Hoàn thiện các quy định chung về hình thức bắt buộc

Một phần của tài liệu Hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành những bất cập và kiến nghị hoàn thiện (Trang 70 - 73)

Chương 2: Thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức hợp đồng

2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.3.2. Hoàn thiện các quy định chung về hình thức bắt buộc

Trước hết, cần phải nhắc lại rằng, theo quy định của BLDS 2005, hình thức không phải lúc nào cũng được xem là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, chỉ trong những trường hợp pháp luật có quy định thì các bên mới phải giao kết bằng một hình thức nhất định. Nội dung này tiếp tục được ghi nhận trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) lấy ý kiến nhân dân tại Khoản 2 Điều 134: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Tác giả cho rằng đây là một hướng đi đúng của các nhà lập pháp bởi:

64

(i) Xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới hiện nay là đề cao vai trò của nguyên tắc tự do hợp đồng, đặc biệt là tự do về hình thức. Tuy nhiên, vẫn thừa nhận những trường hợp hình thức bắt buộc để đảm bảo những lợi ích mang tính chất công cộng;

(ii) Không phải người dân nào cũng am hiểu quy định của pháp luật để có thể kiểm tra, đánh giá tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng nên dễ dẫn tới tình trạng họ trở thành “mục tiêu” của nạn lừa đảo;

(iii) Trong nhiều trường hợp, hình thức bắt buộc của hợp đồng đóng vai trò hỗ trợ, là công cụ cho các bên giao kết có thể biết được tình trạng đối tượng của hợp đồng (ví dụ: việc đăng ký giao dịch bảo đảm về đối với hợp đồng thế chấp tài sản giúp người thứ ba có thể biết được tình trạng của tài sản bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán, ...);

(iv) Việc quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch nói chung hay hợp đồng nói riêng sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, qua đó phần nào hạn chế những tranh chấp có thể phát sinh sau khi giao kết hợp đồng.

Về vấn đề hình thức bắt buộc theo quy định của BLDS 2005 còn tồn tại nhiều vần đề bất cập. Chẳng hạn, BLDS 2005 quy định lặp lại không cần thiết giữa hai điều luật Khoản 2 Điều 124 và Đoạn 1 Khoản 2 Điều 401, không dừng lại ở đó, trong chính quy định nhắc lại đó lại không thừa nhận hợp đồng bằng văn bản thông thường (không có công chứng, chứng thực) là một loại hình thức bắt buộc của hợp đồng. Tại Dự thảo BLDS (sửa đổi) lấy ý kiến nhân dân, dường như các nhà làm luật hướng đến giải pháp tinh gọn đến tối giản các quy định có thể áp dụng chung cho cả giao dịch dân sự và hợp đồng. Vì vậy, trong Dự thảo này chỉ tồn tại một quy định mang tính nguyên tắc về hình thức bắt buộc đối với hợp đồng (hay giao dịch dân sự) tại Khoản 2 Điều 136: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức nhất định thì giao dịch dân sự phải được thể hiện theo hình thức đó”. Giải pháp đơn giản hóa điều luật được sử dụng ở đây là một nỗ lực đáng giá của các nhà làm luật nhằm hướng đến việc xây dựng các quy phạm mang tính chất dễ hiểu, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, tác giả cho rằng nếu được nên lược bỏ đi Khoản 2 Điều 136 của Dự thảo BLDS (sửa đổi), bởi theo ý kiến của tác giả trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) này đã tồn tại quy định với nội dung “hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định” tại Khoản 2 Điều 134, vì vậy cũng không nhất thiết phải đưa thêm một điều khoản có tính chất

65

tương tự vào Bộ luật mà chỉ cần sửa đổi lại từ ngữ một chút đối với Khoản 2 Điều 134 của Dự thảo thành: “hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức nhất định” là tương đối ổn.

Điều đáng nói hơn ở đây là Dự thảo vẫn chưa hoàn thiện được một vài điểm thiếu sót từ BLDS 2005 như:

-Vẫn chưa đưa ra những trường hợp cụ thể mà hợp đồng phải tuân theo hình thức nhất định, muốn xác định được những trường hợp này thì cần phải tra cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật chuyên ngành. Vậy câu hỏi lại tiếp tục được đặt ra làm thế nào để xác định trong trường hợp nào hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong bối cảnh, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay của Việt Nam là tương đối đồ sộ mà theo ngôn ngữ đời thường gọi là “một rừng luật”, ngay cả đối với những người nghiên cứu, áp dụng pháp luật hay hành nghề luật thường xuyên thì đây cũng là một khó khăn không hề nhỏ. Ở đây tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp:

+Nhóm giải pháp thứ nhất: là xây dựng ngay trong BLDS một quy định mang tính chất chung định hướng cho vấn đề này, bằng việc xác định những hợp đồng (hay giao dịch) cụ thể nào phải tuân theo những hình thức nhất định dựa trên tiêu chí có thể là về: giá trị tài sản giao dịch (bằng một con số cụ thể) , đối tượng là tài sản có phải đăng ký quyền sở hữu hay không, chủ thể xác lập hợp đồng là những đối tượng nào (cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác). Trên cơ sở những trường hợp cụ thể đã được quy định thì nhà làm luật sẽ đưa ra những hình thức bắt buộc tương ứng (có thể là bằng văn bản thông thường, bằng văn bản có công chứng, chứng thực hay phải đăng ký). Đây là giải pháp đã được pháp luật dân sự của nhiều quốc gia phát triển sử dụng, đặc biệt trong đó có những quốc gia thuộc truyền thống luật của châu Âu lục địa mà Việt Nam đã tiếp thu, học tập kinh nghiệm như: Pháp, Đức, Nga, ... Giải pháp này có nhiều ưu điểm như: làm cho các quy định pháp luật trở nên tổng quát, dễ hiểu, dễ áp dụng hơn rất nhiều so với việc phải tra cứu nhiều quy định pháp luật chuyên ngành để tìm ra trường hợp nào hợp đồng cần phải tuân thủ hình thức nhất định. Đây là giải pháp mà tác giả đánh giá khá cao. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giải pháp này trên thực tế, thì cũng đặt ra vấn đề là nếu như xây dựng một quy định mang tính tổng quát như vậy trong Dự thảo BLDS (sửa đổi), và tương lai là BLDS mới, có thể sẽ tồn tại những điều khoản pháp luật hiện hành chưa thống nhất với quy định mang tính tổng quát này dẫn đến việc phải thay đổi, hoàn thiện cùng lúc nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành.

66

+Nhóm giải pháp thứ hai: Nếu vẫn giữ nguyên các quy định đang có của Dự thảo BLDS (sửa đổi) theo hướng viện dẫn đến các quy định pháp luật chuyên ngành để xác định trường hợp hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì cần thiết phải dựa trên những quy định trong pháp luật chuyên ngành hiện hành, tiến hành xây dựng một bộ văn bản tổng hợp các loại hợp đồng phải tuân theo hình thức bắt buộc để cho việc tra cứu, thực hiện được dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Đây là một giải pháp mang tính chất hệ thống hóa là chính nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức do thực trạng pháp luật Việt Nam tồn tại hiện tượng

“rừng luật”; các văn bản luật chồng chéo, mâu thuẫn với nhau.

Một phần của tài liệu Hình thức hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự việt nam hiện hành những bất cập và kiến nghị hoàn thiện (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)