƣợc sự đồng tình ủng hộ của đa số quần chúng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm qua, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lƣợng CSND nhiều tin báo có liên quan đến tội phạm giết người; các tổ hòa giải đã giải quyết được