Các biện pháp bảo vệ

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM, NGƯỜI LÀM CHỨNG, BỊ HẠI VÀ NGƯỜI

1.2 Quy định của Bộ luật TTHS về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác

1.2.2 Quy định của BLTTHS năm 2015 về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác

1.2.2.3 Các biện pháp bảo vệ

Người tố giác, người làm chứng, bị hại góp phần giúp quá trình giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra rào cản nhất định trong việc duy trì sự hợp tác của họ bởi nỗi lo bị đe dọa, trả thù khi cung cấp những chứng cứ bất lợi đối với người phạm tội. Do vậy, việc bảo vệ người làm chứng, người tố giác, bị hại là một nhu cầu rất cần thiết trong các vụ án hình sự thể hiện qua các cách thức, biện pháp bảo vệ cụ thể mà Nhà nước đưa ra.

Theo quy định tại Điều 486 BLTTHS năm 2015, khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp để bảo vệ họ. Có thể: Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ; Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để đảm bảo an toàn cho họ;

Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ; Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập, thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý; Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật; Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

Với quy định như trên, nhận thấy rằng khi áp dụng biện pháp bảo vệ có những trường hợp hoàn toàn thuộc về ý chí, quyết định của cơ quan THTT, và cũng có biện pháp cần có sự đồng ý từ phía người được bảo vệ. Đó là biện pháp “Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập, thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ”, vì hệ quả khi áp dụng biện pháp này là luôn ảnh hưởng đến quyền lợi, kết quả làm việc, học tập cho người được bảo vệ. Nhưng trong trường hợp những vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phía cơ quan có thẩm quyền cho rằng chỉ có thể áp dụng biện pháp này, nhưng phía người được bảo vệ lại không đồng ý, vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết trường hợp này ra sao? Đây có được xem là trường hợp từ chối bảo vệ hay không? Hay tại quy định

“Các biện pháp bảo vệ khác”, vậy những chủ thể thực thi pháp luật sẽ áp dụng “biện pháp bảo vệ khác” là những biện pháp nào?

Trên đây là những quy định chung về biện pháp bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. Tuy nhiên, pháp luật TTHS đã

“bỏ quên” trường hợp người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Họ được pháp luật TTHS quy định là chủ thể đặc biệt, bởi tâm sinh lý, độ tuổi, khả năng nhận thức của họ còn hạn chế, nên cần có những biện pháp bảo vệ mang tính chất đặc thù để phù hợp với đặc điểm của những chủ thể này.

Nhìn tổng quan các biện pháp nêu trên, cho thấy sự quan tâm từ phía Nhà nước đối với người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác.

Tuy nhiên, đi kèm với từng biện pháp là nội dung và cách thức thực hiện phải được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn. Những quy định trên chưa khái quát được hết những khía cạnh mà thực tế có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ cho người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. BLTTH năm 2015 mới được ban hành, vậy nên cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho những quy định này.

Rất nhiều các biện pháp được nêu ra trong quy định của pháp luật TTHS. Vấn đề là cách thức áp dụng những biện pháp trên như thế nào cho hiệu quả là điều quan trọng. Pháp luật tố tụng quy định “khi có căn cứ…” thì người có thẩm quyền được quyết định biện pháp bảo vệ. Chính vì thế, đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có kiến thức pháp luật vững chắc, giàu kinh nghiệm và tầm nhìn bao quát để có thể nghiên cứu, đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện và linh hoạt nhất cho từng trường hợp xảy ra.

1.2.2.4 Chủ thế có thẩm quyền đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ

Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, việc cần được bảo vệ hay không, nhiều trường hợp dựa theo ý chí của người được bảo vệ. Vậy nên, chúng ta có thể chia ra hai trường hợp sau:

Trường hợp người được bảo vệ có yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ:

Về cơ bản, người tố giác, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì họ có quyền đề nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra) áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy đinh tại khoản 1 Điều 487 Bộ luật TTHS năm 2015. Đề nghị, yêu cầu này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản theo quy định pháp luật, trừ trường hợp khẩn cấp có thể trực tiếp đề nghị hoặc thông qua phương tiện thông tin liên lạc sau đó mới thể hiện bằng văn bản, theo khoản 2 Điều này.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 487 Bộ luật TTHS năm 2015, khi người được bảo vệ gửi đề nghị, yêu cầu đến cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm…), Viện kiểm sát, Tòa án thì những cơ quan này khi nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ thì có trách nhiệm xem xét, đề nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Như vậy, về cơ bản, người được bảo vệ (người tố giác, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ) làm đơn yêu cầu bảo vệ. Nhưng tồn tại một hạn chế trong quy định này liên quan đến trường hợp người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác là người dưới 18 tuổi. Bởi vì, những đối tượng này về tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức còn hạn chế, nên không đủ khả năng và nhận thức để có thể phân tích, đánh giá tình hình thực tế khi có sự xâm hại hoặc đe dọa xâm hại từ phía người phạm tội. Vậy trong trường hợp này ai sẽ là người yêu cầu bảo vệ? Người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác thực hiện yêu cầu bảo vệ thông qua người đại diện hợp pháp của họ, để đảm bảo quyền, lợi ích tốt nhất cho họ. Pháp luật TTHS cần quan tâm đến vấn đề này.

Trường hợp người được bảo vệ không có yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ:

theo quy định tại khoản 3 Điều 485 Bộ luật TTHS năm 2015, trường hợp này nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ thì Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Bộ luật TTHS năm 2015 quy định các cơ quan này có quyền chủ động đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ như trên vì thực tiễn cho thấy, đối tượng cần bảo vệ có thể không biết rõ quyền của mình hoặc biết nhưng không dám đưa ra yêu cầu vì tại thời điểm đó có thể đã bị đe dọa nên không dám đưa ra yêu cầu bảo vệ.

Nếu như không quy định thẩm quyền cho một số cơ quan tiến hành tố tụng thì rất có thể người cần được bảo vệ sẽ bị xâm hại. Do đó, việc mở rộng thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy cần thiết cho các cơ quan tiến hành tố tụng đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên, pháp luật TTHS đã không mở rộng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 BLTTHS năm 2015 về “Cơ quan, tổ chức khác”, vì cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, vậy khi “Cơ quan, tổ chức này” này cho rằng có căn cứ xác định người tố giác, người thân của họ bị đe dọa tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác có quyền được đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hay không? Theo tác giả cần bổ sung thêm trường hợp này vào quy định tại Điều 487 BLTTHS năm 2015.

Một vấn đề khác là hình thức yêu cầu bảo vệ. Về nguyên tắc, yêu cầu hay đề nghị bảo vệ phải được thể hiện dười hình thức văn bản. Câu hỏi được đặt ra là: Nếu các chủ thể yêu cầu bảo vệ không đáp ứng điều kiện về đơn yêu cầu thì giải quyết như thế nào? Hoặc là cơ quan có thẩm quyền vẫn chấp nhận xem xét hoặc ngược lại. Và chúng ta cũng biết rằng hệ quả đằng sau mỗi từ “hoặc” là cả một vấn đề, đó là: hoặc người làm chứng, người tố giác, bị hại có thể được cơ quan có thẩm quyền

áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc là quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại. Phải chăng BLTTHS năm 2015 quá cứng nhắc khi quy định hình thức thể hiện yêu cầu bảo vệ? Theo tác giả, pháp luật TTHS cần mở rộng hình thức thể hiện.

Như chúng ta biết, mục đích cuối cùng của người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác khi gửi đơn yêu cầu bảo vệ đến các cơ quan có thẩm quyền là họ cần sự giúp đỡ, bảo vệ từ quý cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, yêu cầu này của họ sẽ được giải quyết và trả lời trong thời gian bao lâu thì luật TTHS chưa quy định. Một tuần, hai tuần hay một tháng, hai tháng hoặc hơn thế nữa?

Không ai trong chúng ta có thể biết được trong khoảng thời gian chờ đợi này, những điều gì sẽ xảy ra đối với người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. Thế nên vấn đề thời gian giải quyết yêu cầu bảo vệ cần được xem xét và quy định cụ thể.

1.2.2.5 Áp dụng, thay đổi, bổ sung, chấm dứt biện pháp bảo vệ

Khi có đơn yêu cầu bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, đánh giá tình hình và cho rằng có căn cứ để xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 484 Bộ luật TTHS năm 2015, trong quá trình diễn ra công tác bảo vệ, người tố giác, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ có quyền được biết về biện pháp bảo vệ cũng như quyền được đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ. Đây là quyền của họ, còn việc có được thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ thuộc về thẩm quyền của Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy cần thiết. Việc thay đổi, bổ sung này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ, theo quy định tại khoản 4 Điều 488 Bộ luật TTTHS.

Như chúng ta đã biết, ngay từ giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra là cơ quan tiếp nhận cũng như xử lý các nguồn tin về tội phạm từ người tố giác, người làm chứng, bị hại. Chính vì thế, đây cũng là cơ quan có thẩm

quyền ra quyết định có áp dụng biện bảo vệ hay không, có thay đổi hay bổ sung, chấm dứt biện pháp bảo vệ hay không. Pháp luật tố tụng quy định như trên nhằm mục đích bảo vệ một cách kịp thời và nhanh chóng, bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho những người được bảo vệ khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, ngăn chặn sự xâm hại từ phía người phạm tội có thể gây ra cho chủ thể được bảo vệ.

Và thời gian bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ được tính từ khi áp dụng biện pháp bảo vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ (khoản 5 Điều 488 Bộ luật TTHS năm 2015). Và quá trình bảo vệ sẽ chấm dứt theo quy định tại Điều 489 Bộ luật TTHS năm 2015 khi xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không còn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.

Tuy nhiên, Bộ luật TTHS năm 2015 quy định “khi có căn cứ”, “xét thấy cần thiết” là căn cứ để Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ, vậy chúng ta hiểu như thế nào về những cụm từ trên? Một quy định khá chung chung, quy định này không liệt kê hay định lượng ở mức độ nào, những biểu hiện nào, những hành vi nào được coi là “có căn cứ” hay “cần thiết” để áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ. Pháp luật đã không rõ ràng thì khi áp dụng trên thực tế thế nào là “cần thiết” và “có căn cứ” thì phải dựa trên ý chí của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Thực tế sẽ xảy ra ba trường hợp sau:

Một là, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sẽ áp dụng, thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ.

Hai là, ngược lại: không áp dụng, hay thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ vì

“không có căn cứ”, “chưa cần thiết”.

Ba là, có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ nhưng áp dụng không kịp thời.

Và đằng sau mỗi một quyết định đều có thể ảnh hưởng đến người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác. Quyết định đến tính mạng,

sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của họ. Việc pháp luật TTHS giao cho cá nhân có thẩm quyền quyết định như vậy có thể mang tính chủ quan, vậy nên cần có sự quan tâm, rà soát đến điều này.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)