CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1.4. Quy định của pháp luật nước ngoài về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại
1.4.3. Quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự của Nhật Bản
- Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án
Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 130, Điều 131 BLTTDS Nhật Bản gồm: (i) nếu Toà án không thể thực hiện các chức năng do thiên tai hoặc lý do khác, thì vụ kiện sẽ bị đình chỉ cho đến khi
28 Khưu Thanh Tâm (2015), tlđd 10, tr.23.
29 Theo Điều 374 BLTTDS Cộng hòa Pháp.
30Theo Điều 375 BLTTDS Cộng hòa Pháp.
31 Theo Điều 376 BLTTDS Cộng hòa Pháp.
những cản trở nói trên không còn nữa; (ii) đình chỉ do khó khăn của một bên:
“Nếu một bên không thể tiếp tục vụ kiện do khó khăn trong một khoảng thời gian không xác định, thì Toà án có thể ra quyết định đình chỉ vụ kiện”32.
Quy định về căn cứ đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật Nhật Bản quy định tương đối khác biệt so với pháp luật các nước về số lượng căn cứ, các trường hợp là căn cứ đình chỉ và cả về bản chất đình chỉ. Về số lượng căn cứ đình chỉ, BLTTDS Nhật Bản quy định có hai căn cứ, so với BLTTDS Việt Nam quy định hơn 10 căn cứ, BLTTDS Pháp quy định hơn 6 căn cứ, có thể nói số lượng căn cứ đình chỉ của pháp luật Nhật Bản cũng ít hơn rất nhiều so với pháp luật các nước. Về trường hợp đình chỉ khi Toà án không thể thực hiện chức năng do thiên tai hoặc lý do khác, hầu hết pháp luật các nước không quy định. Về bản chất, các căn cứ đình chỉ theo BLTTDS Nhật Bản mang tính chất của quy định về căn cứ tạm đình chỉ của BLTTDS Việt Nam. Nhìn chung, hai căn cứ đình chỉ theo quy định của BLTTDS Nhật Bản còn rất chung chung.
- Hậu quả pháp lý
Như đã trình bày, căn cứ đình chỉ theo pháp luật Nhật Bản về bản chất là căn cứ tạm đình chỉ theo pháp luật các nước. Do đó, hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo pháp luật Nhật Bản không làm ngừng hẳn việc giải quyết vụ án mà chỉ ngừng tạm thời, sau khi khó khăn được khắc phục thì vụ án được tiếp tục đưa ra xét xử. Đây cũng là điểm đặc trưng của pháp luật Nhật Bản khi quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật một số nước về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại, có thể rút ra một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi trong quá trình hoàn thiện chế định pháp luật này, cụ thể như sau:
Một là, quy định thêm thẩm quyền của Tòa án trong việc chấp nhận hay không chấp nhận sự thỏa thuận của đương sự. Quy định này của pháp luật Liên Bang Nga sẽ ngăn chặn được trường hợp đương sự tự thỏa thuận và yêu
32 Theo Điều 130, Điều 131 BLTTDS Nhật Bản.
cầu Tòa không tiếp tục giải quyết vụ án nữa nhưng sự thỏa thuận đó là trái pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Hiện nay, điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS Việt Nam chỉ quy định khi các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, rõ ràng Tòa án sẽ không biết được đương sự đã tự thỏa thuận như thế nào, có vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội hay xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác không? Và thậm chí nếu Tòa án biết được cũng vẫn phải đình chỉ theo quy định của pháp luật.
Hai là, có quy định về việc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Pháp luật Liên Bang Nga có quy định cụ thể rằng khi đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quy định này sẽ ràng buộc trách nhiệm xử lý một phần hậu quả của quyết định đình chỉ, đó là vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Ba là, quy định không hoàn trả lệ phí đã nộp trong trường hợp đình chỉ theo ý chí của đương sự. Quy định này của pháp luật Liên Bang Nga sẽ buộc các bên đương sự phải suy xét kỹ trước khi khởi kiện bởi nếu họ đã khởi kiện mà sau đó lại chính họ muốn ngừng vụ kiện thì họ sẽ mất lệ phí đã nộp. Đồng thời, quy định này cũng góp phần giảm áp lực cho cơ quan tố tụng.
Bốn là, BLTTDS Cộng hòa Pháp quy định khá chi tiết về các căn cứ chủ yếu làm đình chỉ giải quyết vụ án. Như vậy, cơ quan chức năng có thể áp dụng trực tiếp mà không cần chờ hướng dẫn của văn bản cấp dưới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp của Tòa án trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Qua nghiên cứu khái quát chung về chế định này có thể đưa ra được một số kết luận sau :
Thứ nhất, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại đã được Nhà nước ghi nhận trong văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các đương sự, người thứ ba cũng như việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng khi Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, khi có những căn cứ đình chỉ theo quy định của pháp luật phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ theo thủ tục bắt buộc và các đương sự, người tham gia tố tụng phải chịu hậu quả pháp lý nhất định.
Thứ ba, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại là hành vi tố tụng của Tòa án được thể hiện bằng quyết định tố tụng làm chấm dứt việc giải quyết tranh chấp đối với vụ án dân sự đó.
Thứ tư, pháp luật đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại có quá trình phát triển với lịch sử phát triển của đất nước theo hướng ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Thứ năm, pháp luật đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại ở nước ta cũng tương đồng với pháp luật các nước ở chỗ đều là chế định thuộc Bộ luật Tố tụng dân sự.
CHƯƠNG II