CHƯƠNG II ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1.9. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của Bộ luật Tố tụng dân sự mà Toà án đã thụ lý
Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 của BLTTDS (BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011) là các trường hợp Toà án trả lại đơn khởi kiện.
Những trường hợp này đồng thời là căn cứ để Toà án đình chỉ giải quyết vụ án nếu sau khi đã thụ lý mới phát hiện ra.
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án đã được trình bày ở mục 2.1.3.
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Để tránh trường hợp cùng một vụ án mà Toà án phải thụ lý giải quyết nhiều lần, pháp luật quy định về nguyên tắc một vụ việc chỉ được giải quyết
59 Theo Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
60 Theo Điều 97 Bộ luật Hàng hải năm 2005.
61 Theo điểm b khoản 3 Điều 159 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
một lần trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Cụ thể khoản 1 Điều 193 BLTTDS quy định: khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, pháp luật quy định đương sự vẫn có quyền khởi kiện lại như trường hợp mà Toà án bác đơn xin ly hôn, thay đổi nuôi con nuôi, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ thời hiệu khởi kiện...62.
- Hết thời hạn được thông báo để nộp tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Toà án, trừ trường hợp có trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng
Khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cho Toà án và qua kiểm tra, đối chiếu xác định có đủ căn cứ để thụ lý vụ án thì Toà án ra thông báo gửi cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí, nếu họ không thuộc trường không phải nộp hoặc trường hợp được miễn nộp. Nếu sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí mà Toà án không nhận lại được biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Toà án xem như người khởi kiện từ bỏ quyền khởi kiện nếu người khởi kiện không gặp trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng. Cho nên, nếu Toà án chưa thụ lý vụ án thì Toà án trả lại đơn kiện, còn đã thụ lý rồi thì Toà án phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
Trường hợp, người khởi kiện gặp trở ngại khách quan hoặc gặp sự kiện bất khả kháng không thể nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày và Toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, sau đó, khi hết thời gian trở ngại khách quan hoặc qua sự kiện bất khả kháng thì người khởi kiện đến liên hệ Toà án cung cấp tài liệu là mình không thể nộp tiền tạm ứng án phí đúng hạn là ngoài ý muốn. Nếu Toà án trả lại đơn thì Toà án nhận lại đơn của đương sự và thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Tuy nhiên, nếu Toà án đã ra
62 Theo khoản 1 Điều 193 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
quyết định đình chỉ vụ án thì Toà án không được tự mình huỷ bỏ hoặc rút lại quyết định đình chỉ vì pháp luật không có quy định. Trong trường hợp này, đương sự phải kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm để huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án.
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện
Chưa đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện) , nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong số các điều kiện đó63. Ví dụ như một số vụ án muốn được khởi kiện tại Toà án thì phải thông qua hoà giải cấp cơ sở như tranh chấp về lao động hoặc tranh chấp về đất đai được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 hoặc trường hợp nguyên đơn không chứng minh được nơi cư trú của bị đơn trong tranh chấp về kinh doanh, thương mại.
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là trường hợp vụ án không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại các Điều 25, Điều 27, Điều 29 và Điều 31 của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 201164. Thẩm quyền giải quyết của Toà án về tranh chấp kinh doanh, thương mại được quy định tại Điều 29 BLTTDS. Theo đó, Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Như vậy, những vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là những vụ án không thuộc những trường hợp được quy định tại Điều 29 BLTTDS.
63 Theo khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.
64 Theo khoản 4 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.