Vấn đề thứ nhất: Các dòng tiền mặt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và năng lực cạnh tranh tại công ty tnhh thương mại dịch vụ tam hiệp (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY TAM HIỆP

2.2. Phân tích thực trạng doanh nghiệp

2.2.2. Vấn đề thứ nhất: Các dòng tiền mặt

Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản lưu động. Công ty phải có khả năng thanh toán nhất định để chi trả cho hoạt động thường ngày. Chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số tiền mặt sẽ giúp xác định khả năng

1 Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên 2015, truy cập tại http://www.vfc.com.vn/vfc/tin-chi-tiet/vi/bao-cao-thuong-nien/bao-cao-thuong-nien-2015, truy cập ngày 12/5/2019.

2 Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên 2016, truy cập tại http://www.vfc.com.vn/vfc/tin-chi-tiet/vi/bao-cao-thuong-nien/bao-cao-thuong-nien-2016, truy cập ngày 12/5/2019.

23

sử dụng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh chóng để bù đắp cho các khoản nợ ngắn hạn.

Chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)

Chỉ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, cũng như khả năng chi trả các chi phí hoạt động thường ngày của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng cao. Chính vì vậy, chỉ những tài sản có khả năng thanh khoản cao mới có thể đƣợc đƣa vào tính toán nhƣ tiền mặt (tài sản có tính thanh khoản cao nhất) và đầu tƣ tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ngắn hạn… có thời gian thu hồi dưới 01 năm).

Công thức tính:

Chỉ số tiền mặt (Cash Ratio)

Chỉ số tiền mặt biểu thị khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền mặt và chứng khoán khả mại.

Công thức tính:

Bảng 2.5: Bảng đánh giá chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số tiền mặt

2014 2015 2016

Tiền mặt 1,254,487,940 3,944,006,084 4,122,787,261

Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0 0

Chứng khoán khả mại 0 0 0

Nợ ngắn hạn 65,235,665 60,254,066 79,809,420 Chỉ số thanh toán nhanh

= Chỉ số tiền mặt 19.2 65.5 51.7

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối số phát sinh của Công ty Tam Hiệp giai đoạn 2014-2016)

24

Trong giai đoạn 2014-2016, Công ty Tam Hiệp không đầu tƣ vào các hoạt động tài chính vì vậy khoản đầu tƣ vào tài chính ngắn hạn cũng nhƣ đầu tƣ vào chứng khoán khả mại đều không phát sinh. Dẫn đến chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số tiền mặt mang cùng một giá trị.

Như đã đề cập ở trên, tác giả thực hiện so sánh một cách tương đối với Công ty VFC, đối thủ cạnh tranh của Công ty Tam Hiệp để đƣa ra góc nhìn khái quát hơn.

Bảng 2.6: Bảng so sánh chỉ số thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh 2014 2015 2016

Công ty Tam Hiệp 19.2 65.5 51.7

Công ty VFC 0.92 0.93 1.09

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.5 và Báo cáo thường niên năm 2015 và 2016 của Công ty VFC)

Nhìn chung, khi so sánh với doanh nghiệp lớn cùng ngành thì các chỉ số thanh toán của Công ty Tam Hiệp có giá trị khá cao. Lý do chính là vì Công ty Tam Hiệp dự trữ tiền mặt quá nhiều trong khi nhu cầu thanh toán các khoản nợ lại quá ít. Chỉ số thanh toán nhanh quá cao nhƣ Công ty Tam Hiệp cũng không phải là dấu hiệu tốt, các chỉ số này chứng tỏ rằng Công ty đang để tiền mặt nhàn rỗi quá nhiều, thể hiện sự yếu kém trong hoạt động quản trị tiền.

Các chỉ số có sự biến động lớn vào năm 2015 vì lƣợng tiền mặt năm 2015 đột ngột tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2014. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của lƣợng tiền tăng thêm này, tác giả đi vào phân tích biến động của việc phát sinh tiền mặt.

25

Bảng 2.7: Bảng biến động phát sinh tiền mặt

(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối số phát sinh của Công ty Tam Hiệp giai đoạn 2014-2016)

Năm 2015, Công ty Tam Hiệp có sự biến động đột biến về tiền mặt vì đây là thời điểm Ban giám đốc Công ty ra quyết định điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 1,200,000,000 đồng lên 4,500,000,000 đồng (tức tăng 3,300,000,000 đồng) bằng tiền mặt. Đồng thời Công ty cũng không có hoạt động đầu tƣ hay tài chính trong kỳ để sử dụng dòng tiền vào này nên khiến cho biến động tiền mặt của Công ty Tam Hiệp tăng kỷ lục trong năm 2015.

Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá hiệu quả quản trị tài sản lưu động của Công ty Tam Hiệp dựa trên số liệu thể hiện tại bảng cân đối số phát sinh và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chƣa đủ để đƣa ra kết luận. Cần phải xem xét đến các dòng tiền thực vào và ra để tiến hành phân tích, đánh giá khả năng thanh khoản của Công ty Tam Hiệp cũng như hiệu quả quản trị dòng tiền dựa trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow Statement).

Hơn nữa, hoạt động chủ yếu của Công ty Tam Hiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì vậy, chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động là chỉ số thích hợp để đánh giá khả năng kiểm soát dòng tiền của Công ty.

2014 2015 2016

Phát sinh nợ 9,802,709,862 13,312,604,679 10,509,963,083 Phát sinh có 9,911,943,943 10,623,086,534 10,124,572,034

Biến động phát sinh tiền mặt

= Phát sinh nợ - Phát sinh có (109,234,081) 2,689,518,145 385,391,049

(500,000,000) 0

500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000

- 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000

Bảng biến động phát sinh tiền mặt

26

Chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động (Short-term Debt Coverage)

Chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động sử dụng thông tin lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, cho biết khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu rất có ý nghĩa trong việc đo lường sức mạnh tài chính tự thân của doanh nghiệp mà không cần đến các nguồn tài sản bổ trợ khác nhƣ hoạt động đầu tƣ hoặc hoạt động tài chính.

Công thức tính:

Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu đánh giá dòng tiền từ hoạt động

2014 2015 2016

Dòng tiền hoạt động 190,237,434 (610,871,016) 412,626,632 Nợ ngắn hạn 65,235,665 60,254,066 79,809,420 Chỉ số dòng tiền

hoạt động 2.9 -10.1 5.2

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty Tam Hiệp giai đoạn 2014-2016)

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Tam Hiệp năm 2015 cao hơn năm 2014 là 179,243,314 đồng nhƣng do các chi phí dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên đồng thời 980,351,764 đồng nên khiến cho dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tam Hiệp kinh doanh mang giá trị âm. Đây là nguyên nhân chính khiến cho Ban giám đốc Công ty Tam Hiệp quyết định tăng vốn điều lệ thêm 3,300,000,000 đồng.

Công ty Tam Hiệp là một minh chứng điển hình cho loại hình doanh nghiệp

“cash holdings” (tạm dịch: “công ty chỉ nắm giữ tiền mặt”), là một công ty chỉ nắm giữ tiền mặt mà không tiến hành đầu tƣ vào bất kỳ kênh đầu tƣ sinh lợi nào khác.

27

Việc giữ một lƣợng tiền mặt lớn nhƣ vậy giúp Công ty nắm giữ một số lợi thế nhất định nhƣ:

- Có vị thế cao hơn trong việc đàm phán hợp đồng với nhà cung ứng: có thể đƣa ra các điều khoản chặt chẽ, có lợi hơn đối với Công ty.

- Đƣợc ƣu tiên cung ứng hàng hóa ngay khi có đơn đặt hàng.

- Có thể linh hoạt đầu tƣ ngay lập tức mà không cần chờ thời gian đáo hạn hoặc chờ thu hồi dòng tiền để giành thị phần hoặc tăng lợi thế cạnh tranh.

- Khả năng thanh toán nhanh các nghĩa vụ tài chính.

- Xây dựng uy tín và hình ảnh tốt đối với khách hàng, ngân hàng, các nhà đầu tư (nếu có) và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (ví dụ cơ quan Thuế).

- Ứng biến các tình huống bất ngờ, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.

Tuy nhiên, khi Công ty Tam Hiệp nắm giữ tiền mặt nhƣng không đầu tƣ sẽ mang lại nhiều bất lợi:

Quyết định tăng vốn của Hội đồng thành viên Công ty Tam Hiệp tuy rằng đã giúp Công ty linh hoạt trong việc thanh toán. Nhƣng thay vì sử dụng lƣợng tiền mặt này để đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ, các thị trường chứng khoán hoặc mở rộng kinh doanh để mang lại lợi nhuận thì Công ty chỉ cất giữ tiền – một loại tài sản không có khả năng sinh lời. Điều này ngƣợc lại có thể làm giảm giá trị của nguồn tiền do nguyên nhân lạm phát hoặc mất giá đồng tiền.

Các nguyên nhân đặt ra cho việc Công ty Tam Hiệp đang dự trữ tiền mặt nhiều hơn mức tối thiểu:

Khi giữ tiền nhiều hơn định mức tối thiểu, Công ty đã bỏ qua rất nhiều chi phí cơ hội từ việc đầu tƣ hoặc mở rộng kinh doanh, quảng cáo từ nguồn tiền nhàn rỗi trên. Những lý do có thể giải thích đối với vấn đề này là:

Một là, Ban giám đốc chƣa muốn phát triển do chƣa tìm đƣợc kênh đầu tƣ phù hợp và an toàn. Về bản chất, Công ty Tam Hiệp là một công ty gia đình quy mô nhỏ, trong đó các thành viên gia đình nắm giữ 100% vốn điều lệ, nên mục tiêu chính của Công ty là duy trì hoạt động ổn định hơn là đầu tƣ mạo hiểm.

28

Hai là, nguồn nhân lực không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển. Nhân lực chủ yếu Công ty cần hiện nay là nguồn lao động chân tay (kỹ thuật viên), không cần kinh nghiệm làm việc, trình độ trung hoặc sơ cấp để giảm chi phí lao động và đảm bảo sự ổn định về mặt nhân sự. Tuy nhiên, thị trường lao động Việt Nam hiện nay chủ yếu là lao động có trình độ cao từ đại học trở lên. Điều này gây ra trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng vì:

(i) Thứ nhất, lao động có trình độ cao thì yêu cầu mức lương cũng phải tương ứng với trình độ của họ. Nhưng công việc Công ty cần tuyển dụng chủ yếu là công việc chân tay, không cần thiết tuyển lao động trình độ cao.

(ii) Thứ hai, lao động có trình độ cao thường có xu hướng “nhảy việc” và ưa thích những công việc có khả năng thăng tiến. Tuy nhiên, do giới hạn về quy mô hoạt động nên đa phần nhân viên Công ty phải kiêm nhiệm nhiều vai trò khiến cho các chức danh trong Công ty Tam Hiệp không nhiều và các chức danh quan trọng đều do các thành viên gia đình đảm nhận.

Chính vì vậy, nhu cầu về con đường thăng tiến của nhân viên là điều Công ty Tam Hiệp chƣa đáp ứng đƣợc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và năng lực cạnh tranh tại công ty tnhh thương mại dịch vụ tam hiệp (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)