Chương 2: Thực trạng pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hình thức hợp đồng
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
2.3.3. Hoàn thiện các quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc
Qua các phân tích quy định pháp luật hiện hành cũng thực tiễn áp dụng về vấn đề này đã cho thấy còn tồn tại nhiều thiếu sót, vướng mắc, lúng túng, chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng khi giải quyết các vụ việc liên quan.
Điều đó cho thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện các quy định về vấn đề này. Chính vì thế, vấn đề hậu quả pháp lý của hợp đồng (hay giao dịch dân sự nói chung) không tuân thủ quy định về hình thức được xem là một trong mười vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân về Dự thảo BLDS (sửa đổi). Nhìn chung, đối với việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức, Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã có những đổi mới căn bản và toàn diện so với BLDS 2005 nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi, phát triển của đời sống dân sự. Tuy nhiên về vấn đề này theo Dự thảo BLDS (sửa đổi), hiện nay tồn tại hai loại ý kiến như sau:
+Nhóm thứ nhất: bao gồm đa số ý kiến nhất trí với quy định như trong Dự thảo Bộ luật vì quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng ở nước ta; bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể xác lập quan hệ hợp đồng cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; góp phần bảo đảm sự ổn định của quan hệ thị trường61.
+Nhóm thứ hai: gồm một số ý kiến cho rằng cần xử lý vấn đề này theo
61Nhóm quan điểm thứ nhất này được 51/60 ý kiến tán thành thể hiện trong Báo cáo của Bộ, ngành, địa phương và tổ chức có liên quan (Theo Phụ lục tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, Ngành, Địa phương, chuyên gia và nhân dân đối với Dự thảo BLDS (sửa đổi) – lấy ý kiến nhân dân (tính đến ngày 23/4/2015) (Xem Phụ lục số 04). Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có 12/18 ý kiến nhất trí với quy định của Dự thảo (Xem Phụ lục số 05)
67
hướng khi pháp luật quy định hình thức của giao dịch là bắt buộc mà chủ thể của giao dịch không tuân thủ thì giao dịch đó phải bị tuyên bố là vô hiệu. Quy định như vậy mới bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật; đồng thời, góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với một số giao dịch và tài sản nhất định62.
Trước tiên, để tiện cho việc theo dõi, nghiên cứu để làm rõ hai nhóm ý kiến trên và đưa ra kiến nghị, tác giả xin phép được trích dẫn nội dung của hai văn bản sau bằng bảng dưới đây:
Bộ luật Dân sự 2005
Điều 134.Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Dự thảo BLDS (sửa đổi) lấy ý kiến nhân dân Điều 145. Giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức
1. Trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự mà hình thức đó không được tuân thủ thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu, trừ các trường hợp sau đây:
a) Việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó;
62Có 05 cơ quan đồng ý với nhóm quan điểm thứ hai, cụ thể là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này. Ban đối ngoại Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ và Đài Tiếng nói Việt Nam không thể hiện quan điểm về vấn đề này (Xem Phụ lục số 03). Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có 04/18 ý kiến tán thành với nhóm quan điểm thứ hai gồm Cục BTTP, Cục BTNN, Nhà xuất bản Tư pháp, Trường trung cấp luật Đồng Hới (Xem Phụ lục số 05).
68
b) Trường hợp chủ thể chưa chuyển giao tài sản hoặc chưa thực hiện công việc thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án cho phép thực hiện quy định về hình thức của giao dịch dân sự trong một thời hạn hợp lý; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu.
2. Các khiếm khuyết thuộc về kỹ thuật văn bản không bị coi là vi phạm quy định về hình thức. Trường hợp những khiếm khuyết này dẫn tới cách hiểu khác nhau thì được giải thích theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này.
Có thể thấy, về cơ bản, Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã khắc phục được những thiếu sót, bất cập tồn tại của Điều 134 BLDS 2005 ở các khía cạnh như:
+Quy định tại Điều 145 Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã đảm bảo sự lôgíc về mặt nguyên tắc với quy định tại Khoản 2 Điều 134 của Dự thảo: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”, theo đó, hợp đồng (hay giao dịch nói chung) vi phạm hình thức sẽ bị vô hiệu trừ một số ngoại lệ được thừa nhận, qua đó xóa bỏ được thiếu sót của BLDS 2005, vì theo Điều 134 BLDS 2005, về nguyên tắc thì hợp đồng không tuân thủ hình thức bắt buộc sẽ không vô hiệu ngay trong mọi trường hợp mà phải trải qua thủ tục ấn định thời hạn để khắc phục; tuy nhiên, các hợp đồng này nếu đối chiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định” cũng như Điều 127 BLDS 2005: thì dường như không hợp lý bởi lúc này hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nếu các bên không tuân thủ hình thức pháp luật quy định thì rõ ràng hợp đồng đã không phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết.
+Về đường lối xử lý đối với giao hợp đồng (hay giao dịch nói chung) không tuân thủ quy định về hình thức, Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã đưa ra một giải pháp mang tính chất “đổi mới” hoàn toàn, trước đây tại BLDS 2005, các hợp đồng vi phạm hình thức không đương nhiên bị tuyên bố vô hiệu, mà khi có yêu cầu của một hay các bên, Tòa án và cơ quan có thẩm quyền sẽ ấn định một thời hạn để các bên khắc phục hình thức nhưng cách giải quyết này đã bộc lộ nhiều thiếu sót và đôi khi còn góp phần ủng hộ sự “bội ước” còn theo Dự thảo thì các hợp đồng này sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm xác lập trừ một số trường hợp nhất định. Giải pháp trên cho phép tồn tại trường hợp hợp đồng giữa các bên không bị vô hiệu khi việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và các bên đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ (đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc) trong hợp đồng. Đồng thời, quy
69
định này còn cho phép các bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoàn tất thủ tục về hình thức. Đây là một hướng đi phù hợp, gắn sát với thực tế cuộc sống, tạo ra sự linh hoạt cho các quy định của pháp luật hướng đến việc hạn chế tuyên bố hợp đồng một cách không cần thiết.
+Ngoài ra, tác giả còn đồng ý với ý kiến trong một bài viết với nhận định rằng, Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã giới hạn được sự tùy tiện của Tòa án trong việc ấn định hoặc không ấn định thời hạn để thực hiện quy định về hình thức của giao dịch dân sự. Cụ thể, Điểm a Khoản 1 Điều 145 Dự thảo BLDS (sửa đổi) quy định khi giao dịch dân sự không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức thì theo yêu cầu của một hoặc các bên cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch đó63.
Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm đó, thì Dự thảo BLDS (sửa đổi) vẫn còn tồn tại một số vướng mắc cần nghiên cứu, hoàn thiện thêm:
Thứ nhất, tên Điều 145 Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã thay đổi một chút so với Điều 134 BLDS 2005 thành “Giao dịch dân sựkhông tuân thủ quy định về hình thức”, tuy nhiên trong nội dung của Điều luật thì vẫn giữ nguyên đoạn quy định:
“Trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự...”,đôi khi vô hình chung sẽ tạo nên sự nhầm lẫn hay thắc mắc cho người đọc liệu trường hợp luật quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (hay giao dịch nói chung) với trường hợp hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc có là một không? Trong khi đó, về bản chất, nội hàm thì đây là hai trường hợp này là một, vậy nhất thiết nên thay đổi cụm từ “hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” thành “giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức nhất định” sẽ góp phần làm cho điều luật dễ hiểu, rõ nghĩa hơn.
Thứ hai, trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) hơi khó hiểu vì lí do gì các nhà làm luật lại tiếp tục ghi nhận cách thức xử lý ấn định thời hạn cho các bên khắc phục vi phạm về hình thức tại Điểm b Khoản 1 Điều 145, bởi như đã phân tích trong phần bất cập các quy định của BLDS 2005 thì giải pháp này bộc lộ nhiều hạn chế trên thực tế áp dụng, vì nếu một bên chủ thể không còn thiện chí như tại thời điểm giao kết nữa và điều họ mong muốn là hợp đồng bị vô hiệu thì cho dù có cho phép hoàn thiện hình thức trong một thời hạn dài bao lâu cũng không đem lại hiệu quả. Mặc dù
63Chế Mỹ Phương Đài (2015), “Hình thức giao dịch dân sự và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do không tuân thủ quy định về hình thức theo dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005”, Kỷ yếu hội thảo “Những quy định trong Phần chung của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi”, do khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 03/4/2015 tại trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 107.
70
ở chừng mực nào đó, quy định này cũng đã tạo điều kiện cho các bên hoàn thiện hình thức hợp đồng nếu họ vẫn rất thiện chí, mong muốn cùng nhau tiếp tục thực hiện hợp đồng nhưng trước đây vì một nguyên nhân nào đó như: do vô ý trong việc xác lập dẫn tới sai sót về hình thức bắt buộc luật định. Tuy nhiên, đối với cả hai tình huống vừa nêu, vì các bên chưa chuyển giao tài sản hoặc chưa thực hiện công việc theo hợp đồng nên việc hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó cũng sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới các bên trên thực tế.
Mặt khác, Dự thảo BLDS (sửa đổi) trong trường hợp này còn trao quyền cho Tòa án được ấn định một thời hạn “hợp lý” cho các bên, còn thế nào là hợp lý thì vẫn chưa có câu trả lời.
Vì các lẽ trên, vậy có nhất thiết phải tạo hướng mở cho phép hợp đồng trong hoàn cảnh này có cơ hội tránh khỏi hậu quả vô hiệu hay không? Theo quan điểm của tác giả là không, bởi trong những trường hợp này, như đã phân tích ở trên, các bên chưa thực hiện hợp đồng, do đó không đặt nặng vấn đề xử lý hậu quả pháp lý do hợp đồng (hay giao dịch) bị vô hiệu, vì thế khi các hợp đồng mà các bên chưa chuyển giao tài sản hoặc thực hiện công việc không tuân thủ quy định về hình thức thì hậu quả hợp đồng bị vô hiệu ngay sẽ là hợp lý hơn. Qua đó, cũng góp phần nâng cao nhận thức cho các bên về việc tìm hiểu, tuân thủ quy định của pháp luật khi tiến hành xác lập hợp đồng.
Thứ ba, Điểm a Khoản 1 Điều 145 Dự thảo BLDS (sửa đổi) có đoạn chỉ dẫn:
“Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn tất thủ tục đối với giao dịch dân sự đó”. Tác giả cho rằng đây là quy định là chưa thật sự hợp lý và còn khá chung chung, bởi không phải người dân nào cũng thật sự am hiểu pháp luật để có thể biết được trách nhiệm hoàn tất thủ tục về hình thức đối với từng loại hợp đồng (hay giao dịch nói chung) cụ thể thuộc về cơ quan nào. Do đó, đối với vấn đề này, Dự thảo BLDS (sửa đổi) cần theo hướng chi tiết hóa hơn. Cụ thể: đối với hình thức bằng văn bản thông thường, có thể giao cho Tòa án có thẩm quyền công nhận hiệu lực hợp đồng bằng chính quyết định của mình. Tương tự đối với hình thức bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì Tòa án cũng được quyền công nhận hiệu lực của hợp đồng, lúc này hợp đồng không cần phải thực hiện việc công chứng, chứng thực nữa bởi mục đích của việc công chứng, chứng thực đó là xác nhận tính hợp pháp, xác thực của hợp đồng; năng lực hành vi, sự tự nguyện của các bên chủ thể. Đối với các hợp đồng phải đăng ký thì Tòa án sẽ đóng vai trò là chủ thể ra quyết định về việc đăng ký giao dịch và xác định rõ cơ quan có thẩm quyền đăng ký, trên cơ sở đó, cơ quan này sẽ tiến hành thủ tục đăng ký hợp đồng giữa các bên bởi bản chất của thủ tục đăng ký là mang tính
71
chất công bố, công khai không chỉ nhằm quản lý các quan hệ hợp đồng mà còn có giá trị đối kháng với người thứ ba, do đó nên trao cho cơ quan quản lý về đăng ký tương ứng đối với từng loại hợp đồng cụ thể.
+Thứ tư, việc Điều 176 Dự thảo BLDS (sửa đổi) không quy định thời hạn yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu ( hay giao dịch nói chung) khi hợp đồng (hay giao dịch) này vi phạm hình thức là một thiếu sót của văn bản này. Điều này có thể dẫn tới việc khi áp dụng trên thực tế, các bên có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu bất cứ lúc nào, gây nhiều xáo trộn đến trật tự các quan hệ hợp đồng và khiến công tác giải quyết, xét xử của Tòa án gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với các hợp đồng đã được xác lập trong thời gian dài. Vì thế, thiết nghĩ, cần bổ sung quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức trong Dự thảo BLDS (sửa đổi).
Qua những phân tích ở trên, tác giả thấy rằng, nhìn chung Dự thảo BLDS 2005 đã có những thay đổi mang tính đột phá và phần nào khắc phục những hạn chế, thiếu sót từ BLDS 2005 về vấn đề hậu quả pháp lý của hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức. Do đó, ở góc độ chủ quan, tác giả có phần đồng tình với nhóm ý kiến thứ nhất đánh giá về các quy định nêu trên của Dự thảo. Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu những kiến nghị hoàn thiện của mình đối với phần hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm hình thức trong Dự thảo và để tổng kết lại những ý kiến vừa nêu, tác giả mạn phép đưa ra điều luật được bổ sung hoàn thiện như sau:
Điều 145. Giao dịch dân sựkhông tuân thủ quy định về hình thức
1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức nhất định mà hình thức đó không được tuân thủ thì giao dịch dân sự đó bị vô hiệu, trừ trường hợp việc không tuân thủ quy định về hình thức không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác và chủ thể giao dịch dân sự đã chuyển giao tài sản hoặc đã thực hiện công việc. Trong trường hợp này, theo yêu cầu của một hoặc các bên:
a) Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự vi phạm quy định bắt buộc bằng văn bản;
b)Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự vi phạm quy định bắt buộc bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này, quyết định của Tòa án thay cho việc công chứng, chứng thực.
c) Toà án ra quyết định về việc đăng ký giao dịch đối với các giao dịch dân sự vi phạm quy định bắt buộc phải đăng ký. Trên cơ sở quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký.