Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác trong hoạt động TTHS

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM, NGƯỜI LÀM CHỨNG, BỊ HẠI VÀ NGƯỜI

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ GIÁC TỘI PHẠM, NGƯỜI LÀM CHỨNG, BỊ HẠI VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG KHÁC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1 Thực trạng áp dụng các quy định của BLTTHS về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác

2.1.1 Những kết quả đạt được trong việc bảo vệ người tố giác, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác trong hoạt động TTHS

Trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, những quy định của pháp luật TTHS được xem là công cụ quan trọng và sắc bén nhất. Chúng ta biết rằng giữa quy định mang tính lý thuyết và thực tiễn áp dụng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Theo đó, thực tiễn là thước đo của bất kỳ một chế định nào trong pháp luật. Trong lĩnh vực TTHS, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm là cơ sở để đánh giá hiệu quả các quy định của pháp luật TTHS. Để có được những hiệu quả đó chúng ta phải xét đến những đóng góp tích cực từ phía người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác. “Theo ước tính của các cơ quan chức năng, có khoảng 20% trong tổng số các vụ án xảy ra thời gian qua được phát hiện nhờ có sự tham gia của người dân và tuyệt đại đa số vụ án xảy ra đều có người làm chứng” [37-tr.26]. Với nghĩa vụ công dân, những người tố giác, người làm chứng, người bị hại đã tích cực phối hợp với cơ quan tố tụng làm rõ tội phạm và người phạm tội, áp dụng các hình thức xử lý đúng quy định. Qua thực tiễn xét xử cho thấy việc thực hiện và bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người tham gia tố tụng khác đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự cũng như góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của những chủ thể này trong TTHS Việt Nam.

Những đóng góp tích cực từ phía người tố giác, người làm chứng, bị hại từ giai đoạn đầu của quá trình giải quyết vụ án, đó là những thông tin, tài liệu có liên quan đến tội phạm. Các tin báo, tố giác về tội phạm mà Cơ quan công an tiếp nhận và xử lý trong 4 năm từ 2009 đến 2012 có đến hơn 50% là tin trình báo của người bị

hại, riêng đối với nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhóm tội xâm phạm sở hữu và nhóm tội xâm phạm tình dục thì có đến gần 90% nguồn tin báo là từ phía người bị hại [17].

Theo số liệu thống kê của VKS nhân dân TP.HCM giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 về tin báo tố giác tội phạm [16]:

Năm Tin báo, tố giác Giải quyết Tỷ lệ %

2012 9931 7674 77.27%

2013 11667 10610 90.94%

2014 11466 10445 91.09%

2015 11691 10840 92.72%

Với kết quả thống kê trên cho chúng ta thấy số lượng các tin báo, tố giác tăng theo từng năm. Năm 2012, Viện kiểm sát đã kiểm sát chặt chẽ 9931 tin báo, tố giác về tội phạm do CQĐT thụ lý. Qua đó đã tác động CQĐT giải quyết 7674 tin, đạt tỷ lệ 77.27%. Tương tự, những năm 2013, 2014 và 2015: Viện kiểm sát đã kiểm sát chặt chẽ 11667, 11466 và 11691 tin báo, tố giác về tội phạm do CQĐT thụ lý và đã tác động CQĐT giải quyết 10610 tin (đạt tỷ lệ 90.94%), 10445 tin (đạt tỷ lệ 91.09%), 10840 tin (đat lỷ lệ 92.72%). Kết quả trên đã góp phần hạn chế việc bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, đồng thời tăng tỷ lệ phát hiện tội phạm.

Những đòi hỏi của việc xây dựng nhà nước pháp quyền trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay đó chính là nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… Đặc biệt, trong quan hệ pháp luật TTHS, một bên là cơ quan mang quyền lực nhà nước (CQĐT, VKS, Tòa án) và một bên là người tham gia tố tụng (người tố giác, người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác), nơi mà mọi hoạt động chính đều liên quan đến quyền, lợi ích của công dân thì việc quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể có thẩm quyền cũng như cơ chế bảo vệ cho những chủ thể được bảo vệ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong việc nâng cao hiệu

hoạt động tố tụng, mà còn bảo vệ quyền và lợi ích của người tố giác, người làm chứng, bị hại và những người thân thích của họ.

Theo số liệu thống kê số vụ án hình sự được thụ lý và xét xử sơ thẩm trên toàn quốc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 03 năm (2011 – 2013) [25], cụ thể:

Năm Số vụ án thụ lý Số vụ án đã xét xử Số bị cáo

2011 66.990 59.823 102.246

2012 74.173 65.097 114.188

2013 70.882 61.292 108.491

Theo đó, toàn quốc đã thụ lý 211.745 vụ án với 375.473 bị cáo. Trong đó, đã xét xử: 186.212 vụ (chiếm tỷ lệ 87.94%) và 324.925 bị cáo. Tỷ lệ phần trăm tổng số vụ án được xét xử và số bị cáo bị bắt đã phần nào thể hiện kết quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên cả nước đạt hiệu quả cao.

Theo số liệu thống kê trên địa bàn Thành phố của Công an Tp.HCM giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 như sau [26]:

Năm Tổng số vụ án Số vụ án đƣợc điều tra, khám phá

Đối tƣợng bị bắt

2011 5404 3730 (69.02%) 4878

2012 5001 3675 (73.48%) 4679

2013 5658 3655 (66.24%) 4688

2014 6381 42.48 (66.57%) 5102

2015 6004 4059 (67.60%) 4670

Với những số liệu nêu trên cho chúng ta thấy số vụ án hình sự ngày càng tăng từ năm 2012 đến năm 2015. Số liệu cũng cho thấy số vụ án được điều tra, khám phá của từng năm chiếm tỷ lệ khá cao, từ đó để có căn cứ bắt người phạm tội. Có được kết quả này một phần nhờ vào những thông tin tố giác tội phạm từ người tố giác, những tài liệu, thông tin từ người làm chứng, người bị hại đã góp phần giải quyết vụ án đạt hiệu quả. Và cũng vì vai trò này nên họ và người thân thích của họ có thể gặp

nguy hiểm hoặc chịu những hậu quả bất lợi do bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo, băng nhóm tội phạm hoặc những người khác đem lại nhằm ngăn cản, trả thù sự cộng tác, phối hợp đó.

Trong nhiều năm qua, BLTTHS nước ta cũng đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng đầy đủ và hoàn thiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng nói chung và của người tố giác, người làm chứng, người bị hại nói riêng.

Trong đó các quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích hợp pháp khác đã được quan tâm, chú trọng hơn và đưa vào trong quy định của BLTTHS năm 2003. Với quy định này đánh dấu một sự thay đổi tích cực trong pháp luật tố tụng hình sự, làm cơ sở cho quá trình triển khai trên thực tế.

Chính nhờ những chuyển biến tích cực trên mà chất lượng giải quyết vụ án được nâng cao. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân TP.HCM từ năm 2011 đến năm 2015 [27]:

Năm Số vụ án thụ lý Số vụ án đã xét xử

2011 650 418

2012 763 436

2013 859 513

2014 921 514

2015 1031 452

Theo đó, thực tiễn xét xử cũng cho thấy trình độ pháp luật của người THTT ngày càng được nâng cao. Người THTT đã xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, hạn chế tình trạng oan sai cũng như các trường hợp bỏ lọt tội phạm trong xét xử hình sự. Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM, giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, không tồn tại bất kỳ vụ án oan sai nào cũng như các trường hợp bỏ lọt tội phạm ngày càng giảm. Nhìn chung việc tổ chức các phiên tòa hình sự ở Tòa án các cấp đã từng bước đảm bảo sự dân chủ, văn minh theo đúng quy định của pháp luật. Tòa án trong

phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người làm chứng, người bị hại tham gia phiên tòa cũng như cho họ biết những quyền và nghĩa vụ cụ thể của họ trong suốt quá trình tố tụng. Đây là những con số chứng minh cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nói chung và người tố giác, người làm chứng, bị hại, và người thân của họ nói riêng. Qua đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ người tố giác, người là chứng, người bị hại là rất lớn, đồng thời cũng cho thấy vấn đề bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự luôn được tôn trọng và thực hiện một cách nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)