Thực trạng áp dụng pháp luật đối với các trường hợp mà pháp luật

Một phần của tài liệu Hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành những bất cập và kiến nghị hoàn thiện (Trang 60 - 63)

Chương 2: Thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức hợp đồng

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật dân sự về hình thức hợp đồng

2.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với các trường hợp mà pháp luật

Phân tích về việc xác định những trường hợp hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cho thấy, BLDS 2005 không chỉ rõ vai trò của từng loại hình thức cụ thể trong các quy định của mình như: nó đơn thuần chỉ là một hình thức bắt buộc của hợp đồng để đảm bảo giá trị về mặt chứng cứ hay đóng vai trò như một điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Mặt khác, như đã đề cập, việc tìm kiếm các quy định pháp luật chuyên ngành điều chỉnh về vấn đề này cũng khá khó khăn trừ trường hợp đặc biệt như Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định trực tiếp hình thức văn bản là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tại Khoản 2 Điều 16 và Khoản 4 Điều 18. Hiện nay, theo quy định của Khoản 2 Điều 124 BLDS 2005 thì các loại hình thức bắt buộc của hợp đồng bao gồm: hình thức bằng văn bản; văn bản có công chứng hoặc chứng thực; phải đăng ký hoặc xin phép còn trong Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 thì trừ hình thức bằng văn bản thông thường (không có công chứng, chứng thực), điều khoản này vẫn ghi nhận các hình thức còn lại là những trường hợp mà các bên chủ thể phải tuân thủ khi pháp luật có quy định.

54

Vậy phải chăng, nếu hiểu theo Khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 thì hình thức hợp đồng bằng văn bản thông thường không được xem là điều kiện có hiệu lực hợp đồng (trừ thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010). Có thể thấy giữa quan điểm thực tiễn xét xử và quy định pháp luật về vấn đề này dường như không thống nhất, vì có Tòa án theo hướng đánh giá hình thức bằng văn bản cũng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, ví dụ: theo nội dung một vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tháng 10-2008, bà Cúc có thỏa thuận sẽ chuyển nhượng cho ông Hải một lô đất với giá là 2.750.000.000đ, theo đó ông Hải đặt cọc hai lần với số tiền lần lượt là 200.000.000đ và 800.000.000đ, sau đó các bên sẽ làm hợp đồng thỏa thuận việc sang nhượng, xác lập hợp đồng xong thì ông Hải sẽ chuyển cho bà Cúc số tiền 1.500.000.000đ, số tiền còn lại sẽ đưa dứt điểm sau khi sang nhượng. Ngày 06-11-2008, ông Hải tiến hành chuyển tiền đặt cọc lần thứ nhất và yêu cầu bà Cúc ký kết hợp đồng nhưng bà Cúc không đồng ý. Tranh chấp phát sinh và ông Hải khởi kiện Tòa án yêu cầu bà Cúc trả số tiền đặt cọc là 200.000.000đ. Án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là ông Hải, buộc bà Cúc hoàn trả tiền đặt cọc cho ông. Tiếp đó bà Cúc kháng cáo, tại Bản án phúc thẩm số 1023/2011/DS-PT ngày 24-8-201153 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử đã theo hướng hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản đúng theo Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 với nhận định trong vụ án này, các bên đã không tuân thủ quy định pháp luật về hình thức và cũng chưa xác lập việc chuyển nhượng quyền sử đất nên quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và bên nhận cọc chưa phát sinh, đồng thời xác định giao dịch này là vô hiệu và án sơ thẩm đã xử buộc bà Cúc phải hoàn trả lại cho ông Hải 200.000.000 đồng là có căn cứ và đúng quy định pháp luật. Quan điểm xem hình thức văn bản thông thường là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng còn được Tòa án nhân dân tối cao ghi nhận thông qua một nhận định cụ thể được trích từ chuyên mục Sổ tay thẩm phán đăng trên trang thông tin điện tử của chính Tòa án nhân dân tối cao để hướng dẫn về công việc và kỹ năng giải quyết về vấn đề đặt cọc trong hợp đồng mua bán nhà ở, theo đó hợp đồng đặt cọc được Khoản 1 Điều 358 BLDS 2005 quy định phải được lập thành văn bản, đây là một trong những điều kiện phải tuân thủ để hợp đồng có hiệu lực, nhận định vừa nêu của Tòa án nhân dân tối cao có nội dung như sau:

Đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự, không phải là một phần của hợp đồng mua bán nhà ở nên không phải cứ hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu thì đặt cọc vô hiệu. Đặt cọc có hiệu lực khi bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS

53Bản án tham khảo tại sách Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận bản án – Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 744.

55

1995 (Điều 122 BLDS 2005), trong đó về hình thức phải được lập thành văn bản (Điều 363 BLDS 1995, Điều 358 BLDS 2005) nhưng không đòi hỏi như hợp đồng mua bán nhà ở phải công chứng, chứng thực54.

Bên cạnh đó, Tòa án thường theo hướng xem những hợp đồng phải lập dưới hình thức văn bản có công chứng, chứng thức hay phải đăng ký hoặc xin phép là những trường hợp hình thức đóng vai trò như một điều kiện có hiệu lực, khi đó nếu các bên chủ thể vi phạm yếu tố này sẽ có thể dẫn tới hệ quả hợp đồng vô hiệu theo Điều 134 BLDS 2005. Ví dụ: tại Quyết định Giám đốc thẩm số 41/2010/DS-GĐT ngày 21-9-2010 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về vụ án tranh chấp kiện đòi nhà và quyền sử dụng đất55:

Ông Trần Đình Chiến có giao kết đơn xin vay - kiêm khế ước nhận nợ với chi nhánh Ngân hàng Công thương Uông Bí, kèm theo còn có Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản của chị Trần Thị Tuyên, Trần Thị Mận (các con ông Chiến) về việc bảo lãnh cho ông Chiến vay tiền ngân hàng bằng mảnh đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chị Tuyên (đã được cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất).

Khi khoản vay đến hạn thanh toán, do ông Chiến không thể thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng nên đã tự ý viết giấy tay bán nhà và đất cho vợ chồng chị Nguyệt, anh Sinh để lấy tiền trả nợ. Sau đó, vì không đồng ý, chị Tuyên yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng mua bán nhà nói trên và trả lại đất cho chị. Qua nhiều lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhưng bản án bị hủy giao xét xử lại vì nhiều lý do khác nhau, vụ án trên đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm trong đó có nhận định:

Hợp đồng mua bán nhà đất của ông Chiến với chị Nguyệt, anh Sinh vi phạm cả về hình thức lẫn nội dung. Về hình thức hợp đồng chưa được công chứng, chứng thực. Về nội dung: ông Chiến lấy tài sản là nhà đất của chị Tuyên bán cho vợ chồng anh Sinh, chị Nguyệt trong khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản là chị Tuyên. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét lỗi của các bên để giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu mà lại xác định lỗi hoàn toàn là do ông Chiến là chưa đủ cơ sở.

Đối với trường hợp không tuân thủ hình thức xin phép, có hợp đồng đã bị Tòa tuyên vô hiệu. Ví dụ: một hợp đồng đầu tư giữa ông Trần Đức Nhuận và công

54Trích từ Trang thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao – chuyên mục Sổ tay thẩm phán – Phần thứ ba giải quyết các vụ việc dân sự , “4.2.5. Giải quyết về đặt cọc trong hợp đồng mua bán nhà ở”, http://www.toaan.gov.vn/portal/pls/portal/STTP.BENCHBOOK_DISPLAY_PTL.render_show_pri nting?p_itemid=836&p_printing_type=3&p_lang=vn, truy cập ngày 11/5/2015.

55Xem toàn văn Bản án tại Phụ lục số 01.

56

ty LBCD (do ông Pierre Beauchamp làm Giám đốc đại diện) được lập bằng thỏa thuận miệng, theo đó công ty LBCD sẽ đầu tư tiền và máy móc để thành lập công ty cung cấp nước sạch tại Quận 9 còn ông Nhuận chịu trách nhiệm xin giấy phép hoạt động. Sau đó, giữa hai bên phát sinh tranh chấp vì xây dựng xong nhà máy cung cấp nước sạch tại Long Bình thì ông Nhuận không đối chiếu sổ sách, không cung cấp các chứng từ cho công ty LBCD; hai bên đã đàm phán nhưng không có kết quả, do đó công ty LBCD khởi kiện yêu cầu ông Nhuận phải trả cho mình số tiền là 120.036 USD (bao gồm tiền mặt và tiền chuyển khoản cho ông Nhuận là 50.276 USD và trị giá máy móc, thiết bị là 69.760 USD). Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 320/2006/DS-ST ngày 14-4-2006, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: tuyên bố giao kết dân sự giữa công ty LBCD và ông Nhuận vô hiệu, chấp nhận yêu cầu nguyên đơn. Bản án dân sự phúc thẩm số 319/2006/DS-PT ngày 08-8- 2006, cũng theo hướng không chấp nhận kháng cáo của bị đơn là xin xét xử lại toàn bộ. Tiếp đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định kháng nghị số 395/2009/KN-DS đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 319/2006/DS-PT ngày 08-8- 2006 trong đó có nhận định: “Công ty LBCD là công ty nước ngoài, không có văn phòng đại diện đăng ký hoạt động tại Việt Nam, nhưng lại thỏa thuận miệng và chuyển đôla, trang thiết bị, máy móc (đầu tư) vào Việt Nam mà chưa được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cho phép; do đó, hợp đồng này bị vô hiệu. Nhận định này cũng đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đồng tình được thể hiện tại Quyết định Giám đốc thẩm số 25/2010/DS-GĐT ngày 31-5-2010 về vụ án “Đòi tiền hùn vốn”56. Tuy nhiên, do Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa giải quyết triệt để về vấn đề lỗi của các bên và bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu nên bản án sơ thẩm và phúc thẩm bị hủy để xét xử lại.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành những bất cập và kiến nghị hoàn thiện (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)