CHƯƠNG II ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.3. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại
2.3.1. Tại thủ tục sơ thẩm
Khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại, Toà sẽ xoá tên vụ án trong sổ thụ lý và kết thúc hồ sơ vụ án. Cũng giống như bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ở thủ tục sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm70. Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm71. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định72.
67 Theo khoản 4 Điều 297 và khoản 3 Điều 309 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
68 Theo Điều 300 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
69 Từ Điều 304 đến Điều 309 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011, không có điều khoản nào quy định riêng về thẩm quyền đình chỉ giải quyết vụ án tại thủ tục tái thẩm.
70 Theo khoản 4 Điều 193 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
71 Theo Điều 243 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
72 Theo khoản 2 Điều 245 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Đối với quyền kiện lại, trường hợp quyết định đình chỉ không bị kháng cáo, kháng nghị thì nó sẽ có hiệu lực pháp luật và vụ án sẽ không được khởi kiện lại, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp73. Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật đương sự có quyền khởi kiện lại. Ví dụ: người khởi kiện có quyền khởi kiện hoặc đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện; đã có đủ điều kiện khởi kiện74. Việc khởi kiện lại của đương sự phải đảm bảo thời hiệu khởi kiện vẫn còn theo quy định. Theo tác giả Tống Công Cường, “khi quyết định đình chỉ vụ án dân sự của Toà án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật không chỉ làm chấm dứt về mặt tố tụng đối với vụ án, mà còn về nội dung vụ án cũng được giải quyết bằng cách Toà án từ chối phân xử”75.
Đối với tiền tạm ứng án phí dân sự, trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và k khoản 1 Điều 192 của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì tiền tạm ứng phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước; trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại các điểm c, g, h và i khoản 1 Điều 192 của BLTTDS này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ76.
2.3.2. Tại thủ tục phúc thẩm
Khác với đình chỉ giải quyết vụ án trong thủ tục sơ thẩm, khi đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ra quyết định huỷ bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời với việc ra quyết định
73 Theo khoản 1 Điều 193 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
74 Được quy định tại khoản 3 Điều 168 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
75Tống Công Cường , “Quy định về “đình chỉ” trong Bộ luật Tố tụng dân sự”,
[http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=110:ctc20074
&id=326:qvctblttds&Itemid=110] (Truy cập lúc 14:27 PM ngày 24/8/2014).
76 Theo khoản 2, khoản 3 Điều 193 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
đình chỉ giải quyết vụ án77. Bởi bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nên Toà án phúc thẩm muốn đình chỉ giải quyết vụ án phải đồng thời huỷ bỏ bản án, quyết định sơ thẩm đó. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng cáo nhưng quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đối với quyền khởi kiện lại, quy định về quyền khởi kiện lại ở thủ tục phúc thẩm cũng tương tự như ở thủ tục sơ thẩm nhưng có một điểm khác biệt.
Đó là, tại thủ tục phúc thẩm, trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án, trong trường hợp này nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn78.
Về tiền tạm ứng án phí dân sự, tại thủ tục phúc thẩm do đã có bản án, quyết định sơ thẩm nên Hội đồng xét xử phúc thẩm phải quyết định án phí của bản án sơ thẩm và án phí phúc thẩm. Khi Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và huỷ bản án sơ thẩm thì căn cứ vào quyết định về án phí trong bản án sơ thẩm bị huỷ, Toà án phúc thẩm quyết định đương sự nào phải chịu án phí và mức án phí sơ thẩm, đồng thời trong trường hợp này các đương sự cũng phải chịu một nửa án phí phúc thẩm79.
2.3.3. Tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
Trong giai đoạn giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, khi Tòa án phát hiện một trong các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án được quy định tại Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ ra quyết định huỷ bỏ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đồng thời với việc đình chỉ giải quyết vụ án80. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu
77 Nguyễn Thị Thu Hà (2010), “Đình chỉ xét xử phúc thẩm và đỉnh chỉ giải quyết vụ án dân sự ở Tòa án cấp phúc thẩm”, Tạp chí Luật học, (07), tr.3-12.
78 Theo khoản 2 Điều 269 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
79 Theo khoản 4 Điều 18 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
80 Theo khoản 4 Điều 297, Điều 300 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm, hội đồng tái thẩm ra quyết định81.
81 Theo Điều 302 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Những nội dung đã được trình bày và phân tích ở chương 2 nhằm hướng tới việc trình bày hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Qua đó, tác giả rút ra được một số kết luận như sau:
Thứ nhất, theo quy định hiện hành, để đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại, Tòa án cũng phải áp dụng các quy định chung về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo BLTTDS.
Thứ hai, Hệ thống các quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại bao gồm: quy định về căn cứ đình chỉ; quy định về thẩm quyền đình chỉ và quy định về hậu quả đình chỉ giải quyết vụ án.
Thứ ba, Các quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại của BLTTDS hiện hành đã được quy định tương đối rõ ràng, cụ thể, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án áp dụng vào thực tiễn, góp phần quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại nhanh chóng, kịp thời và hợp pháp.
Những nội dung nghiên cứu ở chương 2 là tiền đề để tác giả nghiên cứu làm rõ thực trạng pháp luật và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011, sẽ được trình bày ở chương 3 của luận văn.
CHƯƠNG III