Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Tam Hiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và năng lực cạnh tranh tại công ty tnhh thương mại dịch vụ tam hiệp (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY TAM HIỆP

2.2. Phân tích thực trạng doanh nghiệp

2.2.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Tam Hiệp

Để đánh giá toàn diện tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Tam Hiệp từ năm 2014 đến 2016, trước tiên cần xem xét đến báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2014 2015 2016

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ

4,969,001,627 5,044,591,852 5,665,596,847

Giá vốn hàng bán 3,050,664,914 3,639,588,549 4,124,646,034 Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ

1,918,336,713 1,405,003,303 1,540,950,813

Doanh thu từ hoạt

động tài chính 528,485 387,161 277,403

Chi phí tài chính 0 0 0

Chi phí bán hàng 84,918,642 50,166,353 23,756,673 Chi phí quản lý

doanh nghiệp

1,251,766,432 1,308,661,558 1,485,427,645 Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh

582,180,124 46,564,553 31,057,527

Thu nhập khác 3,640,611 0 0

Chi phí khác 713,135 529,717 0

Lợi nhuận khác 2,927,476 (529,717) 0

Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 585,107,600 46,034,836 31,057,527 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Tam Hiệp

giai đoạn 2014-2016)

19

Theo số liệu tại bảng 2.1, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn đều đƣợc ghi nhận là không phát sinh. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thông qua việc lấy ý kiến của Ban giám đốc, lý do Công ty Tam Hiệp tuy hoạt động ổn định nhƣng chƣa sử dụng hiệu quả đồng vốn là do Công ty lo ngại những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tƣ mạo hiểm. Ví dụ như đầu tư vào thị trường địa ốc, cổ phiếu, chứng khoán….

Tuy vậy, Công ty có một khoản tiền gửi ngắn hạn tại một số ngân hàng theo dạng thẻ ATM do khách hàng chuyển khoản thanh toán nhƣng Công ty không có nhu cầu rút tiền. Một mặt vì tiền mặt tại Công ty vẫn còn, mặt khác là để thuận tiện trong việc chuyển khoản thanh toán các khoản nợ cho nhà cung cấp. Vì thế mỗi năm, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty Tam Hiệp đều đến từ lãi suất của những khoản tiền gửi này.

Trước đây, Ban Giám đốc Công ty Tam Hiệp đã từng cân nhắc đến việc liên kết với doanh nghiệp nước ngoài trong cùng lĩnh vực kinh doanh như Rentokil hay Ikari nhằm tận dụng được lợi thế của thương hiệu toàn cầu. Tuy nhiên, nếu thực hiện liên kết thì Công ty Tam Hiệp sẽ phải chấp nhận chia sẻ thị phần, nguồn thông tin về khách hàng, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro về việc mất quyền tự chủ hoặc có thể bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm. Vì vậy đây là một bước đi mạo hiểm và Hội đồng thành viên của Công ty quyết định không thực hiện.

Dựa vào thực tiễn phân loại tài sản và nguồn vốn theo các bảng báo cáo của Công ty Tam Hiệp, tác giả thực hiện tính toán và phân tích các chỉ số tài chính sau:

20 Trong đó:

Bảng 2.2: Bảng so sánh vốn lưu động ròng

2014 2015 2016

Tiền mặt 1,254,487,940 3,944,006,084 4,122,787,261 Các khoản phải thu 572,214,780 482,879,410 561,879,064

Hàng tồn kho 196,332,342 723,226,362 341,754,828 Tài sản ngắn hạn khác 55,434,612 81,447,424 0 Tài sản ngắn hạn (1) 2,078,469,674 5,231,559,280 5,026,421,153

Các khoản phải trả 65,235,665 60,254,066 79,809,420 Nợ ngắn hạn (2) 65,235,665 60,254,066 79,809,420 Vốn lưu động ròng

= (1) – (2) 2,013,234,009 5,171,305,214 4,946,611,733 (Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối số phát sinh của Công ty Tam Hiệp giai đoạn

2014-2016)

Trong giai đoạn 2014-2016, vốn lưu động ròng của Công ty Tam Hiệp đều mang giá trị dương với giá trị khá lớn so với số vốn điều lệ (vốn điều lệ năm 2014 là 1,200,000,000 đồng; năm 2015 và 2016 là 4,500,000,000 đồng). Nhìn chung, Công ty luôn có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Để phân tích sâu hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Tam Hiệp, tác giả sử dụng chỉ số thanh toán hiện hành.

21

Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Chỉ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính ngắn hạn bằng các nguồn tài sản lưu động trong thời gian ít hơn 12 tháng.

Nếu chỉ số này quá thấp (nhỏ hơn 1) chứng tỏ doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn hoặc nguy cơ tiềm ẩn trong việc thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của mình. Để tình trạng này kéo dài doanh nghiệp có thể phá sản mặc dù kết quả kinh doanh luôn có lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không hẳn là dấu hiệu tốt. Khi tài sản lưu động lớn hơn rất nhiều so với các khoản nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp đang lãng phí, chƣa sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình để đạt doanh thu tối đa. Bởi vì về bản chất, tài sản lưu động nếu không đầu tư thì sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Công thức tính:

Bảng 2.3: Bảng đánh giá chỉ số thanh toán hiện hành

2014 2015 2016

Tài sản ngắn hạn 2,078,469,674 5,231,559,280 5,026,421,153 Nợ ngắn hạn 65,235,665 60,254,066 79,809,420 Chỉ số thanh toán

hiện hành 31.9 86.8 63.0

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối số phát sinh của Công ty Tam Hiệp giai đoạn 2014-2016)

Chỉ số thanh toán hiện hành lý tưởng là từ 1,2 đến 2,0 thể hiện doanh nghiệp đã dự trữ một lƣợng tiền vừa đủ để bù đắp cho nợ ngắn hạn và cũng chứng tỏ việc sử dụng có hiệu quả dòng tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, số liệu cho thấy chỉ số thanh toán hiện hành tại Công ty Tam Hiệp đang quá cao, trung bình trong 3 năm, tài sản ngắn hạn nhiều gấp 60,57 lần so với nợ ngắn hạn. Chứng tỏ Công ty chƣa quản lý dòng tiền hiệu quả khiến cho lƣợng tiền nhàn rỗi quá lớn.

22

So sánh với đối thủ cạnh tranh là thương hiệu PestMan của Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty VFC). Vì kết quả báo cáo thường niên năm 20151 và năm 20162 của Công ty VFC là kết quả tổng hợp của tất cả các ngành nghề kinh doanh (nông dƣợc và giống cây trồng; khử trùng; kiểm soát dịch hại và cho thuê văn phòng), nhƣng ngành kiểm soát côn trùng dịch hại chỉ chiếm 4.6% (tương đương với 96,310,000,000 đồng) trong cơ cấu doanh thu và 10%

(tương đương với 16,640,000,000 đồng) trong cơ cấu lợi nhuận của các ngành.

Chính vì vậy, số liệu đƣợc sử dụng khi so sánh với Công ty Tam Hiệp chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo.

Bảng 2.4: Bảng so sánh chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số thanh toán hiện hành 2014 2015 2016

Công ty Tam Hiệp 31.9 86.8 63.0

Công ty VFC 1.49 1.74 1.69

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.3 và Báo cáo thường niên năm 2015 và 2016 của Công ty VFC)

Dựa vào bảng so sánh, có thể thấy các chỉ số của Công ty Tam Hiệp rất cao so với một công ty lớn nhƣ VFC. Nguyên nhân chủ yếu là vì Công ty VFC chỉ dự trữ một lƣợng tài sản ngắn hạn vừa đủ để chi trả cho các nợ ngắn hạn, phần còn lại tập trung vào phát triển các dự án đầu tƣ. Trong khi đó, Công ty Tam Hiệp không tham gia vào hoạt động tài chính cũng nhƣ hoạt động đầu tƣ, khiến cho lƣợng tài sản ngắn hạn nhàn rỗi quá lớn và chỉ số thanh toán hiện hành luôn duy trì ở mức rất cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và năng lực cạnh tranh tại công ty tnhh thương mại dịch vụ tam hiệp (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)