Chương 2: Thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức hợp đồng
2.1. Bất cập trong các quy định về hình thức hợp đồng của BLDS 2005
2.1.2. Bất cập trong quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng
2.1.2.1. Bất cập trong quy định chung về các loại hình thức bắt buộc của hợp đồng.
Về nguyên tắc, các bên có toàn quyền tự do thỏa thuận về phương thức giao kết trong trường hợp pháp luật không quy định hợp đồng phải tuân thủ một hình thức nhất định. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh, vì mục đích bảo vệ trật tự của các quan hệ dân sự, bảo vệ lợi ích chung của xã hội, pháp luật giới hạn hợp đồng phải được xác lập dưới những hình thức bắt buộc. Tinh thần này cũng được ghi nhận tại BLDS 2005, cụ thể theo Khoản 2 Điều 124: “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”
và Đoạn 1 Khoản 2 Điều 401: “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.
Mặc dù vậy, khi nghiên cứu và phân tích nội dung của hai điều khoản trên đã cho thấy các quy định này chứa đựng nhiều mâu thuẫn, hạn chế nhất định:
Thứ nhất, Đoạn 1 Khoản 2 Điều 401 BLDS dường như là một quy định sao chép lại của Khoản 2 Điều 124 BLDS, dù theo hiệu lực pháp lý thì Đoạn 1 Khoản 2 Điều 401 là những quy định chuyên biệt chỉ áp dụng cho hợp đồng còn Khoản 2 Điều 124 đóng vai trò là điều khoản áp dụng chung cho mọi kiểu giao dịch dân sự.
Ở một chừng mực nào đó, nếu điều khoản chuyên biệt không chứa đựng nội dung mới, mang tính chất đặc thù so với điều khoản chung thì sự lặp lại này có vẻ là
45
không cần thiết về mặt kỹ thuật pháp lý. Mặt khác, việc nhà làm luật quy định như trên còn gây ra những chi phí phát sinh nhất định cũng như tốn kém về mặt thời gian trong công tác soạn thảo và in ấn Bộ luật. Thông thường, đối với những quy định chung có thể áp dụng cho cả các trường hợp cụ thể thì trong những điều khoản chuyên biệt, nhà làm luật sẽ sử dụng phương pháp viện dẫn để đơn giản hóa những điều luật liên quan.
Thứ hai, xem xét quy định của Khoản 2 Điều 124 có thể xác định được các loại hình thức bắt buộc của hợp đồng như là: hợp đồng bằng văn bản (không có công chứng chứng thực); hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực; phải đăng ký hoặc xin phép. Nhưng, thật khó hiểu vì lí do hay nguyên nhân gì mà Đoạn 1 Khoản 2 Điều 401 BLDS lại không thừa nhận hợp đồng bằng văn bản (không có công chứng, chứng thực) là một trong những hình thức bắt buộc theo quy định của pháp luật dù hai điều khoản trên dường như chỉ là một sự lặp lại của nhau. Việc không thừa nhận hình thức hợp đồng bằng văn bản (không có công chứng, chứng thực) còn tạo ra những mâu thuẫn với những quy định pháp luật khác, ví dụ: theo quy định của BLDS 2005 thì một số loại hợp đồng phải được lập bằng văn bản thông thường như: hợp đồng đặt cọc (Điều 358); hợp đồng bảo lãnh (Điều 362);
hợp đồng mua bán tài sản thông qua bán đấu giá (Điều 458); hợp đồng thuê nhà ở (Điều 492); hợp đồng bảo hiểm (Điều 570). Như vậy, khi các hợp đồng nói trên không tuân thủ hình thức luật định đồng nghĩa với việc các hợp đồng này đã vi phạm hình thức bắt buộc, nhưng nếu đối chiếu với Đoạn 1 Khoản 2 Điều 401 BLDS thì phải chăng các loại hợp đồng trên hoàn toàn hợp lệ?
2.1.2.2. Khó xác định trong trường hợp nào hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
So với BLDS 1995, BLDS 2005 đã tạo ra một bước tiến vượt bậc khi đưa yếu tố hình thức ra khỏi nhóm điều kiện để hợp đồng (hay giao dịch dân sự nói chung) có hiệu lực. Đây là một sự thay đổi khá phù hợp với xu hướng chung của pháp luật các quốc gia trên thế giới là tôn trọng tối đa quyền tự do hợp đồng của các chủ thể tham gia, đặc biệt về mặt hình thức. Điều này xuất phát từ thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng ở nước ta, bởi việc thừa nhận hình thức luôn là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng đã dẫn tới hệ quả, do không bị hạn chế về thời hiệu nên trong rất nhiều trường hợp, hợp đồng đã được thực hiện xong từ một khoản thời gian dài trước đó, nhưng vì những nguyên nhân nhất định mà có thiếu sót về yếu tố hình thức, nay các bên yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu, gây khá nhiều khó khăn cho công tác xét xử cũng như việc xử lý hậu quả pháp lý sau đó. Tuy nhiên, BLDS 2005 vẫn chưa hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc trưng về hợp đồng trong nền pháp
46
luật đang phát triển, đó là coi trọng hình thức, biểu hiện ở việc Khoản 2 Điều 122 khi quy định về các điều kiện để giao dịch dân sự (hay hợp đồng nói riêng) có hiệu lực có ghi nhận: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”.
Điều khoản theo hướng viện dẫn này, nếu thoạt đầu đọc qua tưởng chừng rất đơn giản và dễ áp dụng. Dù vậy, hiện nay, để tìm được một quy định pháp luật xác định rõ khi nào hình thức đóng vai trò điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là điều hết sức khó khăn. Ngoại trừ, Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định trực tiếp tại Khoản 2 Điều 16 và Khoản 4 Điều 18 rằng thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản mới có hiệu lực thì thực tế khi nghiên cứu các văn bản pháp luật cho thấy, thông thường nhà làm luật chỉ quy định hợp đồng phải lập dưới một hình thức nhất định và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là khi hoàn tất hình thức đó. Tuy nhiên, bản thân các quy định này cũng nằm rải rác trong một “rừng” văn bản pháp luật chuyên ngành, nên việc tìm kiếm cũng không phải là đơn giản. Ví dụ:
-Đối với các hợp đồng về nhà ở:
Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng42.
-Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp43.
Tìm hiểu thêm các quy định có liên quan của BLDS 2005 như Khoản 2 Điều 124 và Khoản 2 Điều 401, có thể thấy đối với Khoản 2 Điều 124: “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” và Khoản 2 Điều 401: “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” thì pháp luật cũng chỉ buộc
42Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014.
43Khoản 1 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
47
các bên phải tuân thủ các hình thức hợp đồng nhất định được nêu trong các quy định trên mà không nói rõ hậu quả pháp lý của việc không thực hiện hình thức đó.
Như vậy, cũng không thể xác định trường hợp nào, yếu tố hình thức đóng vai trò là một điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.
2.1.2.3. Bất cập trong quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc.
Khi dẫn chiếu Khoản 2 Điều 124 BLDS 2005: “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”
và Đoạn 1 Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005: “Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”, có thể thấy đây dường như là những quy định mang tính chất bắt buộc các bên phải tuân theo mà không có cách lựa chọn nào khác, điều đó có nghĩa là khi pháp luật yêu cầu hợp đồng phải tuân thủ hình thức nhất định nào đó mà các bên không tuân thủ điều kiện về mặt hình thức này thì hợp đồng có thể sẽ bị vô hiệu. Theo đó, khi hợp đồng vi phạm hình thức luật định, theo yêu cầu của một hoặc các bên trong thời hạn hai năm theo Điều 136 BLDS 2005, Tòa án sẽ áp dụng Điều 134 BLDS 2005 (vì hợp đồng cũng được xem là một loại giao dịch dân sự, nên các quy định của giao dịch dân sự có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng) để buộc các bên khắc phục hình thức, nếu các bên không tuân thủ thì hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Tuy nhiên, BLDS 2005 còn ghi nhận quy định riêng biệt về hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm hình thức tại Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005: “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Nếu dựa vào quy định này, thì hợp đồng vi phạm hình thức vẫn có giá trị với các bên giao kết, vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, chỉ trừ khi có pháp luật có một quy định rõ ràng về việc hợp đồng vi phạm hình thức này bị vô hiệu. Đối chiếu quy định tại Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 vừa đề cập với Điều 134 BLDS 2005: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu” thì có thể thấy sự không thống nhất giữa hai điều luật trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm hình thức, nếu hiểu theo Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 thì các hợp đồng này sẽ không bị vô hiệu, nhưng nếu áp dụng
48
Điều 134 BLDS 2005 thì các hợp đồng không tuân thủ hình thức luật định có thể sẽ bị Tòa án vô hiệu. Câu hỏi đặt ra là: Dựa trên hai quy định vừa nêu, trong trường hợp hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức thì giới hạn vô hiệu và không vô hiệu được thể hiện, phân biệt như thế nào? Hiện nay, nhận thấy, đối với vấn đề này còn tồn tại các nhóm quan điểm:
-Quan điểm thứ nhất44 cho rằng: khi pháp luật đã quy định hình thức của giao dịch là một điều kiện bắt buộc thì chứng tỏ đối tượng giao dịch được nhà nước quan tâm, do đó khi các bên vi phạm điều kiện về hình thức thì giao dịch sẽ vô hiệu.
Trong trường hợp các bên không có yêu cầu thì Tòa án cũng có quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu căn cứ theo Điều 122, khoản 2 Điều 124, 127 của Bộ luật Dân sự 2005.
-Quan điểm thứ hai45 cho rằng: các quy định tại điều 122, khoản 2 Điều 124, Điều 127 của Bộ luật dân sự 2005 chỉ là những quy định chung, mang tính nguyên tắc, không nhất thiết giao dịch dân sự vi phạm điều kiện về mặt hình thức là vô hiệu. Bởi theo quy định tại Điều 121 BLDS 2005 thì hợp đồng cũng là một loại giao dịch dân sự, và nếu căn cứ vào đó để tiếp tục viện dẫn điều 401 thì hợp đồng sẽ không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu bất cứ hợp đồng nào vi phạm về mặt hình thức đều vô hiệu theo quan điểm thứ nhất thì quy định tại đoạn 2 khoản 2 điều 401 BLDS là vô nghĩa.
-Quan điểm thứ ba được một tác giả đưa khác ra rằng46: Khi áp dụng Điều 401 BLDS 2005 thì không được tách rời với Điều 134, 136 BLDS 2005. Trong trường hợp này, Điều 134, 136 BLDS 2005 phải được hiểu là các trường hợp pháp luật có quy định khác theo khoản 2 Điều 401 BLDS 2005. Nhóm quan điểm thứ ba này có vẻ là ổn hơn cả bởi dù gì chăng nữa: trong các trường hợp hợp đồng vi phạm quy định về hình thức thì yếu tố hình thức đóng vai trò là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, do đó việc không tuân thủ, thiếu đi điều kiện về hình thức này về mặt lôgíc phải dẫn đến việc hợp đồng bị vô hiệu thay vì nhà làm luật chỉ áp đặt hậu quả pháp lý vô hiệu cho một số trường hợp ngoại lệ và đòi hỏi phải có một quy định trực tiếp về sự vô hiệu của hợp đồng. Ví dụ như trong Luật Trọng tài thương mại 2010: thỏa thuận trọng tài giữa các bên sẽ không có hiệu lực nếu không tuân thủ hình thức văn bản.
44 Trích theo Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 213.
45 Trích theo Tưởng Duy Lượng (2009), tlđd (44), tr. 213.
46Tưởng Duy Lượng (2009), tlđd (44), tr. 213.
49
Tuy nhiên, trong trường hợp này, liệu có thể chủ động hiểu Điều 134 là một trường hợp pháp luật có quy định khác của Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS để có một hướng giải quyết thống nhất được hay không thì chưa có câu trả lời chính thức.
Mặt khác, xét cho cùng, dù ở quan điểm nào chăng nữa, thì có vẻ như Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 BLDS đang khiến người đọc dễ có cảm giác phải chăng tồn tại sự mâu thuẫn giữa điều khoản này với các quy định dành cho giao dịch dân sự không tuân thủ hình thức nói chung47 (cụ thể là Điều 122, 124, 134). Do đó, việc tìm ra một giải pháp về hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm hình thức thật sự là một nhiệm vụ cấp bách. Đây là một vấn đề cần dành nhiều sự quan tâm và nghiên cứu hoàn thiện pháp luật bởi trên thực tế cách thức quy định này vô tình tạo ra sự lúng túng, thiếu nhất quán trong phương hướng giải quyết hợp đồng vi phạm hình thức trên thực tế và nó cũng được đánh giá là một trong mười nội dung trọng tâm lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo BLDS (sửa đổi).
2.1.2.4. Quy định về đường lối xử lý hợp đồng vi phạm hình thức là điều kiện có hiệu lực chứa đựng nhiều bất cập.
Ở phần nội dung trên, tác giả đã trình bày về bất cập trong việc khó xác định những trường hợp hình thức được quy định là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng do thực trạng của pháp luật Việt Nam. Chính những hạn chế đó đã dẫn tới việc xử lý hệ quả pháp lý của những hợp đồng này trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Theo quy định hiện hành của BLDS 2005, không có một điều khoản chuyên biệt áp dụng để giải quyết cho hợp đồng không tuân thủ điều kiện có hiệu lực về hình thức mà chỉ tồn tại quy phạm chung điều chỉnh cho giao dịch dân sự trong trường hợp này, cụ thể Điều 134 ghi nhận:
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Khi phân tích Điều luật trên, có thể thấy quy định này thật ra đã tồn tại trong BLDS 1995 (Điều 139) và còn chứa đựng những bất cập nhất định:
Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Điều 134 BLDS 2005 hướng đến xử lý các trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng (hay giao dịch dân sự nói chung) là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mà các bên tham gia không tuân thủ, theo đó
47Tưởng Duy Lượng (2009), tlđd (44), tr. 213.