Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG II ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.1.3. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện

Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc là người đại diện hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình41.

Theo điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 24 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP, ở thủ tục sơ thẩm khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, Toà án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định.

40 Theo khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình mà trách nhiệm này là của chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong khi đó, theo Điều 84 BLDS 2005 quy định: một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có một trong bốn điều kiện là: có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Do đó, có thể nói doanh nghiệp tư nhân là tổ chức không phải là pháp nhân.

41 Theo Điều 161 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.

Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, thì Toà án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau :

 Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;

 Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;

 Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã rút.

+ Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án.

Trong thực tế, đối với các vụ án kinh doanh, thương mại, trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện thường hay xảy ra và trong trường hợp này Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại đó.

Ở thủ tục phúc thẩm, trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Trường hợp bị đơn không đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Nếu

bị đơn đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn42.

Theo Điều 165 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định, người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp43. Trong một số trường hợp người không có quyền, lợi ích hợp pháp trực tiếp bị xâm phạm nhưng vẫn có quyền khởi kiện. Đó là trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích chung theo quy định tại Điều 162 BLTTDS.

Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là người không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 161 và Điều 162 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 2 và Điều 3 của Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP44. Theo đó, người khởi kiện không được quyền khởi kiện có thể là cá nhân không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự hoặc người không phải là đại diện hợp pháp của đương sự trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức.

Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự là người không có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 57 của BLTTDS45.

Đối với cơ quan, tổ chức thì tuỳ từng trường hợp theo quy định của pháp luật mà Toà án xác định, cơ quan, tổ chức đó không có quyền khởi kiện.

Ví dụ, theo khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Theo quy định này thì mặc dù doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức nhưng khi tham gia tố tụng đều phải do chủ doanh nghiệp tư nhân thực hiện vì doanh nghiệp tư

42 Theo Điều 269 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.

43 Theo Điều 165 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.

44 Theo khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Bộ luật.

45 Theo khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao.

nhân không có tư cách pháp nhân, không thể tự nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Người không phải là đại diện hợp pháp của đương sự có thể là người không được đương sự uỷ quyền hợp pháp hoặc không phải là người đại diện theo pháp luật của đương sự46.

Sau khi thụ lý vụ án, Toà án phát hiện trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện thì Toà án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp kinh doanh, thương mại (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)